Một quy trình, thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình công ty/doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại /2019 (Luật doanh nghiệp 2015) (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên) đầy đủ bao gồm các giai đoạn:
A/ Các vấn đề cần biết khi làm thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp
1. Xác định loại hình công ty/doanh nghiệp:
Có thể chọn 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp như sau:
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân: là do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên (được nhiều người chọn): có thể do 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
- Thành lập Công ty cổ phần: có ít nhất từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế tối đa cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Ưu điểm của công ty cổ phần là có thể phát hành được cổ phiếu.
- các loại hình doanh nghiệp,
- ưu và nhược điểm của các loại hình công ty,
- khi nào cần thành lập doanh nghiệp
2. Cách đặt tên doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có thể đặt tên công ty bằng tiếng việt hoặc tiếng nước ngoài. Tên doanh nghiệp dùng để giao dịch nên không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề kinh doanh.
Tên công ty viết bằng tiếng việt: yêu cầu phải viết được bằng tiếng việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được, có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Khi dịch tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt (không bắt buộc): được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài
Lưu ý: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Lưu ý khi chọn địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty mà không phải chia làm các phòng khác nhau.
Lưu ý: không nên chọn địa chỉ là chung cư, căn hộ hay tòa nhà, khu dân cư. Vì nếu muốn đăng kí thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư…rất phức tạp và mất thời gian.
4. Ngành nghề kinh doanh:
Cần chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai dự định có thể hoạt động vì số lượng ngành nghề không bị hạn chế. Trong danh sách ngành nghề, chọn ra 1 ngành chính.
5. Đăng ký vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ là số vốn doanh nghiệp tự đăng ký để hoạt động. Thực tế không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác nhưng là căn cứ và cơ sở sau này để doanh nghiệp cam kết nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của công ty. Không quy định số vốn tối thiểu và tối đa ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định
6. Người đại diện theo pháp luật:
Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước , cá nhân hay tổ chức khác. Chức danh của đại diện pháp luật là giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị.
Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện như sau:
Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác. (Căn cư khoản 5, Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014)
B/ Hồ sơ tiến hành quy trình, thủ tục thành lập công ty
- Soạn điều lệ công ty (nên soạn theo mẫu điều lệ có sẵn)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên kèm theo danh sách thành viên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ)
- Kèm theo danh sách phải có các giầy tờ sau; Bản sao công chứng không quá 06 tháng CMND; hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên; đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. Ngoài ra, chuẩn bị thêm Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ.
C/ Cách thức nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty và thời gian nhận kết quả:
1. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp
5 bước thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng:
Bước 1. Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống cổng thông tin quốc gia
– Nếu nộp hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh
– Nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng; người ký xác thực hồ sơ cần được gán Chữ ký số công cộng vào Tài khoản
Bước 2. Tạo hồ sơ và có đầy đủ chữ ký, họ tên trong hồ sơ
Bước 3. Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh
Bước 4. . Scan và tải tài liệu đính kèm
Bước 5. . Ký xác thực và nộp hồ sơ
2. Nhận kết quả của hồ sơ nộp qua mạng
Thời hạn giải quyết hồ sơ: theo quy định sau 03 ngày làm việc sẽ có thông báo phản hồi về tình trạng xử lý hồ sơ qua email.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nộp lại đầy đủ tất cả hồ sơ đã nộp qua mạng trước đó tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 1 ngày sẽ nhận được giấy phép kinh doanh.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các bạn sẽ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, nộp lại theo các bước và thời gian chờ như lần nộp đầu tiên.