Phỏng vấn Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng cao 3 tháng đầu năm 2016”
Phóng viên: Thưa bà, xin bà điểm qua tình hình đăng ký doanh nghiệp Quý I/2016 và xu hướng về đăng ký doanh nghiệp cả năm 2016.
Trả lời:
Tiếp theo đà tăng trưởng mạnh của năm 2015 với kỷ lục gần 95 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, năm 2016 được hứa hẹn là một năm tăng khá về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới so với các năm gần đây từ những dấu hiệu tăng trưởng tích cực ngay trong Quý I/2016.
Về số liệu doanh nghiệp, trong 3 tháng đầu năm có 23.767 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký là 186.013 tỷ đồng, tăng 24,8% về số doanh nghiệp và tăng 67,2% về số vốn so với cùng kỳ (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp tăng 3,8%; vốn tăng 13,5%). Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân Quý I đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 34% so với 2015. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2016 là 322,2 nghìn lao động, tăng 21,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, xét tổng thể tình hình đăng ký doanh nghiệp Quý I/2016 có thể thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường tăng cao so với cùng kỳ các năm trước. Đặc biệt, số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng mạnh, đưa tỷ trọng vốn bình quân các doanh nghiệp đăng ký trong Quý I/2016 vượt trội so với các năm gần đây.
Phóng viên: Xin bà đánh giá những nguyên nhân góp phần đưa số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao trong Quý I/2016?
Trả lời:
Với số lượng doanh nghiệp thành lập mới và đặc biệt là số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng cao kể từ năm 2015 đến nay cho thấy niềm tin của cộng đồng vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố. Đã có những yếu tố nhất định tác động đến thị trường thời gian qua đó là những chỉ đạo chính sách kịp thời của Chính phủ cùng với việc đưa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đi vào cuộc sống từ 01/7/2015 đã tạo ra những tín hiệu tích cực về một môi trường kinh doanh thông thoáng, tự chủ hơn.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt, chủ động trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, đặt yêu cầu cao hơn về tính minh bạch, công khai thông tin, bảo vệ cổ đông…Tư duy cải cách trên đã thực sự khích lệ tinh thần khởi nghiệp, tạo một làn sóng thành lập doanh nghiệp nửa cuối năm 2015. Trong các tháng cuối năm, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cao đặc biệt.
Tại một số thời điểm, số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Tính cả năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 26,6%, số vốn đăng ký tăng 39,1% so với 2014. Đây là con số hết sức khích lệ cho những người làm chính sách khi thấy những phản ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.
Bước sang Quý I/2016, xu hướng tăng tiếp tục được duy trì, đặc biệt là số vốn đăng ký mới tăng cao, cho thấy nhà đầu tư, doanh nghiệp nhìn thấy nhiều cơ hội sinh lời từ thị trường. Như vậy, yếu tố cơ bản tạo nên sự tăng trưởng trong thành lập doanh nghiệp chính là tâm lý nhà đầu tư và cách đánh giá của họ đối với tiềm năng của thị trường. Đằng sau những đánh giá tích cực của nhà đầu tư chính là sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, công bằng và minh bạch hơn. Theo tôi, đây là những gì chúng ta đã bước đầu làm được trong năm 2015 để tạo đà cho 2016.
Phóng viên: Vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng tăng cao, cho thấy thị trường còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Xin bà cho ý kiến về vấn đề này.
Trả lời:
Trong thời gian qua, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn còn cao tạo ra nhiều băn khoăn về sự ổn định của nền kinh tế hay tính hiệu quả của các chính sách cho doanh nghiệp. Theo tôi, đây là một vấn đề mà cộng đồng và cơ quan quản lý cần có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, phù hợp với thực tiễn chung.
Thứ nhất là về mặt số liệu, kể từ khi Hệ thống Thông tin quốc gia về ĐKDN; đi vào vận hành cùng với việc thống kê trực tiếp số lượng doanh nghiệp thành lập mới; thì số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể cũng bắt đầu được tổng hợp. Sau năm 2011, với những nỗ lực phối hợp của cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế; những số liệu ban đầu về doanh nghiệp ngừng hoạt động đã được công bố. Trong những năm qua, số liệu này đang được tổng hợp ngày càng đầy đủ, chính xác hơn; và doanh nghiệp cũng có ý thức hơn trong việc cập nhật tình hình hoạt động, kinh doanh; theo quy định của pháp luật.
