Tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh

tìm hiểu quyền tự do kinh doanh

Phỏng vấn Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng ĐKKD tỉnh Hải Dương (Quyền tự do kinh doanh)

Dự kiến trong tháng 10/2014, Quốc hội sẽ thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi với rất nhiều điểm mới mang tính đột phá, trong đó nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh của mọi người. Để tìm hiểu thêm về quyền này, dưới góc độ của người từng trải qua hoạt động tại doanh nghiệp, hiện thường xuyên tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, chúng tôi có bài phỏng vấn Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng ĐKKD tỉnh Hải Dương, người đã trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hai luật quan trọng này. 

Phóng viên (PV): Với tư cách là người trực tiếp cấp đăng ký cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, ông có suy nghĩ như thế nào về việc Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư trong đó liên quan đến quyền tự do kinh doanh?

Ông Lê Xuân Hiền (LXH): Thông qua nhiều kênh thông tin, nhất là qua các phương tiện thông tin đại chúng, thời gian vừa qua, chúng ta đã nghe rất nhiều về quyền tự do kinh doanh, về nguyên tắc hiến định mọi người được làm những gì mà pháp luật không cấm, trong đó có một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm là có ghi hay không ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCN ĐKKD) mà nay là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN).

Nhiều người, trong đó có tôi, đã nhiều lần, thông qua các cuộc họp, đóng góp ý kiến.v.v., ủng hộ cho phương án không ghi ngành nghề kinh doanh.

Việc không ghi ngành nghề kinh doanh trong GCN ĐKKD (ĐKDN) thể hiện cụ thể quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.v.v. Nhiều doanh nghiệp thở phào nhẹ nhõm khi không phải đăng ký rất nhiều ngành, nghề sẵn (có doanh nghiệp đến 4-5 trang giấy khổ A4 ngành, nghề kinh doanh), phòng ngộ nhỡ thiếu .v.v. 

Ngược lại, những người chưa ủng hộ cũng còn không ít những trăn trở, suy tư chính đáng. Họ cho rằng, không ghi ở chỗ này có khi lại phải ghi ở chỗ khác, mà ghi như hiện nay chỉ là đăng ký còn dễ chán chứ sau này cứ mỗi lần ghi là một dạng xin phép hay cấp phép thì còn dễ như hiện nay không? Rồi không ghi ngành, nghề trong Giấy chứng nhận thì Nhà nước biết thế nào mà thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp?

ủng hộ cho phương án không ghi ngành nghề kinh doanh
Ủng hộ cho phương án không ghi ngành nghề kinh doanh

Rồi sẽ phải sửa hàng loạt Luật khác khi các Luật đó hiện đang quy định là căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh ghi trong GCN ĐKKD để từ đó cấp các điều kiện kinh doanh khác.

Có người sợ quy định quá thông thoáng (theo họ hiện giờ là đã thoáng lắm rồi) dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để kinh doanh ngành, nghề có điều kiện (không cấm, nhưng có điều kiện, thậm chí nhiều điều kiện) như việc Doanh nghiệp (DN) đầu tư mở karaoke, vũ trường .v.v. nhưng sau này bị cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, xử phạt thì họ trả lời là ngành, nghề này có cấm đâu? 

Một số người khác lại cho rằng, ghi hay không ghi ngành, nghề trong GCN ĐKKD (ĐKDN) cũng không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp và điều này mang tính chất kỹ thuật nhiều hơn là pháp lý. Lý do là vì theo dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm 2005) thì mặc dù trong Giấy CN ĐKDN không ghi ngành, nghề kinh doanh nhưng trong hồ sơ của doanh nghiệp nộp về phòng ĐKKD vẫn ghi ngành, nghề.

Và mỗi khi doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề nào đó mà chưa ghi trong hồ sơ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải có thông báo cho cơ quan ĐKKD trước khi kinh doanh. Rồi vai trò giám sát của cộng đồng, của công đoàn, người lao động, của các hội, hiệp hội ngành nghề, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, .v.v. đối với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? 

đối với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào
Đối với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào

Bất cứ sự tự do (của cá nhân, của doanh nghiệp .v.v.) đạt đến mức nào đi nữa cũng không được ảnh hưởng đến sự tự do, quyền lợi của người khác và quyền lợi chung của cả cộng đồng, đều không bao giờ tách rời và được đảm bảo bởi nhiều sự giám sát, không chỉ là sự giám sát của Nhà nước.

