Tìm hiểu về Diễn đàn Đăng ký kinh doanh thế giới

diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới

Diễn đàn Đăng ký kinh doanh thế giới (tên tiếng Anh là Corporate Registers Forum, viết tắt là CRF) là diễn đàn được thành lập dành cho các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp và về đăng ký kinh doanh trên khắp thế giới vì mục đích vô vị lợi. Mục tiêu của Diễn đàn này là mang đến cho các nhà quản lý cơ hội tiếp cận những tiến bộ mới nhất trong đăng ký kinh doanh và chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn về việc điều hành hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh tại các quốc gia là thành viên.

1. Thông tin tổng quát về Diễn đàn Đăng ký kinh doanh thế giới

a) Về lịch sử hình thành

Diễn đàn Đăng ký kinh doanh thế giới được hình thành và phát triển từ Diễn đàn cơ quan đăng ký kinh doanh khu vực Thái Bình Dương (APCRF) trên cơ sở ý tưởng đề xuất từ năm 1999 và đến tháng 2 năm 2003 được chính thức khai mạc kỳ họp đầu tiên do Bộ Phát triển Kinh tế và Phòng Quản trị Doanh nghiệp New Zealand tổ chức với sự tham gia của 13 quốc gia

Sau sự thành công vang dội của Diễn đàn APCRF lần thứ nhất

Diễn đàn APCRF lần thứ hai tháng 3 năm 2005 do Australia tổ chức tại Melbourne đã thống nhất đổi tên APCRF thành CRF và quyết định tổ chức định kỳ hàng năm tại các quốc gia là thành viên. Diễn đàn lần thứ hai có 12 thành viên sáng lập là Australia, Canada, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Mauritius, New Zealand, Pakistan, Samoa, Singapore, Vương quốc Anh và Vanuatu. Tại Diễn đàn lần thứ ba tổ chức tại Hồng Kông năm 2006, Đại hội thành viên thống nhất đăng ký Diễn đàn theo Luật Doanh nghiệp của Hồng Kông với loại hình là tổ chức phi lợi nhuận.

Tháng 3 năm 2011, Malawi trở thành thành viên thứ 38 của Diễn đàn và là quốc gia thứ 6 tại Châu Phi tham gia Diễn đàn này. Trong đó, các quốc gia có thứ hạng cao về chỉ số xếp hạng của Doing Business (do Ngân hàng Thế giới đánh giá hàng năm) đều là thành viên tích cực của Diễn đàn này, như Canada, Singapore, Australia, Hồng Kông, New Zealand, Anh, v.v… Trải qua 11 lần tổ chức CRF tại 10 quốc gia thành viên, đến nay, số thành viên chính thức tham gia Diễn đàn này là 47 quốc gia.

sau sự thành công vang dội của diễn đàn đăng ký kinh doanh lần thứ nhất
Sau sự thành công vang dội của diễn đàn đăng ký kinh doanh lần thứ nhất

b) Về cơ cấu tổ chức

Diễn đàn Đăng ký kinh doanh thế gới được điều hành bởi Ban Chấp hành theo nhiệm kỳ một năm và các thành viên Ban Chấp hành được lựa chọn tại các kỳ Đại hội thành viên thường niên. Hàng năm, Đại hội thành viên được tổ chức bởi một quốc gia đăng cai để cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm về đăng ký doanh nghiệp và cùng thống nhất các quyết định quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Diễn đàn.

Cũng tại mỗi kỳ đại hội, Ban Chấp hành sẽ quyết định quốc gia thành viên sẽ đăng cai tổ chức đại hội cho năm tới. Tại nhiệm kỳ 2014-2015, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được lựa chọn là quốc gia đăng cai tổ chức Đại hội năm 2015 tại thành phố Abu Dhabi do Bộ Phát triển Kinh tế (Abu Dhabi Department of Economic Development) chủ trì.

Ban Chấp hành bao gồm:

Một Chủ tịch, một Giám đốc, từ 1-9 Uỷ viên, một Thư ký và một Thủ quỹ. Giám đốc, Thư ký và Thủ quỹ đều là những thành viên nhưng không có quyền biểu quyết. Các ứng viên tham gia đề cử vào Ban Chấp hành phải là thành viên của Diễn đàn. Chủ tịch Ban Chấp hành và các thành viên Ban Chấp hành được bầu theo số đông phiếu bầu do các thành viên trong Đại hội thành viên thường niên bầu ra.

sơ đồ minh hoạ cơ cấu tổ chức của CRF
Sơ đồ minh hoạ cơ cấu tổ chức của CRF

Thành viên của CRF là các cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính công chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp hoặc ban hành các quy định quản lý doanh nghiệp tại các quốc gia. Các thành viên tham dự Đại hội có quyền biểu quyết thông qua các quyết định của Ban Chấp hành. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của Diễn đàn còn bao gồm các Quan sát viên là thành viên dự bị đang trong quá trình được xét duyệt là thành viên chính thức. Các Quan sát viên có quyền tham dự Đại hội thường niên nhưng không có quyền tham gia biểu quyết tại Đại hội.

c) Về quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên Diễn đàn

Thành viên của Diễn đàn có các quyền lợi cơ bản sau:

  • Tham gia trao đổi thông tin, kinh nghiệm thực tiễn trong đăng ký doanh nghiệp và được cập nhật các báo cáo đánh giá mới nhất về xu hướng phát triển của cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Tiếp nhận sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ, quy trình quản lý, các cải tiến công nghệ mới nhất trong đăng ký doanh nghiệp;
  • Chủ động tham gia hoặc chấm dứt là thành viên Diễn đàn mà không chịu bất cứ sự ràng buộc nào. 

Nghĩa vụ của thành viên Diễn đàn:

  • – Thực hiện đúng các nội quy của Diễn đàn;
  • – Đóng lệ phí thành viên một cách đầy đủ, đúng thời hạn.

2. Điều kiện và quy trình đăng ký thành viên Diễn đàn

a) Điều kiện và cơ hội đối với thành viên

Căn cứ quy định về thành viên thì các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về đăng ký kinh doanh tại các quốc gia có đủ điều kiện là thành viên Diễn đàn. Như vậy, việc tham gia là thành viên của CRF sẽ tạo điều kiện để quốc gia đó tiếp cận nhiều thông tin và kinh nghiệm có giá trị của các quốc gia khác về đăng ký và quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là của các quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi.

b) Quy trình đăng ký là thành viên Diễn đàn

Quy trình đăng ký thành viên gồm 3 bước:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh điền thông tin; vào Mẫu đơn gia nhập Diễn đàn và gửi đến Thư ký của Ban Chấp hành.
  • Thư ký tổng hợp các hồ sơ đăng ký và xin xét duyệt của Ban Chấp hành.
  • Sau khi được Ban Chấp hành chấp thuận là thành viên chính thức; cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm nộp ngay lệ phí thành viên.

Lệ phí thành viên hàng năm được xem xét, thay đổi tại các kỳ Đại hội thành viên thường niên; và phải đóng trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. Hiện tại, mức lệ phí đăng ký cho mỗi thành viên là US$412,8.

Tại mỗi kỳ hội nghị CRF, mỗi cá nhân tham gia hội nghị đều phải đóng phí tham dự. Mức phí này được xác định thay đổi hàng năm; tuỳ thuộc vào địa điểm tổ chức và do Ban Chấp hành công bố.

3. Sự tham gia của Việt Nam tại Diễn đàn

Hội nghị được tổ chức thường niên từ năm 2005 đến nay và hàng năm; thu hút được rất nhiều quốc gia tham dự; kể cả các quốc gia chưa đăng ký là thành viên chính thức.

Việt Nam tuy chưa là thành viên chính thức nhưng đã nhận thức rất sớm; về tầm quan trọng của việc cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Mặc dù chưa được bố trí nguồn kinh phí hàng năm từ Ngân sách Nhà nước; cho việc tham dự Diễn đàn này, nhưng với vai trò; là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đã rất nỗ lực trong việc huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ kỹ thuật; để đăng ký tham gia với vai trò là quan sát viên tại 05 kỳ hội nghị; của Diễn đàn vào các năm 2007, 2011, 2012, 2013 và 2014.

Với sự tham gia và đóng góp ý kiến nhiệt tình; của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; Việt Nam đã nhận được những lời động viên của các quốc gia; về việc sớm trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn.

Trên cơ sở tích luỹ, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia thành viên CRF, thời gian qua; Việt Nam đã có những bước tiến đột phá, vững chắc; và đạt được những thành quả đáng ghi nhận; trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.

Một số kết quả chính mà Việt Nam đã đạt được thông qua Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia gồm:

(i) hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký doanh nghiệp; (ii) xây dựng Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia với cốt lõi; là Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; (iii) cung cấp nhiều dịch vụ công tiện lợi cho doanh nghiệp; và cộng đồng như hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử; cung cấp thông tin pháp lý về đăng ký doanh nghiệp,…

Hy vọng rằng trong những năm sắp tới, với sự quan tâm; của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; có thể tham dự với tư cách thành viên chính thức của Diễn đàn CRF; và tiếp tục vận dụng thêm những bài học về cải cách đăng ký kinh doanh; của nhiều quốc gia tiên tiến vào Việt Nam, phát triển; và mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; với khả năng cung cấp thêm nhiều dịch vụ công; tiện ích phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; đóng góp đáng kể cho việc hiện thực hoá chủ trương minh bạch môi trường kinh doanh của Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!