Thứ hai là về mặt thực tiễn, phân tích kỹ số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng phần lớn có quy mô; vốn đăng ký nhỏ, dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ từ 91-94%. Mặt khác, con số này bao gồm các doanh nghiệp; tạm dừng có thời hạn (thường là 01 năm), chiếm trên 20%. Đây là các doanh nghiệp chủ động dừng kinh doanh; để tìm phương án, hình thức kinh doanh mới; trong một thời hạn nhất định, chưa rút lui khỏi thị trường.
Đặc biệt, khi thị trường có những cải thiện về chính sách, niềm tin đầu tư; nhu cầu tiêu dùng mở rộng, thì việc doanh nghiệp thay đổi; tìm hướng đi mới trong kinh doanh là điều dễ hiểu và thường gặp.
Nhiều doanh nghiệp chủ động dừng các hoạt động kinh doanh truyền thống; để đổi sang các hoạt động kinh doanh có tính đa dạng; tiếp cận được với thị trường rộng lớn hơn là điều cần thiết.
Theo thực tiễn quốc tế, việc doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường; là một đặc trưng khách quan về tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Những con số thống kê của một số nước là dẫn chứng cụ thể; để thấy tình hình doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường ở nước ta; là không có gì bất thường: ở Vương quốc Anh, trong 1 năm từ tháng 3/2013-3/2014; có 533 nghìn doanh nghiệp thành lập mới; nhưng đồng thời cũng có 332 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm tỷ lệ 62,2%; tỷ lệ doanh nghiệp còn tồn tại sau 03 năm hoạt động là 70%.
Tại New Zealand, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 03 năm hoạt động là dưới 50%
Ở 26 nước trong khu vực EU, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 05 năm là 46%. Tại các quốc gia này, các số liệu về doanh nghiệp đã được thống kê từ vài chục năm nay. Việc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường chiếm một tỷ lệ cao; so với doanh nghiệp đăng ký thành lập là thực tiễn hàng năm; không phải là một chỉ số để đưa ra những kết luận về thị trường rủi ro hay bất ổn.
Như vậy, khi môi trường kinh doanh ngày càng năng động, doanh nghiệp ngày càng tự chủ hơn; việc thay đổi mô hình kinh doanh, rút lui, hay quay lại; thị trường trở thành một đặc điểm dễ nhận thấy. Chúng ta cần thêm những khảo sát sâu hơn để có những đánh giá đúng; và đầy đủ hơn đối với vấn đề này.
Phóng viên: Theo bà, đâu là những thách thức trong năm 2016; sẽ ảnh hưởng tới xu hướng đăng ký doanh nghiệp trong năm nay?
Trả lời:
Trong năm 2016, tình hình tăng trưởng của nền kinh tế trong nước; sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng đăng ký doanh nghiệp. Trong Quý I/2016, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước; cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012-2014, nhưng có dấu hiệu chững lại; so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi; như tình hình kinh tế – chính trị thế giới còn nhiều rủi ro; các đợt rét đậm, rét hại, hạn hán; tình hình xâm nhập mặn đang ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp; và đời sống nhân dân các địa phương, đặc biệt là Tây Nguyên; và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cùng với đó là việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng sẽ khiến cho môi trường kinh doanh; ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, hệ thống thị trường chưa phát triển đồng bộ; khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô của nước ta hiện nay vẫn đang được duy trì ổn định
Cung cầu hàng hóa được đảm bảo, lạm phát duy trì ở mức thấp. Những ngành thuộc khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp lớn; vào mức tăng trưởng chung như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú ăn uống…Đây cũng là những lĩnh vực hoạt động có số lượng doanh nghiệp; đăng ký thành lập tăng cao trong các năm gần đây.
Với tình hình chung của cả nước trong Quý I/2016, có thể nói cộng đồng doanh nghiệp; còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong và ngoài nước. Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin; nắm vững các quy định pháp lý và không ngừng đổi mới sáng tạo; tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh; đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay.