Sáng ngày 19/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để thảo luận và cho ý kiến vào Báo cáo rà soát, xây dựng Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và Danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì thực hiện việc báo cáo Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh ở thời điểm hiện tại.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Thường trực Chính phủ
Về kết quả rà soát, hệ thống hóa ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tính đến nay, trên cả nước có 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 Bộ, ngành, được quy định tại 391 văn bản, bao gồm: 56 Luật, 08 Pháp lệnh, 115 Nghị định, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 176 Thông tư, 26 Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và 2 văn bản của Bộ.
Trong 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có 895 điều kiện kinh doanh “cấp một”, 2129 điều kiện “cấp hai” và 1745 điều kiện “cấp ba” được quy định. Trong số các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, có 110 ngành, nghề yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh với 170 loại giấy phép kinh doanh, 83 ngành, nghề yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với 62 loại giấy chứng nhận, 44 ngành cần chứng chỉ hành nghề với 52 loại chứng chỉ hành nghề, 11 ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định với 11 loại xác nhận vốn pháp định, 345 ngành, nghề yêu cầu phải có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì quy định của pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có một số bất cập như: chưa xác định, tập hợp và công khai hóa Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh tương ứng; nhiều quy định về điều kiện kinh doanh đã lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn hoặc không cần thiết cho mục tiêu quản lý nhà nước.
Từ đó gây ra các rào cản gia nhập thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh (Rà soát ngành nghề)
Nhiều điều kiện kinh doanh không được quy định cụ thể và thiếu minh bạch về trình tự, hồ sơ, thủ tục hoặc điều kiện, thủ tục không rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh đồng thời tạo ra sự tùy tiện, tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước.
Từ kết quả rà soát và đánh giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bãi bỏ một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện không còn cần thiết; bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng, không cụ thể; chuyển một số điều kiện kinh doanh từ hình thức cấp giấy phép sang áp dụng hình thức tự đăng ký thực hiện. Theo đó, kết quả rà soát sơ bộ cho thấy có khoảng 15% ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có thể bãi bỏ (bãi bỏ 56/386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).
Về quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị hoàn thiện quy định tại Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) theo hướng:
Một là, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư, kinh doanh tương ứng trước khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Hai là, chỉ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ có thẩm quyền ban hành quy định xác định ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư, kinh doanh.
Ba là, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện chỉ được coi là hợp pháp; nếu tên ngành, nghề đầu tư, kinh doanh đó và các điều kiện đầu tư, kinh doanh; đối với ngành, nghề đó được quy định tại luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định; và nếu không được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Nghị định hoặc điều ước quốc tế; mà Việt Nam là thành viên đều không có hiệu lực thi hành.
Bốn là, các điều kiện kinh doanh đối với từng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu (Rà soát ngành nghề):
Nội dung các điều kiện kinh doanh chỉ nhằm hạn chế, ngăn ngừa; các nguy cơ phát sinh từ các ngành, nghề kinh doanh; mà không thể hạn chế hay ngăn ngừa được bằng các giải pháp của thị trường; phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện và tiên liệu được; phù hợp với thông lệ quốc tế tốt; và không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; không được áp đặt một phương thức tổ chức kinh doanh, không áp đặt mức sàn; hoặc trần đối với sản lượng sản xuất, cung ứng và tiêu dùng; không hạn chế quyền tự do hợp đồng và tự do thỏa thuận giá cả của doanh nghiệp.
Tại cuộc họp, các ý kiến góp ý của Lãnh đạo Chính phủ, các thành viên Chính phủ; và các Bộ, ngành đều nhất trí với đề xuất; kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau kết quả rà soát, đánh giá.
Các ý kiến tập trung phân tích và đề nghị các Bộ, ngành cần phối hợp; để tiếp tục rà soát, đảm bảo chất lượng của Danh mục đề xuất; và tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn, vừa đảm bảo được quyền tự do đầu tư; kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Mặt khác, quy định cũng phải đảm bảo sự linh hoạt cũng; như lường trước được và xử lý được những vấn đề phát sinh; trong thực tiễn cuộc sống vốn hết sức phong phú, đa dạng và luôn vận động, phát triển.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành rà soát Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh (Rà soát ngành nghề):
Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và Danh mục ngành, nghề, địa bàn; ưu đãi đầu tư theo quy định của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi); và Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và đề xuất dự thảo Danh mục mới; theo các yêu cầu mà dự thảo Luật đã đề ra, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp mới
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Theo tinh thần của Hiến pháp; và quy định về quyền tự do kinh doanh của người dân trong Hiến pháp; việc hạn chế quyền công dân phải được quy định cụ thể trong luật. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm thực hiện nguyên tắc doanh nghiệp, người dân; được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh; trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp; tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo các Danh mục đảm bảo chất lượng, khả thi; để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại kỳ họp tới.
Việc xây dựng Danh mục và những quy định đặt ra phải nhằm đạt mục tiêu cao nhất; là đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân; và doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế thị trường; hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch, hạn chế sự tùy tiện, nhũng nhiễu và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.
Quản lý nhà nước không phải là giành thuận lợi cho cơ quan quản lý mà quản lý; là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân; doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn. Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành; có trách nhiệm, khẩn trương, tiếp tục và chủ động rà soát các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh; bị hạn chế hoặc phải có điều kiện kinh doanh; thuộc lĩnh vực mình quản lý để bãi bỏ nếu đã lạc hậu; không còn phù hợp với thực tiễn, không còn cần thiết cho mục tiêu quản lý nhà nước; hoặc bổ sung ngành, nghề đầu tư, kinh doanh vào Danh mục hạn chế; hoặc phải có điều kiện kinh doanh nếu thấy nhất thiết phải quản lý.
Mặt khác, phải tiếp tục rà soát Danh mục để giảm bớt các điều kiện không cần thiết; hoặc chỉ công bố để hậu kiểm.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc rà soát để bãi bỏ hoặc bổ sung; phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn cuộc sống; phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập; bao quát và đảm bảo xử lý được những vấn đề phát sinh; trong thực tiễn, những vấn đề mới, đòi hỏi mới mà cuộc sống đặt ra.