Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2018

đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018

Biểu đồ: Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo Quý

Tại Biểu đồ trên cho thấy tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2018, số lượng thành lập doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký trong Quý II có xu hướng tăng so với các Quý cùng kỳ trong giai đoạn 5 năm từ 2014 – 2018. So sánh giữa Quý II/2018 và Quý II/2014, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 2,0 lần, số vốn đăng ký tăng 2,8 lần và tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp tăng 1,4 lần. Như vậy, từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2015 đến nay, qua hơn 4 năm triển khai cho thấy tốc độ phát triển doanh nghiệp thực sự ấn tượng qua các Quý. 

Về số vốn đăng ký trong 6 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế là 1.841.190 tỷ đồng tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 648.967 tỷ đồng tăng 8,9% và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.192.223 tỷ đồng tăng 38,8% với21.377 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn tăng 18,1%.

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 6 năm 2018    

Trong tháng 6 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 12.209 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 132.108 tỷ đồng, tăng 10,7% về số doanh nghiệp và tăng 26,0% về số vốn đăng ký so với tháng 5 năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 6 đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 13,8% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 là 95.930 lao động, tăng 19,1% so với tháng trước.  

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6 trên cả nước là 2.725 doanh nghiệp, tăng 18,2% so với tháng 5 năm 2018.

II. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2018               

1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:     

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 64.531 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 648.967 tỷ đồng, tăng 5,3% về số doanh nghiệp và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 10,1 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm nay là 508.542 lao động, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký theo Quý

Thống kê theo Quý, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong Quý II/2018 là 37.746 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 370.478 tỷ đồng, tăng 40,9% về số doanh nghiệp và tăng 33,0% về số vốn đăng ký so với Quý I/2018; so với Quý IV/2017, tăng 14,8% về số doanh nghiệp và giảm 5,8% về số vốn đăng ký; so với Quý III/2017, tăng 15,5% về số doanh nghiệp và tăng 20,9% về số vốn đăng ký và so với cùng kỳ năm 2017, tăng 8,5% về số doanh nghiệp và tăng 12,9% về số vốn đăng ký.

– Theo quy mô vốn:

Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

Số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2018 tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 25,4%; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng tăng 8,1%;…quy mô vốn đăng ký từ 0-10 tỷ đồng có tỷ lệ tăng thấp nhất là 4,9%. Mặc dù, có tỷ lệ tăng thấp so với các quy mô vốn đăng ký khác nhưng quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng lại có số lượng đăng ký nhiều nhất là 57.860 doanh nghiệp chiếm 89,7% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.        

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ

Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2018 phân theo vùng lãnh thổ tại Bảng 2 cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở các khu vực trong cả nước đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có mức tăng cao nhất; xét về số vốn đăng ký thành lập mới, cả nước có ba khu vực là Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng về số vốn; về số lượng lao động đăng ký giảm ở tất cả các vùng, trong đó Trung du và miền núi phía Bắc có mức giảm mạnh nhất.

So sánh số lượng doanh nghiệp giữa các khu vực cho thấy, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất là 27.279 doanh nghiệp, chiếm 42,3% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước; tiếp đó là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 19.181 doanh nghiệp, chiếm 29,7% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước;… đây là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước khi chiếm tới 72,0% tổng số doanh nghiệp cả nước. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các khu vực khác với 1.570 doanh nghiệp, chỉ chiếm 2,4% trên tổng số doanh nghiệp.   

Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 292.533 tỷ đồng, chiếm 45,1% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 189.894 tỷ đồng, chiếm 29,3%tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 9.925 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,5% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Xét về quy mô vốn đăng ký, trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của vùng Đông Nam Bộ đạt 10,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng đạt 9,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 9,7 tỷ đồng/doanh nghiệp;… Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất đạt 6,3 tỷ đồng/doanh nghiệp.  

Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 169.931 lao động, chiếm 33,4% tổng số lao động đăng ký; khu vực Tây Nguyên có 10.953 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký ít nhất so với các khu vực còn lại, chỉ chiếm 2,2% tổng số lao động đăng ký.

