Phục hồi kinh tế sau Covid-19: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ?

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Vẫn chưa được kiểm soát, việc các nước áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chính vì thế, những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là cực kỳ cần thiết đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời kỳ hậu dịch bệnh.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý I/2020 hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4/2020 đã bắt đầu chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid-19.

Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3/2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản. Những tác động trực tiếp thể hiện tại những khía cạnh chính, bao gồm:

(1) Nhu cầu mua sắm hàng hóa sụt giảm mạnh bởi các biện pháp phòng, chống dịch; (2) Hoạt động giao thương, giao dịch bị hạn chế; (3) Hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn do tăng cường kiểm tra, kiểm soát; (4) Tình trạng hủy, hoãn đơn kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và (5) Giá hàng hóa sụt giảm mạnh do tác động của giảm cầu tiêu dùng.

Đối mặt với những khó khăn đó, những chính sách đã được đề xuất nhằm hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu thời điểm sau khi kiểm soát, ổn định tình hình dịch bệnh, bao gồm:

Tận dụng triệt để các Hiệp định thương mại để thúc đẩy xuất khẩu

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được đưa vào thực thi và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu (EVFTA) sắp được phê chuẩn và có hiệu lực là 02 trong số những Hiệp định Thương mại đáng chú ý mà Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, đánh giá để tận dụng triệt để các cơ hội nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Sau hơn một năm có hiệu lực, CPTPP đã mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho 11 nước tham gia ký kết. Riêng với Việt Nam, việc xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP đã đạt mức tăng trưởng tốt, cho thấy bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết cơ hội từ CPTPP. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng được triệt để các cơ hội từ CPTPP, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, dự án quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển bền vững.

Đẩy mạnh triển khai Đề án Hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược quan trọng

Nâng cao chất lượng hoạt động của các diễn đàn doanh nghiệp và hội đồng kinh doanh Việt Nam với các thị trường trọng điểm để tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin về thị trường, giới thiệu đối tác tiềm năng… hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư, kinh doanh quốc tế.

Về việc tận dụng cơ hội từ hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu (EVFTA), Bộ Công Thương sẽ đẩy nhanh tiến trình, thủ tục, sớm hoàn thành việc trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Tập trung hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn EVFTA để có hiệu lực ngay khi Hiệp định được thực thi. Đẩy mạnh tuyên truyền về EVFTA và cách tận dụng các cơ hội từ EVFTA mang lại. Các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ ở châu Âu tập trung nguồn lực để phát triển thị trường, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mới trong bối cảnh EVFTA được thực thi.

Về phía doanh nghiệp, việc chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh cũng hết sức quan trọng.

Với việc EVFTA dự kiến có hiệu lực sau ngày 01/7/2020, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu ở những nghành lợi thế như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép,… với thuế suất ở mức 0%.

Các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu; tuy nhiên để tận dụng cần phải chuẩn bị lên kế hoạch cụ thể; và cần nắm rõ các quy định mà EVFTA yêu cầu như tiêu chuẩn; về sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng từng thị trường. Bởi lẽ, EU là thị trường rất khó tính, điều kiện sản xuất kinh doanh chặt chẽ; đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng mẫu mã sản phẩm; (vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm,…).

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại (Thị trường xuất khẩu)

Theo Bộ Công Thương, nhiệm vụ cấp thiết đầu tiên cần thực hiện trong giai đoạn này; là việc xây dựng một số đề án xúc tiến thương mại gọn nhẹ; lên kế hoạch khả thi, phương án triển khai cụ thể; và chuẩn bị trước để có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại; tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thành công tại các nước; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu; đặc biệt tại các thị trường dự kiến hết dịch sớm như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Đặc biệt khai thác các thị trường/khu vực thị trường hiện; đang có các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần triển khai nhanh chóng các hình thức kết nối giao thương trực tuyến mở rộng; sang các thị trường khác như châu Mỹ, châu Âu, Ấn Độ; Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, Trung Đông,…

Theo đó ưu tiên kết nối xuất khẩu hàng nông, thủy sản; và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Ngoài ra, nhằm đánh giá tình hình sản xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; phân tích đặc điểm, xu hướng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực; trong thời gian tới, cần xây dựng và triển khai “Đề án thúc đẩy chuyển đổi; cơ cấu lại sản xuất của các ngành hàng gắn với truy xuất nguồn gốc; chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”. Đề án này sẽ tập trung đánh giá 3 yếu tố; gồm: truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu; từ đó  giúp phát huy tiềm năng, lợi thế và cơ hội cho các ngành hàng xuất khẩu; của Việt Nam phát triển một cách bền vững.

Nâng cao năng lực của hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp (Thị trường xuất khẩu)

Các hiệp hội ngành hàng được coi là mắt xích liên kết giữa các doanh nghiệp; và là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, hiệp hội đóng vai trò quan trọng; trong việc bảo vệ quyền lợi, thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh; cho hội viên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện tại.

Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt động của hiệp hội vẫn chưa đạt được hiệu quả cao; do tác động từ nhiều yếu tố như nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính… Vì vây, việc nâng cao năng lực của hiệp hội, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp; trong phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu là một việc hết sức quan trọng.

Để thực hiện hiệu quả công việc này; trong thời gian tới các Hiệp hội cần tập trung vào những nhiệm vụ, bao gồm:

Thứ nhất, phổ biến, cung cấp thông tin về tình hình tiềm năng, cơ hội thị trường xuất khẩu; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, áp dụng và tuân thủ các quy định; tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức nhập khẩu; cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; hỗ trợ đào tạo kỹ năng giao thương trực tuyến hiệu quả cho doanh nghiệp.

Thứ hai, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu; xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc; đáp ứng quy định tiêu chuẩn theo đúng thông lệ quốc tế; để kịp thời ứng phó với phương án chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới.

Thứ ba, phối hợp với các ngành hàng, địa phương xây dựng nội dung và kế hoạch; chiến lược tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể; các thương hiệu ngành hàng/sản phẩm được lựa chọn và xây dựng các sản phẩm truyền thông; nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể; của Việt Nam trên thị trường quốc tế để sớm có cơ hội tiếp cận đến khách hàng; người tiêu dùng quốc tế thông qua các kênh thương mại điện tử; các sự kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao; văn hóa ở nước ngoài sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!