Thực tập nghề – EL47 – EHOU

Thực tập nghề EL47 EHOU

Thông qua Thực tập nghề – EL47 – EHOU, sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, trên cơ sở đó củng cố kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực cụ thể của đơn vị cụ thể.

Mẹo Nhỏ Nên Đọc Qua

1. Để tìm kết quả nhanh thì nên sử dụng Máy Tính thay vì Điện Thoại.

2. Sau khi Sao chép (Copy) câu hỏi thì bấm “Ctrl + F” và Dán (Paste) câu hỏi vào ô tìm kiếm sẽ thấy câu cả lời. (Copy nguyên câu không ra thì thử vài từ để kiếm)

3. Trường hợp không tìm thấy câu hỏi. Lúc này vui lòng kéo xuống dưới cùng để đặt câu hỏi mục bình luận. Sẽ được trả lời sau ít phút.

4. Xem danh sách đáp án Trắc nghiệm EHOU

5. THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CÂU HỎI (Khảo sát giúp chúng tôi biết sự trải nghiệm của Bạn, Bạn có thể đóng ý kiến giúp Chúng tôi tăng trải nghiệm của bạn. Đặc biệt chúng tôi chọn ra 1 người may mắn mỗi tuần để trao Mã Kích Hoạt LawPro 30 Miễn Phí)

6. Tham gia group Facebook Sinh Viên Luật để được hỗ trợ giải bài tập và Nhận Mã Kích hoạt tài khoản Pro Miễn Phí

7. Nếu đăng nhập mà không thấy đáp án thì làm như sau: Giữ Phím Ctrl sau đó bấm phím F5 trên bàn phím “Ctrl + F5” để trình duyệt xóa cache lúc chưa đăng nhập và tải lại nội dung.

DANH MỤC ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tại địa phương

2. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương

3. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều  kiện tại địa phương

4. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán tại địa phương

5. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại địa phương

6. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ pháp lý tại địa phương

7. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn vào công ty tại địa phương

8. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu công nghiệp tại địa phương

9. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về vốn của công ty cổ phần tại địa phương

10. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tăng giảm điều lệ vốn đối với công ty cổ phần tại địa phương

11. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần tại địa phương

12. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tách bạch giữa sở hữu và điều hành trong công ty cổ phần tại địa phương

13. Thực tiễn thực hiện quyền giám sát của cổ đông trong công ty cổ phần tại địa phương

14. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn tại địa phương

15. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty trách nhiệm hữu hạn tại địa phương

16. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty hợp danh tại địa phương

17. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân tại địa phương

18. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước tại địa phương

19. Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế pháp lý trong hoạt động của hợp tác xã tại địa phương

20. Thực trạng tổ chức, quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương

21. Thực tiễn kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty tại địa phương

22. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp tại địa phương

23. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần tại địa phương

24. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên tại địa phương

25. Thực tiễn hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương

26. Thực tiễn hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại địa phương

27. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại tại địa phương

28. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong hoạt động thương mại tại địa phương

29. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hình thức của hợp đồng trong hoạt động thương mại tại địa phương

30. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại địa phương

31. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về dịch vụ viễn thông tại địa phương

32. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chữ ký số

33. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương

34. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

35. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tự vệ trong hoạt động thương mại

36. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại tại địa phương

37. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại giảm giá tại địa phương

38. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm tại địa phương

39. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về dịch vụ logistics

40. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại

41. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp tại địa phương

42. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng bán hàng đa cấp tại địa phương

43. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức chế tài trong hoạt động thương mại tại địa phương

44. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong thương mại

45. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại

46. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT

47. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BCC

48. Thực trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư có vốn  đầu tư nước ngoài tại địa phương

49. Thực tiễn kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại địa phương

50. Thực tiễn điều tra xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Cục quản lý cạnh tranh & Hội đồng cạnh tranh

51. Các vấn đề phát sinh khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại địa phương

52. Thực tiễn điều tra xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của Cục quản lý cạnh tranh & Hội đồng cạnh tranh

53. Thực tiễn điều tra xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của Cục quản lý cạnh tranh & Hội đồng cạnh tranh

54. Các vấn đề phát sinh khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn xử lý các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

55. Thực tiễn kiểm soát tập trung kinh tế bị cấm

56. Thực tiễn kiểm soát hành vi thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại địa phương

57. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại địa phương

58. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại tại địa phương

59. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực khuyến mại tại địa phương