Về quy mô lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm nay, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 12,6 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 11,6 lao động/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khu vực Đồng bằng Sông Hồng đạt 8,9 lao động/doanh nghiệp và khu vực Đông Nam Bộ đạt 5,6 lao động/doanh nghiệp, đây là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng xét quy mô lao động trên doanh nghiệp chỉ xếp thứ 4 và thứ 6 trong tất cả các khu vực.   

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo lĩnh vực hoạt động

Bảng 3 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 21.822 doanh nghiệp, chiếm 33,8% tổng số doanh nghiệp thành lập; Xây dựng có 8.714 doanh nghiệp, chiếm 13,5% tổng số doanh nghiệp thành lập; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 8.041 doanh nghiệp, chiếm 12,5% tổng số doanh nghiệp;…

Bên cạnh đó, tỷ lệ số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ ở 12/17 ngành, 5 ngành còn lại có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so cùng kỳ, gồm: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 13,7%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 10,1%;  Khai khoáng giảm 7,6%; Vận tải kho bãi giảm 6,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,0%.

Đánh giá hai tiêu chí về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động cho thấy trong 12/17 ngành có sự gia tăng doanh nghiệp thì ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 44,2%. 

Xét về số vốn đăng ký tại các ngành nghề, ngành Kinh doanh bất động sản có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 192.545 tỷ đồng, chiếm 29,7% trên tổng số vốn đăng ký;

Tiếp đến là Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 96.405 tỷ đồng, chiếm 14,9% trên tổng số; Xây dựng có 91.187 tỷ đồng, chiếm 14,1% trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 68.503 tỷ đồng, chiếm 10,6%;… Có 6/17 ngành nghề có số vốn đăng ký trong 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước.

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm nay, một số ngành có tỷ trọng cao như Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 59,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản đạt 58,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 18,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 17,9 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Về số lao động đăng ký tại các ngành cho thấy, một số ngành thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 164.706 lao động, chiếm 32,4% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 116.506 lao động, chiếm 22,9%trên tổng số; Xây dựng có 57.931 lao động, chiếm 11,4% trên tổng số;…

Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao, gồm có:

Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế với 20,5 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 12,1 lao động/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga là 11,7 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng là 11,4 lao động/doanh nghiệp;… Xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại về số lao động đăng ký nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành này lại giảm. 

2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:  

Trong 6 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 16.449 doanh nghiệp, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước.   

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ

Theo số liệu tại Bảng 4 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018 khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là 6.602 doanh nghiệp, chiếm 40,1% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tiếp đến đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 4.752 doanh nghiệp, chiếm 28,9% trên tổng số doanh nghiệp; khu vực Tây Nguyên có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thấp nhất là 546 doanh nghiệp, chiếm 3,3% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2017 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm ở 02 khu vực là Trung du và miền núi phía Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long với tỷ lệ giảm lần lượt là 7,0% và 2,6%.  

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 5. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

Thống kê số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2018 phân theo lĩnh vực cho thấy, lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động chủ yếu tập trung ở các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 5.934 doanh nghiệp, chiếm 36,1% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 2.569 doanh nghiệp, chiếm 15,6% trên tổng số doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.202 doanh nghiệp, chiếm 13,4% trên tổng số doanh nghiệp.     

So với cùng kỳ năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, trong 6 tháng đầu năm tại một số ngành giảm, cụ thể: Khai khoáng có 168 doanh nghiệp, giảm 2,9%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 785 doanh nghiệp, giảm 1,5% và Hoạt động dịch vụ khác có 234 doanh nghiệp, giảm 1,3%;… Một số ngành có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái như Kinh doanh bất động sản (45,9%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (37,1%); Giáo dục và đào tạo (28,5%).     

3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 6 tháng đầu năm 2018   

– Về tình hình chung:  

Trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 17.984 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2017.

– Theo quy mô vốn:

Bảng 6. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018 theo quy mô vốn

Theo số liệu thống kê tại Bảng 6, trong 6 tháng qua các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 47,2% với 78 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng có 650 doanh nghiệp, tăng 40,7%; từ 0-10 tỷ đồng có 16.830 doanh nghiệp, tăng 24,6%; từ 50-100 tỷ đồng có 108 doanh nghiệp, tăng 24,1% và từ 20-50 tỷ đồng có 318 doanh nghiệp, tăng 20,9%.