Vì vậy, tôi tin rằng, về việc có ghi hay không ghi ngành, nghề kinh doanh trong GCN ĐKDN thì cả người ủng hộ, không ủng hộ hay có ý kiến khác đều có những lý do đáng trân trọng, và họ có tâm huyết, có quan tâm thì mới có trăn trở, mới đóng góp ý kiến.

Điều quan trọng hơn nữa là sau này, dù Quốc hội có thông qua phương án nào đi chăng nữa (có ghi hay không ghi và các điều khoản cởi mở khác nữa) thì chúng ta cũng đã lường định được các tác động tích cực cũng như tiêu cực của phương án đó và sẵn có các giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực. Như thế nghĩa là rất cần phải bàn luận thấu đáo, tìm kiếm sự đồng thuận cao để đưa ra những giải pháp phù hợp, thuận lợi nhất, tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, chính điều đó là tốt cho đất nước, cho nhân dân. 

PV: Hóa ra, một việc tưởng nhỏ là có ghi hay không ghi (ngành, nghề) cũng phức tạp và có tác động lớn đến thế. Như vậy, ông có thể nêu khái quát về quyền tự do kinh doanh quy định trong Hiến pháp? 

khái quát về quyền tự do kinh doanh
khái quát về quyền tự do kinh doanh

Ông LXH: Điều 57 của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi và bổ sung năm 2001) ghi nhận cụ thể về quyền tự do kinh doanh như sau: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. 

Theo quy định này, quyền tự do kinh doanh của công dân được tiếp cận theo hướng công dân được phép làm những gì pháp luật cho phép, chứ không phải là được làm những gì pháp luật không cấm.  

Điều 33 Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã thay đổi cách tiếp cận trên thông qua quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây là thay đổi hết sức quan trọng về nội dung trong cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh. Xét về góc độ đối tượng thì Hiến pháp 1992 chỉ quy định là công dân có quyền, còn hiến pháp 2013 quy định là mọi người có quyền, rộng hơn rất nhiều.

Xét về góc độ phạm vi hoạt động, Điều 33 của Hiến pháp 2013 được hiểu rộng theo hướng doanh nghiệp có quyền làm những gì pháp luật không cấm thay vì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Tuân thủ Điều 33 này, nghĩa vụ của Nhà nước là phải đưa ra danh mục các ngành, nghề cấm để mọi người thực hiện quyền kinh doanh tự do, ngoại trừ cái cấm đó. Thay đổi hết sức quan trọng này đương nhiên dẫn đến việc phải thay đổi tương ứng các quy định của pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp.  

PV: Như vậy, quyền tự do kinh doanh đã được quy định rất rõ, nhưng hiểu và thực hiện được quyền đó như thế nào cũng là điều tối quan trọng. Dưới góc độ của người đã từng trải qua hoạt động tại doanh nghiệp, hiện lại làm công tác đăng ký kinh doanh, Ông có thể giải thích một cách đơn giản nhất về quyền tự do kinh doanh để những người “ngoại đạo” như chúng tôi dễ hiểu nhất? 

thực hiện quyền tự do kinh doanh
thực hiện quyền tự do kinh doanh

Ông LXH: Đúng vậy, có hiểu được quyền thì mới có cơ hội thực thi quyền đó nhiều nhất, tốt nhất và quan trọng hơn là đúng nhất.

Quyền lợi của người này luôn là nghĩa vụ của người khác và ngược lại. Điều cần nhấn mạnh là hầu như quyền lợi nào cũng gắn liền với nghĩa vụ. 

Để giải thích cho đơn giản và dễ tiếp cận cho mọi người, tôi hay lấy ví dụ so sánh một doanh nghiệp và một chiếc ô tô. Vẫn biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng, ví dụ này cũng có phần khiên cưỡng, nhất là khi so sánh sự tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp, một pháp nhân. Chúng tôi hay ví “pháp nhân” là “con người” do pháp luật sinh ra, có đời sống phong phú, phức tạp, nhiều mối quan hệ không kém gì một thể nhân, tức là con người tự nhiên – tự nhiên thân, với một vật cụ thể như một chiếc ô tô. Tuy nhiên, việc so sánh này cũng có thể giúp sáng tỏ một vài điểm chính. 

PV: Cụ thể thế nào thưa ông? 