60. Thực tiễn điều tra, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cục quản lý cạnh tranh

61. Khảo sát hiệu quả thực thi Luật cạnh tranh tại địa phương

62. Thực tiễn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng tại văn phòng khiếu nại người tiêu dùng của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tại địa phương

63. Thực tiễn hòa giải tranh chấp thương mại tại địa phương

64. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại tại địa phương

65. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài tại địa phương

66. Thực trạng công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài tại địa phương

67. Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại địa phương

68. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án tại địa phương

69. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về thế chấp tài sản tại địa phương

70. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về đặt cọc tài sản tại địa phương

71. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về bảo lãnh tài sản tại địa phương

72. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng vay tài sản tại địa phương

73. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua bán nhà ở tại địa phương

74. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng tặng cho nhà ở tại địa phương

75. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng thuê nhà ở tại địa phương

76. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng bảo hiểm tại địa phương

77. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua bán tài sản tại địa phương

78. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua bán hàng hóa tại địa phương

79. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng gia công tại địa phương

80. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng dịch vụ tại địa phương

81. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về thừa kế theo di chúc tại địa phương

82. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về thừa kế theo pháp luật tại địa phương

83. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại địa phương

84. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản tại địa phương

85. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp trong giải quyết phá sản tại địa phương

86. Thực tiễn quản lý tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản tại địa phương

87. Thực tiễn áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương

88. Thực tiễn áp dụng thủ tục thanh lý tài s ản trong giải quyết phá sản tại địa phương

89. Thực tiễn thu hồi tài sản và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản tại địa phương

90. Thực tiễn về vai trò của Tòa án trong thủ tục phá sản tại địa phương

91. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng lao động tại địa phương

92. Tình hình chấm dứt hợp đồng lao động tại địa phương

93. Tình hình ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại địa phương

94. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại địa phương

95. Tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại địa phương

96. Tình hình đình công và giải quyết đình công tại địa phương

97. Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại địa phương

98. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động tại địa phương

99. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo lao động tại địa phương

100. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc hoặc tự nguyện tại địa phương

101. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc tự nguyện tại địa phương

102. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm hưu trí tại địa phương

103. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chứng từ hóa đơn tại doanh nghiệp tại địa phương

104. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về thuế thu nhập tại địa phương

105. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật chi ngân sách nhà nước cho mua sắm tài sản tại địa phương

106. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật quản lý nợ công tại địa phương

107. Thực trạng thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế tại địa phương

108. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi về thuế tại địa phương

109. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại địa phương

110. Thực trạng bất cập trong pháp luật thuế thu nhập tại địa phương

111. Thực trạng pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế tại địa phương

112. Thực trạng pháp luật quản lý nợ thuế tại địa phương

113. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế tại địa phương

114. Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế tại địa phương

115. Thực tiễn thủ tục hành chính thuế tại địa phương

116. Thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương

117. Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng tại địa phương

118. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay ở ngân hàng thương mại tại địa phương

119. Thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại địa phương

120. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương

121. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về cho thuê tài chính tại địa phương

122. Thực trạng điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng tại địa phương

123. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại địa phương

124. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về dịch vụ thanh toán tại địa phương

125. Những vướng mắc phát sinh trong thực hiện pháp luật về ngoại hối tại địa phương

126. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại tại địa phương

127. Thực trạng giao dịch bảo đảm trong quan hệ tín dụng tại địa phương

128. Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm ở ngân hàng tại địa phương

129. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án tại địa phương

130. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm tại địa phương

131. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hình thức giao đất, cho thuê đất tại địa phương

132. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư được triển khai tại địa phương

133. Thực trạng chính sách tài chính đối với đất đai tại địa phương

134. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại địa phương

135. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương

136. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nông nghiệp tại địa phương

137. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại địa phương

138. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của tổ chức kinh tế sử dụng đất tại địa phương

139. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại địa phương

140. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại địa phương

141. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại địa phương

142. Thực trạng pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương

143. Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án tại địa phương

144. Thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương

145. Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương

146. Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử đụng đất tại địa phương

147. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả tại địa phương

148. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả tại địa phương

149. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về nhãn hiệu tại địa phương

150. Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu tại địa phương

151. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về sáng chế tại địa phương

152. Thực trạng bảo hộ sáng chế tại địa phương

153. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về kiểu dáng công nghiệp tại địa phương

154. Thực trạng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại địa phương

155. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tên thương mại tại địa phương

156. Thực trạng bảo hộ tên thương mại tại địa phương

157. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý tại địa phương

158. Thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại địa phương

159. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bí mật kinh doanh tại địa phương