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 7. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)

tạm ngừng kinh doanh đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018

Trong 6 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tập trung phần lớn ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ, cả hai chiếm tỷ trọng 65,9% so với cả nước. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ít nhất so với các khu vực khác, chiếm 3,6% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Về tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, trong 6 tháng đầu năm cho thấy tăng ở tất cả các khu vực so với cùng kỳ năm 2017, trong đó các khu vực có mức tăng cao là: Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh lớn nhất là 36,8%; Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cùng tăng 31,0%;…

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 8. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018 theo lĩnh vực hoạt động

Trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 7.056 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 39,2% trên tổng số; Xây dựng có 2.745 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 15,3%trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.241 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,5% trên tổng số;… Về tỷ lệ tăng/giảm so với cùng kỳ 2017; thì chỉ có duy nhất ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là có tỷ lệ giảm (9,2%); tất cả các ngành còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng; so với cùng kỳ năm ngoái.

4. Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 6 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:  

Về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 6 tháng đầu năm; cho thấy cả nước có 34.819 doanh nghiệp, tăng 48,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 6 tháng tăng cao; do hiện nay cả nước đang triển khai công tác chuẩn hóa làm sạch dữ liệu; nhằm loại bỏ các doanh nghiệp; đã thành lập từ rất lâu nhưng không còn hoạt động. Việc loại bỏ các dữ liệu doanh nghiệp không còn hoạt động; nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch hơn về thông tin; và trong thời gian tới, công tác này còn được đẩy mạnh hơn nữa.

– Theo quy mô vốn:

Bảng 9. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn

Theo số liệu thống kê tại Bảng 9, trong 6 tháng đầu năm 2018 tất cả các quy mô vốn; đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng; có tỷ lệ tăng lớn nhất là 62,1% và quy mô vốn trên 100 tỷ đồng; có tỷ lệ thấp nhất là 35,2%.        

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 10. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)

đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018 theo vùng lãnh thổ

Qua số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tập trung phần lớn ở vùng Đồng bằng Sông Hồng; (15.827 doanh nghiệp) chiếm 45,5% và vùng Đông Nam Bộ (11.034 doanh nghiệp) chiếm 31,7%; so với tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước.  

Về tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; trong 6 tháng đầu năm nay tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy, khu vực Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ; và duyên hải miền Trung có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng cao lần lượt là 100% và 77,2%.       

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 11. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tại các ngành cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số doanh nghiệp; tạm ngừng hoạt động lớn nhất chiếm 35,4% trên tổng số; tiếp đến là ngành Xây dựng chiếm 15,1%; ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 13,0% trên tổng số; ngành Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác chiếm 6,1%. Còn tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2018; tăng ở tất cả các ngành so với cùng kỳ năm ngoái. 

5. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:     

Về số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm 2018; của cả nước là 6.629 doanh nghiệp tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2017.    

– Theo quy mô vốn:    

Bảng 12. Số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)

Thống kê theo quy mô vốn cho thấy, trong 6 tháng đầu năm tất cả các quy mô vốn; đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Về số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ; dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,3% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.  

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 13. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ

tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tại các khu vực trong cả nước; thì khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể lớn nhất chiếm 37,9%; trên tổng số doanh nghiệp giải thể; tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm 23,5% trên tổng số doanh nghiệp giải thể.  

Về tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017; thì chỉ có 02 khu vực là Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ giảm; các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng. Xét hai tiêu chí giải thể gồm số lượng và tỷ lệ tăng/giảm so cùng kỳ; thì về số lượng, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể nhiều nhất; nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể; so với cùng kỳ năm ngoái thì khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; có tỷ lệ tăng mạnh nhất so với các khu vực khác.    

– Theo lĩnh vực hoạt động:          

Bảng 14. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu 2018

Số liệu tại Bảng 14 cho thấy, doanh nghiệp giải thể; tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 2.538 doanh nghiệp, chiếm 38,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 934 doanh nghiệp, chiếm 14,1%; Xây dựng có 707 doanh nghiệp, chiếm 10,7%. 

Về tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017; thì các ngành có tỷ lệ giảm gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 27,4%; Khai khoáng giảm 19,4%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga giảm 4,2%; Vận tải kho bãi giảm 2,8%. Các ngành, nghề còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2017.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!