Ông LXH: Đơn giản thế này, về quyền tự do mua sắm, thành lập (thậm chí là cho, tặng, thừa kế…), đối với chiếc xe ô tô, có thể được cho, tặng, thừa kế…, hoặc với hầu hết những ai có tiền và muốn có xe ô tô là mua được (Quyền tự do kinh doanh).

Thủ tục mua xe thì quá đơn giản, thậm chí chỉ cần “gần” muốn là đã có người bán rồi vay thế chấp. Mà khi mua thì ai cũng muốn mua với giá rẻ nhất, nhanh nhất

Đối với DN, trừ rất ít một số đối tượng bị cấm thành lập, quản lý DN, còn lại với bất cứ ai có tiền (thậm chí không có tiền mà có ý tưởng kinh doanh tốt, khi đó người ta sẽ kêu gọi người khác đầu tư với mình, hoặc đi vay) để SX-KD và muốn có DN là sẽ có, hoặc cũng có thể được cho, tặng, nhận thừa kế. Thủ tục ngày một đơn giản, thậm chí có thể nói, muốn là có ngay, chưa bao giờ đơn giản như bây giờ, cũng với giá rẻ nhất, nhanh nhất. 

Về quyền định đoạt số phận, hoạt động SX-KD…, đối với chiếc xe ô tô, cá nhân có toàn quyền sở hữu về tài sản (thích đi đâu thì đi, thích để ngắm thì để ngắm, thích cho thì cho…). Đối với DN, DN có các quyền của chủ sở hữu DN: chủ động trong hoạt động SX-KD, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn kinh doanh, sử dụng, huy động vốn, phân chia lợi nhuận.v.v.

DN có các quyền của chủ sở hữu DN
Về quyền tự do điều khiển, điều hành,đối với chiếc xe ô tô, có người sắm ô tô rồi tự lái, nhưng cũng có nhiều người thuê lái xe riêng.

Một số lời khuyên về kinh doanh cho rằng, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn nên thuê lái xe riêng để vừa an toàn, vừa rảnh đầu óc để nghe điện thoại, suy nghĩ, giải quyết công việc .v.v. Việc thuê lái xe riêng tưởng là tốn kém nhưng thực ra lại hiệu quả hơn nhiều so với việc tự lái.

Đối với DN, tương tự, có nhiều người thành lập DN và trực tiếp; là người đại diện theo pháp luật, người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của DN luôn. Điều này có thể phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tuy vậy sẽ là không phù hợp lắm khi doanh nghiệp ngày một lớn lên. Nhiều chủ DN nhỏ và vừa không tách bạch giữa quản lý, quản trị; và điều hành nên lãnh đạo DN luôn bù đầu giải quyết sự vụ; ít có thời gian mà nghĩ đến chiến lược lâu dài .v.v. Lâu dần, chúng ta phải tạo ra thói quen tách bạch các hoạt động quản trị; với quản lý DN với sự tư vấn thường xuyên, trực tiếp của các Luật sư. Với DN lớn, người đại diện pháp luật thường là người làm công ăn lương của chủ DN.

Về quyền tự do đi lại, hay tự do kinh doanh, đối với chiếc xe ô tô; được đi bất cứ đâu mà chủ xe muốn, miễn là không được đi vào đường cấm.

Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô; chỉ cần ghi tên người chủ, loại xe, biển số, ngày đăng ký, có ghi; là được hay không được hay chỉ được đi đoạn đường nào đâu? Mà ghi làm sao xuể được?

Tuy vậy, rõ ràng, trước khi khởi hành, đi đường nào, đi như thế nào, người lái xe nào; cũng đều tự tìm hiểu để chấp hành đúng pháp luật (để đi đến nơi về đến chốn; một cách nhanh chóng nhất, an toàn, để không bị phạt, để không bị tai nạn .v.v.). Đường đèo, đường núi, đường xa, đường lạ .v.v. thì người lái càng phải cảnh giác cao độ hơn… Lúc đấy ai bảo là tự do, là vô tư nữa đâu nào? Căng thẳng lắm ấy chứ… Mà lượng sức mình, mới tập lái; thì đừng đi mấy cái đường xa, lạ, trơn, trượt, dốc, vượt… đó nữa.

