Ngày 28/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
Theo quyết định, Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh làm Tổ trưởng.
Các Tổ phó bao gồm: Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ông Kiều Đình Thụ; Ông Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Các Thành viên khác là lãnh đạo cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và một số chuyên gia độc lập do Tổ trưởng Tổ công tác quyết định.
Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đầy đủ và nhất quán Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, điều phối, chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc phối hợp, triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký đầu tư và các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác phối hợp giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
Đồng thời, Tổ công tác có trách nhiệm giám sát việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, cập nhật, công bố quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh.
Tổ chức rà soát các văn bản quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp với thẩm quyền quy định tại Luật đầu tư và đề xuất phương án bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung.
Rà soát, theo dõi, đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh để kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung theo nguyên tắc: bãi bỏ điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết và không hợp lý, tạo gánh nặng chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện đối với nhà đầu tư; giảm thiểu hình thức xin cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển sang áp dụng hình thức ban hành tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm; đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cùng với đó, Tổ công tác phảithực hiện rà soát các quy định của pháp luật liên quan; đến hoạt động đầu tư kinh doanh và đề xuất phương án; sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất; với tinh thần cải cách của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
Quyết định cũng nêu rõ phải phối hợp với các Bộ:
Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Văn phòng Chính phủ; và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát; đánh giá việc thực hiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư; có sử dụng đất và đề xuất phương án hoàn thiện theo hướng bảo đảm tính liên thông, thống nhất; giữa thủ tục đầu tư với các thủ tục liên quan; đến việc sử dụng đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tuyên truyền; phổ biến các quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tổ công tác có quyền yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan; thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan; phối hợp làm việc báo cáo tình hình thi hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; và những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành các Luật này.
Quy chế làm việc của Tổ công tác và các Thành viên do Tổ trưởng Tổ công tác ban hành.
Tổ trưởng Tổ công tác sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; để điều hành hoạt động của Tổ công tác. Kinh phí hoạt động của Tổ công tác được bố trí trong ngân sách hằng năm; của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật. Tổ công tác sẽ tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Quyết định này.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã chính thức có hiệu lực từ 01/7/2015. Việc thành lập tổ công tác thi hành hai luật này sẽ đảm bảo việc triển khai; thực thi luật một cách có hiệu quả, góp phần quan trọng; trong quá trình thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.