Mối liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong thương mại và đầu tư

quản trị rủi ro tín dụng trong thương mại và đầu tư

Ngày 11/01/2018, Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2018 có chủ đề “Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách Quản trị rủi ro tín dụng trong Thương mại và Đầu tư” đã được tổ chức tại Hà Nội, đặc biệt có sự quan tâm, tham gia đối thoại chính sách của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thành công tốt đẹp. Diễn đàn này do Ban Kinh tế Trung ương Đảng chủ trì với sự phối hợp của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng một số tổ chức phát triển quốc tế.

Diễn đàn bao gồm chuỗi các hội thảo chuyên đề và đối thoại chính sách cấp cao (Thương mại và đầu tư)

Với số lượng đại biểu đáng kể lên đến khoảng 1.500 người là lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước, doanh nghiệp, các hiệp hội, đại diện một số tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Nằm trong chuỗi các chủ đề của Diễn đàn trên, tại hội thảo chuyên đề về “Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách Quản trị rủi ro tín dụng trong Thương mại và Đầu tư” do đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban kinh tế Trung ương Đảng chủ trì, Bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã cùng tham gia với ba diễn giả khác tham gia Phiên đối thoại chính sách về Môi trường đầu tư từ góc độ minh bạch thông tin; củng cố hệ thống dữ liệu doanh nghiệp quốc gia để quản lý, xúc tiến và thu hút đầu tư nước ngoài; nâng cấp chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp trong đầu tư và kết nối thương mại tại Việt Nam.

 Tại Phiên đối thoại này, một số câu hỏi và thông tin đã được các đại biểu trong và ngoài nước quan tâm đó là chất lượng thông tin doanh nghiệp, cụ thể về tính chính xác thông tin đăng ký doanh nghiệp và báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách hệ thống thông tin dữ liệu có ý nghĩa thực sự quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng.

diễn đàn bao gồm chuỗi các hội thảo chuyên đề

Trên cơ sở đó, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã kịp thời cung cấp chi tiết một số thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau :

– Thứ nhất, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng 63 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được xây dựng và hoàn thành từ năm 2010, trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là một cấu phần thuộc Hệ thống thông tin này. Tất cả thông tin doanh nghiệp được đăng ký tại 63 phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố đều được cập nhật bởi một quy trình thống nhất vào Cơ sở dữ liệu này theo thời gian thực.

– Thứ hai, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp. Hiện nay, Cơ sở dữ liệu này đang lưu giữ thông tin đăng ký của hơn 1 triệu doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhằm minh bạch hóa thông tin đăng ký của doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều có thể tra cứu miễn phí những thông tin căn bản (Thương mại và đầu tư)

Cập nhật nhất của doanh nghiệp, ví dụ như tên doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, tình trạng hoạt động,… Hoặc trả phí theo quy định để có được những thông tin chi tiết hơn nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, đối tác nắm bắt được thông tin chính xác về doanh nghiệp trước khi ra các quyết định quản lý hoặc đầu tư kinh doanh.

– Thứ ba, từ nhiều năm nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế; nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin về đăng ký doanh nghiệp, tình trạng hoạt động,… theo thời gian thực. Thời gian tới, khi các bên như bảo hiểm xã hội, lao động; sẵn sàng về hạ tầng và dữ liệu, Cơ sở dữ liệu; này có thể kết nối liên thông, chia sẻ thông tin về đăng ký doanh nghiệp; đăng ký lao động và đăng ký bảo hiểm xã hội; nhằm rút ngắn thời gian khởi sự doanh nghiệp hơn nữa; để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

 Thứ tư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cũng lưu giữ các báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp (Thương mại và đầu tư)

Để đơn giản hóa việc phải nộp báo cáo tài chính cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước; trong đó có cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh; thì Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh quản lý); và Hệ thống thông tin về thuế (Tổng cục Thuế quản lý); đã kết nối liên thông điện tử và chia sẻ được dữ liệu; về báo cáo tài chính của doanh nghiệp; nên doanh nghiệp chỉ phải nộp tại 1 nơi duy nhất.

lưu giữ các báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp

Trước Phiên đối thoại này, hai diễn giả; gồm ông Nguyễn Quang Thuân (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty StoxPlus); và ông Lê Anh Tuấn (Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển; Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia – CIC thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); cũng đã đề cập đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.

Đây là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia đang được ưu tiên triển khai; tạo lập nền tảng Chính phủ điện tử; đã nêu tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, theo hai diễn giả, mới chỉ có Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; được chính thức vận hành và chứa đựng đầy đủ thông tin đăng ký của doanh nghiệp; có giá trị về mặt pháp lý.

Xét về nền tảng và cấu trúc cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Việt Nam thì hiện nay (Thương mại và đầu tư)

Về phía Nhà nước mới chỉ có Cơ sở dữ liệu của ngành Thuế, Cơ sở dữ liệu quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp của ngành Kế hoạch và Đầu tư; do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh quản lý; và Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do CIC quản lý; về phía doanh nghiệp thì chỉ có một vài tổ chức độc lập; đang tạo lập cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp có liên quan như StoxPlus, D&B,.. 

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là nguồn thông tin; đầu vào đáng tin cậy do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh; và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Do vậy, vài năm nay StoxPlus và CIC đã trở thành khách hàng; thường xuyên khai thác Cơ sở dữ liệu này; để nắm bắt thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; để thực hiện các dịch vụ về đánh giá doanh nghiệp, thẩm định tài chính,… Cho các ngân hàng trước khi ra các quyết định cho vay; nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng; trong lĩnh vực ngân hàng, thương mại và đầu tư.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!