– Đối với DN, DN được kinh doanh bất cứ ngành, nghề gì miễn không phải là ngành, nghề bị cấm. Tương tự, Giấy CN ĐKDN cũng chỉ cần ghi tên DN, tên chủ của nó; trụ sở ở đâu, vốn liếng thế nào, người đại diện theo pháp luật của công ty.v.v. Mà không cần ghi kinh doanh ngành, nghề gì vào Giấy chứng nhận ĐKKD. Tuy vậy, điều vô cùng hệ trọng là, trước khi kinh doanh ngành, nghề gì; thì những người chủ doanh nghiệp và người điều hành; phải tự tìm hiểu xem mình có thể kinh doanh lĩnh vực đó được không; từ đó chấp hành đúng theo pháp luật.

Ví dụ anh ta và một phần của anh ấy (trực tiếp hay qua thông tin khai báo trên mạng điện tử.vv); kết cấu với nhau

Doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh xăng dầu hay không? Nếu có thì phải đăng ký với Sở này. Rồi sau đó, phải tìm hiểu một loạt các điều kiện khác; như về môi trường, PCCC, kiểm định cây xăng, chế độ, chính sách về thuế, về lao động… khi kinh doanh mặt hàng này, để đăng ký (hay không đăng ký; nhưng phải tuân thủ) đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

          PV: Quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh được hiểu như thế nào? Có gắn với nghĩa vụ gì không, hay cứ có xe; là phi ra đường muốn đi thế nào thì đi; và cứ có doanh nghiệp muốn hoạt động thế nào tùy ý mình?

Ông LXH: Bất cứ quyền nào cũng gắn với nghĩa vụ.

Đối với chiếc xe ô tô, người điều khiển xe ô tô đi vào đường nào; đều phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định theo con đường (cụ thể) đó; và các quy định chung khác. Thường thì có rất nhiều quy định, từ tốc độ, còi, đèn, vạch chỉ đường, biển báo… Chưa kể bản thân người lái xe phải có bằng lái phù hợp, tỉnh táo; không được say bia, rượu, dùng chất kích thích… Nếu không tuân thủ thì người điều khiển phương tiện; sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái, thậm chí có thể còn bị tai nạn.v.v. 

Đối với DN, rất giống với điều khiển một chiếc xe ô tô (đương nhiên là phức tạp hơn rất nhiều).

Những người chủ doanh nghiệp và những người liên quan đến DN luôn; phải tuân theo khá nhiều các quy định của pháp luật; về điều kiện kinh doanh khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể. Ví dụ: muốn kinh doanh xăng dầu (rõ ràng đây không phải là ngành, nghề kinh doanh bị cấm); thì cần tuân theo rất nhiều điều kiện như đã nêu ở trên. Chứ không phải là xăng dầu là ngành nghề kinh, doanh không bị cấm; thì doanh nghiệp cứ có đất, có tiền nếu muốn là ta mở được cây xăng.

          Với nhiều ngành, nghề kinh doanh mà không cần phải xin phép hay không; cần được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp; vẫn phải đương nhiên chấp hành không ít những quy định của pháp luật; như đảm bảo về chất lượng, số lượng sản phẩm, pháp luật về thuế, môi trường, lao động, bảo hiểm; hay luật sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, đảm bảo sự hoạt động; của các tổ chức đoàn thể như công đoàn…

          PV: Việc không chấp hành các quy định của pháp luật, theo ông có nguy hiểm không?

          Ông LXH: Có chứ. Luôn đầy rẫy nguy hiểm rình rập (Quyền tự do kinh doanh).

          Đối với chiếc xe ô tô, hậu quả của việc không tuân thủ các quy định của pháp luật; khi tham gia giao thông đã quá rõ ràng, mỗi ngày; có đến hơn 30 người sáng đi, chiều không bao giờ về nữa. Mỗi năm cả nước có trên 1 vạn người chết, thiệt hại tính bằng tỷ đô la; có những thiệt hại thậm chí mãi mãi không đo đếm được.v.v.

          Đối với DN, cũng tương tự như vấn đề giao thông khi không chấp hành đúng luật. Có quá nhiều doanh nghiệp rơi vào tranh chấp nặng nề, nợ nần; đến mức phá sản, thành lập được vài hôm thì bỏ, thậm chí đầu tư; mà không thể sử dụng được (như việc đầu tư cây xăng sai quy hoạch nêu ở trên.v.v.). Tuy vậy, khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều; so với điều khiển một chiếc ô tô, vì không chỉ đúng luật; DN còn có phải tầm nhìn, chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn.v.v. Thất bại từ đầu tư kiểu phong trào như các loại cây, con rau, củ quả, thậm chí; là chứng khoán, vàng, nhà máy thép, cảng sông, biển… là minh chứng. Cũng còn rất nhiều thất bại khác, nguyên nhân cũng đa dạng khác nhau.

          PV: Ông có thể nói thêm về nguyên nhân “tai nạn” được không?

Ông LXH: Như tôi đã nói, nguyên nhân thì có nhiều và cũng đa dạng.

Đối với chiếc xe ô tô, có phải là do bây giờ sắm một phương tiện giao thông; quá dễ dàng (muốn là được) là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông hay không? Nghĩa là quá nhiều ô tô, xe máy… thì chắc chắn sẽ nhiều tai nạn; hơn hẳn thời đi bộ, đi xe ngựa? Rõ ràng thời đi bộ, đi xe ngựa; thì làm gì có tai nạn giao thông chết cả chục người một lúc?

Hay ta cấm mua ô tô, xe máy? Dù lập luận trên cũng có ý đúng, nhưng rõ ràng; không thể vì tai nạn mà hạn chế quyền tự do đi lại của người dân; quay trở lại đi xe ngựa được. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm làm cho những tai nạn đó giảm đi; trong đó quan trọng nhất, quyết định nhất chính là ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ; tuân thủ pháp luật của những người trực tiếp tham gia giao thông, điều hành giao thông… 

Đối với DN, tương tự như vậy, có phải bây giờ thành lập một DN dễ dàng quá nên đầy rẫy DN vi phạm (Quyền tự do kinh doanh)?

Hay chúng ta phải quay trở lại thời xưa; (như ý kiến của một số người là phải thẩm định vốn; thẩm định nhân thân, thẩm định phương án kinh doanh, thẩm định trụ sở…). Nghĩa là giống như tai nạn giao thông, phương tiện ít thì rõ ràng, tai nạn sẽ ít? DN ít thì chắc chắn sẽ ít phức tạp, ít giải thể, phá sản, ít tranh chấp…??? Vậy chúng ta đang có quá ít hay quá nhiều DN? Để so sánh, Việt Nam chúng ta cứ khoảng 180 người mới có một DN; ở nhiều quốc gia phát triển; thì con số này là 20 người, thậm chí gần như mỗi một gia đình có một DN.

Rõ ràng, không thể vì có DN vi phạm mà hạn chế quyền tự do kinh doanh của mọi người. Có thể khẳng định, sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào; cũng gắn liền với sự lớn mạnh không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp bản địa, cần đông về số lượng, mạnh về chất lượng. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm làm cho những vi phạm (nếu có) giảm đi. Trong đó quan trọng nhất, quyết định nhất chính là ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ; tuân thủ pháp luật của những người chủ DN, những người điều hành; và liên quan đến DN, sự giám sát của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, đoàn thể ngay; tại DN, người lao động .v.v.

PV: Như vậy, theo ông, giải pháp chính là gì?

Còn đối với DN, Nhà nước phải đề ra luật lệ rõ ràng; thực hiện nghiêm minh, minh bạch, công khai mọi điều kiện kinh doanh (hoặc không có điều kiện); để người dân, doanh nghiệp biết, hiểu, hưởng hết quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ (Quyền tự do kinh doanh).

Nhà nước cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, có giải pháp hữu hiệu; để đẩy mạnh giám sát mạnh mẽ của cộng đồng, của công đoàn, người lao động; của các hội, hiệp hội ngành nghề, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng… đối với hoạt động của DN, đồng thời xây dựng; và vận hành cơ chế hậu kiểm DN thực sự hiệu quả; theo nguyên tắc “buông mà nắm, nắm mà buông”.

Về phía DN, phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện quyền tự do của mình; khi tự nguyện tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật, không ảnh hưởng đến; sự tự do, quyền lợi của người khác và quyền lợi chung của cả cộng đồng.   

PV: Trân trọng cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn; với nhiều thông tin rất hữu ích. Hy vọng sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chính thức; được thông qua, chúng ta tiếp tục có cơ hội trao đổi; về các đổi mới quan trọng, đột phá, đặc biệt là việc triển khai thực thi đạt hiệu quả cao; hai đạo luật quan trọng nhất đối với hoạt động của DN này.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang