Hà Nội khuyến khích, phát triển doanh nghiệp thành lập mới

phát triển doanh nghiệp thành lập mới

Ngày 05/9/2018, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4665/QĐ-UBND ban hành Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020”. Đề án nhằm khuyến khích, phát triển doanh nghiệp thành lập mới và thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Theo đó, Đề án được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 (Doanh nghiệp thành lập mới)

Mục tiêu của Đề án là tạo cơ chế, chính sách thuận lợi khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của pháp luật, đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, góp phần đưa kinh tế của Thủ đô và cả nước phát triển nhanh và bền vững.

Đồng thời tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để khuyến khích, hỗ trợ các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế, có tiềm năng, chuyển đổi thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; tạo tiền đề để các doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn, bền vững hơn.

Thành phố phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới hàng năm tăng từ 15% trở lên trong giai đoạn 2018-2020 và đến hết năm 2020 có khoảng 400.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn.

Đối tượng tham gia bao gồm: Các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, đáp ứng tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

Các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có tiềm năng phát triển chuyển đổi thành doanh nghiệp; Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trên địa bàn Thành phố thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp.

phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới hàng năm tăng

Nội dung hỗ trợ gồm các nội dung hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nội dung hỗ trợ theo cơ chế, chính sách riêng của Hà Nội.

Trong đó, nội dung hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập thị trường (tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử);

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp (mở rộng các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn);

Hỗ trợ công tác kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi sự (cơ quan quản lý thuế; hướng dẫn và tuyên truyền trong công tác quản lý thuế, hạch toán và kê khai thuế; theo phương pháp đơn giản đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ); Hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (đơn giản hóa các thủ tục về đất đai, công khai minh bạch các quy hoạch);

Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường (đẩy mạnh hoạt động xúc tiến; thương mại, giao thương kết nối trong và ngoài nước);

Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ (hình thành và phát triển mô hình; vườn ươm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực theo hình thức đối tác công – tư);

Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý (tư vấn, hỗ trợ miễn phí thủ tục pháp lý; về thành lập doanh nghiệp; cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp);

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp nhỏ và vừa; chuyển đổi từ hộ kinh doanh (đẩy mạnh và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo; kiến thức Giám đốc điều hành, hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp; đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến);

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; (theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14; miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, các nội dung hỗ trợ theo cơ chế chính sách riêng của Hà Nội bao gồm:

Tuyên truyền, phổ biến những chính sách hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trên địa bàn; (minh bạch, cập nhật và hướng dẫn 100% các thủ tục hành chính; trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước);

Hỗ trợ kinh phí và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới; (hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới; về phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu; tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; hỗ trợ kinh phí làm 01 dấu pháp nhân cho doanh nghiệp thành lập mới);

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho hộ kinh doanh; (hỗ trợ đào tạo kiến thức về khởi sự và quản trị doanh nghiệp cho hộ kinh doanh);

Quy định về thanh tra, kiểm tra (không thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi doanh nghiệp được thành lập).

Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến trong 3 năm (2018-2020) là 72,91 tỷ đồng.

Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư – Cơ quan Thường trực thực hiện Đề án chủ trì; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã; các hội, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn triển khai, thực hiện Đề án.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!