160. Thực trạng bảo hộ bí mật kinh doanh tại địa phương

161. Thực trạng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương

162. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh dưới góc độ sở hữu trí tuệ tại địa phương

163. Thực trạng giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương

164. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật môi trường tại địa phương

165. Thực trạng đánh giá kết quả thực tiễn hoạt động phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường tại địa phương

166. Thực trạng hoạt động đánh giá tác động môi trường tại khu công nghiệp hoặc khu chế xuất tại địa phương

167. Thực trạng giải quyết tranh chấp về môi trường bằng Tòa án tại địa phương

QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐỐI VỚI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ TỐT NGHIỆP

I. Về nội dung của Báo cáo thực tập nghề tốt nghiệp

1.1. Báo cáo thực tập nghề tốt nghiệp được thể hiện dưới tên một đề tài.

1.2. Nội dung của Báo cáo phải gắn với thực tế địa phương. Các số liệu thể hiện trong Báo cáo phải trung thực và trong khoảng thời gian 3 năm tính đến thời điểm viết Báo cáo.

1.3. Báo cáo trình bày khái quát phần nội dung mang tính chất lý luận. Những thông tin, số liệu thực tế phải được trình bày logic, chặt chẽ, phù hợp với tên đề tài của Báo cáo.

1.4. Báo cáo chuyên đề chuyên môn phải là công trình tìm hiểu thực tế một cách độc lập, vì vậy sinh viên cần ghi rõ các số liệu, con số thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Nghiêm cấm việc cung cấp thông tin sai thực tế hoặc sao chép nội dung các Báo cáo của sinh viên các lớp, khóa khác.

1.5. Sinh viên cùng một lớp không được phép lựa chọn và thực hiện trùng tên đề tài Báo cáo.

1.6. Báo cáo có sao chép, trích dẫn số liệu không đúng… bị đánh giá là không đạt và nhận điểm 0.

II. Về hình thức của Báo cáo thực tập nghề tốt nghiệp

2.1. Báo cáo chuyên đề chuyên môn có cấu trúc như sau:

– PHẦN 1: Giới thiệu về Báo cáo, khái quát nội dung cần triển khai của Báo cáo (tối đa 2 trang)

– PHẦN 2: Trình bày quá trình tìm hiểu thu thập thông tin: Thời gian thu thập, phương pháp thu thập, nguồn thu thập tư liệu và các thông tin thu thập được; Xử lý thông tin đã thu thập được (phân tích, bình luận, đánh giá) (tối đa 15 trang)

– PHẦN 3: Kiến nghị và kết luận (tối đa 3 trang)             

– PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phần này chỉ bao gồm những tài liệu được sử dụng để lấy thông tin, số liệu phục vụ cho Báo cáo.

+ Tài liệu tham khảo xếp theo vần chữ cái ABC của tên tác giả;

+ Các tài liệu khác không có tên tác giả xếp theo vần chữa cái ABC;

+ Văn bản pháp luật xếp theo vần chữ cái ABC;

+ Tư liệu thực tiễn.

2.2. Báo cáo thực tập nghề tốt nghiệp được in trên một mặt giấy khổ A4, độ dài từ 10 đến 20 trang, không kể phụ lục (nếu có). Trang bìa trình bày theo mẫu (đính kèm).

2.3. Báo cáo thực tập nghề tốt nghiệp phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc; không được tẩy xoá; có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị (nếu có).

2.4. Báo cáo thực tập nghề tốt nghiệp sử dụng font chữ  Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ; giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2,0cm; lề dưới 2,0cm; lề trái 3,0cm; lề phải 2,0cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, tuy nhiên nên hạn chế trình bày theo cách này.

2.5. Các tiểu mục của Báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số nhiều nhất gồm 2 chữ số với số thứ nhất chỉ Phần, chữ số thứ hai chỉ Mục.

2.6. Sinh viên không được lạm dụng việc viết tắt trong Báo cáo; chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ sử dụng nhiều lần trong Báo cáo; không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong Báo cáo. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu Báo cáo có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu Báo cáo.

2.7. Đối với việc trích dẫn phải thực hiện theo quy định sau:

– Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những tư liệu mà tác giả thu thập được trong quá trình nghiên cứu;

– Nguồn tư liệu trích dẫn được ghi ở phần cuối trang theo số thứ tự 1, 2, 3…

4.5/5 - (2 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
4.5/5 - (2 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top

Chào Bạn

Bạn cần hỗ trợ để 100/100 chứ?
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!