Thời gian quan, dư luận xôn xao trước thông tin một doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại Hà Nội với số vốn lên đến 144.000 tỷ đồng. Nhiều người cho rằng có sự bất thường trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, theo ghi nhận từ thực tế, hồ sơ đăng ký thành lập của doanh nghiệp này hoàn toàn hợp lệ, không hề có sự bất thường nào về mặt trình tự, thủ tục.
Do đó, cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định. Mặc dù vậy, nhận thấy số vốn đăng ký quá lớn, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo rõ cho doanh nghiệp về nghĩa vụ phải góp đủ số vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày, đồng thời gửi thông tin cho một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: công an, thuế,… để giám sát quá trình góp vốn, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rất rõ về quy trình đăng ký, cũng như giải thể doanh nghiệp. Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đã phát sinh quyền và nghĩa vụ liên quan, do đó, nếu muốn giải thể, doanh nghiệp cũng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Đối với doanh nghiệp này, ngày 04/3/2020 vừa qua, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ giải thể theo quy định. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để kiểm tra tình trạng thuế của doanh nghiệp và nhận được phản hồi doanh nghiệp này chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế tại cơ quan thuế. Do vậy, chưa thể giải thể doanh nghiệp do Luật Doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ, trong đó có nợ thuế.
Song song với đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng đã trao đổi với cơ quan công an về nghi vấn giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Thành lập doanh nghiệp).
Trường hợp có kết luận của Cơ quan công an về việc giả mạo giấy tờ này thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc thu hồi đăng ký doanh nghiệp và chuyển các cơ quan chức năng xử lý hành vi giả mạo theo quy định.
Qua sự việc trên, có thể thấy cơ quan đăng ký kinh doanh là “bộ lọc” đầu tiên phát hiện ra sự bất thường, đã giải thích ngay cho doanh nghiệp tại thời điểm nhận hồ sơ, đồng thời cung cấp kịp thời thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước khác để cùng phối hợp giám sát, tăng cường quản lý rủi ro nhằm hạn chế những thông tin sai lệch, gây méo mó thị trường.
Nhìn ở góc độ tích cực, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu tối đa các rào cản gia nhập thị trường đã tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó, việc tạo thuận lợi trong quy trình thành lập công ty với số vốn điều lệ doanh nghiệp được tự quyết là một trong những điểm nổi bật.
Về bản chất, việc đăng ký doanh nghiệp hiện nay hoàn toàn khác với việc cấp phép kinh doanh, tức là cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền “cho”.
Trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định; cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận ý chí, nguyện vọng; tham gia vào thị trường của doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp do doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm. Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh; phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Song song với việc quy định quyền thì Luật Doanh nghiệp; các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định rõ nghĩa vụ; của doanh nghiệp và các chế tài xử lý. Người dân, doanh nghiệp là chủ thể của hành vi vi phạm; thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc cốt lõi trong đăng ký doanh nghiệp; và được cụ thể hóa tại Luật Doanh nghiệp 2014: doanh nghiệp; có nghĩa vụ “chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai; trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ; thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó”.
Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có (Thành lập doanh nghiệp):
“Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”. Chế tài xử phạt đối với hành vi này đã được nêu cụ thể tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP; của Chính phủ ngày 01/6/2016; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 28 Nghị định này thì hành vi “không đăng ký thay đổi; với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký”; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo là buộc doanh nghiệp; “đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên; cổ đông bằng số vốn đã góp”.
Tuy nhiên, từ vụ việc “doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng” cũng cho thấy những vấn đề phức tạp; có nguy cơ ảnh hưởng đến bức tranh về tình hình doanh nghiệp; có thể dẫn đến những đánh giá sai lệch; về nền kinh tế ở tầm vĩ mô, ảnh hưởng đến việc ban hành chính sách; hoặc các mục tiêu phát triển tương ứng.
Trong thời gian tới, để hạn chế tình trạng kê khai vốn ảo; cũng như những vụ việc có tính chất tương tự; các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số giải pháp:
Thứ nhất, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong quản lý, giám sát; đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, có cơ chế cảnh báo; phát hiện kịp thời vi phạm của doanh nghiệp.
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tuân thủ; và chấp hành quy định pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng cường chế tài xử lý đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ; kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp…