Phá vỡ sự “im lặng” trong hỏi và trả lời văn bản

Phá vỡ sự “im lặng” trong hỏi và trả lời văn bản

Im lặng có nhiều ý nghĩa! Im lặng là vàng, im lặng đáng sợ, im lặng để tìm cách giải quyết vấn đề, im lặng là đồng ý và cả im lặng là sự từ chối .v.v. có rất nhiều cụm từ được gắn với từ im lặng.

“Im lặng là vàng” là câu thành ngữ rất đỗi quen thuộc với người Việt,

Nó biểu thị tầm quan trọng của im lặng trong những tình huống không thể giải quyết bằng lời. Im lặng đôi khi là thái độ tiếp thu và lắng nghe trên tinh thần cầu thị và đây chính là sự im lặng đáng giá ngàn vàng. Khi bạn sai, hoặc cảm thấy mình sai, sự im lặng lắng nghe sự chỉ dẫn, sự góp ý, thậm chí là mắng mỏ từ người chỉ ra điểm sai lầm của bạn là điều cần thiết. Đây chính là lúc phát huy giá trị “im lặng là vàng”, kết hợp một vài ngôn ngữ hình thể và nét mặt chứng tỏ bạn cũng cảm thấy ân hận.

Im lặng là sự từ chối như khi bạn đề xuất một ý kiến, một vấn đề với người khác và không được họ hưởng ứng, thường họ sẽ im lặng lờ đi hoặc lái câu chuyện sang một chủ đề khác. Khi có vấn đề phức tạp, khó khăn nhưng lại không muốn mất lòng người khác, nhiều người chọn cách thức im lặng như là một sự phản đối.

Im lặng để tìm cách giải quyết vấn đề. Sự im lặng trong khoảng thời gian cần thiết để suy nghĩ, trải nghiệm, đánh giá tình huống, chuẩn bị tâm thế, và để tìm ra hướng giải quyết.

Còn có kiểu miệng ngậm tăm, ngựa tháo chuông là trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh hiện thực, không đủ bản lĩnh để giải quyết vấn đề.

Khái niệm “im lặng đáng sợ” như một biểu hiện của bệnh vô cảm, vô trách nhiệm, phớt lờ ý kiến của nhân dân mà đồng chí N.V.L. (tức Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nêu lên đến nay mọi người còn nhớ, vì nó vẫn là căn bệnh kéo dài đến nay*

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ bàn đến một loại im lặng là im lặng khi được xin ý kiến bằng văn bản, không bàn đến nhiều loại im lặng khác. Trong đó có cả im lặng khi họp hành, im lặng của những cuộc – họp – một – người, đó là những cuộc họp mà chỉ có một người trình bày từ đầu đến cuối, những người khác chỉ gần như tham dự chứ không tham gia vào cuộc họp, cũng là một điều rất cần chấn chỉnh.

 Quy định của pháp luật về im lặng thế nào?

Tra cứu các quy định của pháp luật hiện hành về các giao dịch hành chính, dân sự (các quy định về tư pháp có thể khác ít nhiều ?) thấy rất ít quy định về im lặng có là đồng ý hay không. Cả Bộ Luật dân sự 2015 cũng chỉ thấy có hai điều quy định liên quan đến im lặng là điều 393 và 400.

Điều 393 quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. Điều 400 quy định thời điểm giao kết hợp đồng: “Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó”.

Khoản 4, điều 6 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư nêu:“Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình”.

Gần đây, một số cơ quan như Cục Thuế, Cục Hải Quan .v.v. cũng đã đưa ra một số quy định về việc im lặng là đồng ý như việc doanh nghiệp phát hành hóa đơn, gửi cơ quan thuế, sau một thời gian quy định nếu cơ quan thuế không có ý kiến được coi là đồng ý.

Trong những trường hợp này, nếu được áp dụng nghiêm túc, triệt để thì rõ ràng đây là điều rất tốt, rất thông thoáng. Tuy nhiên, cũng chưa có tổng kết nào cho thấy có bao nhiêu trường hợp áp dụng được nguyên tắc này và “dám” áp dụng nguyên tắc này?

Để giải quyết vấn đề chậm có ý kiến phản hồi, thậm chí không có ý kiến phản hồi, nhiều văn bản đã phải viết rất rõ là nếu đến ngày (một mốc thời gian cụ thể nào đó), mà cơ quan phát hành văn bản không nhận được ý kiến thì được hiểu là tổ chức, cá nhân được xin ý kiến đồng ý, có trường hợp còn nhấn mạnh thêm vài chữ là mà người được xin ý kiến vẫn phải chịu trách nhiệm liên quan. Vấn đề cần bàn là việc đưa thêm mấy dòng này vào có giá trị pháp lý hay không? Các cơ quan bảo vệ pháp luật có công nhận hay không?

Tình huống không thể im lặng!

Giả định là cơ quan A xin ý kiến cơ quan B, đến hết hạn mà bên A đưa ra mà B không có ý kiến phản hồi thì A hiểu là B đồng ý? Theo trích dẫn trên thì trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên khi A hỏi mà B không trả lời chỉ trong trường hợp A và B có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận. Tuy nhiên, trong các quan hệ hành chính, dân sự thì không chỉ có việc A hỏi B có đồng ý hay không đồng ý mà đối với rất nhiều trường hợp, nếu B không trả lời thì A không thể có thông tin để đưa đến quyết định đúng đắn được.

Như vậy A hoặc phải đôn đốc lại rất mất thời giờ, hoặc A phải báo cáo cấp trên là B không cho ý kiến nên A không giải quyết được vấn đề.

Trong trường hợp A tích cực, chủ động mà tự quyết định lựa chọn giải pháp; để giải quyết vấn đề đặt ra tình huống quyết định đó đúng thì tốt; tuy nhiên nếu sai thì nguy cơ A phải chịu trách nhiệm cao hơn; bởi khi đó B hoàn toàn có thể cãi là tôi không cho ý kiến; thì tôi không phải chịu trách nhiệm.

Như thế, vấn đề phức tạp hơn rất nhiều bởi câu hỏi của A; không phải chỉ là đồng ý hay không đồng ý mà là A xin ý kiến B; nếu B không có ý kiến thì quả thật A cũng không biết phải làm thế nào; vì đó là chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm của B; mà A không thể làm thay, chịu trách nhiệm thay được.

Đâu là giải pháp?

Rõ ràng, sự im lặng đang làm cho rất nhiều công việc, nhất là các công việc hành chính; chỉ giải quyết được khi có đầy đủ ý kiến của các các tổ chức, cá nhân; có liên quan gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc tồn đọng kéo dài nhiều công việc.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra mạnh như là thay thế ngay cán bộ chậm chạp; vô cảm, yếu chuyên môn, kém phẩm chất, nhẹ hơn như là nhắc nhở tên tổ chức, cá nhân; không kịp thời giải quyết công việc, tuy nhiên việc thực hiện không được rộng khắp; đồng đều ở các cơ quan, có cơ quan làm tốt, có cơ quan làm chưa tốt. Tình trạng “im lặng trong hỏi và trả lời”; vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày, hàng giờ cần phải được gỡ bỏ từ Trung ương đến  địa phương.

Rất nhiều năm, Chính phủ cũng như các địa phương lấy tiêu chí kỷ luật; kỷ cương hành chính là nhiệm vụ cốt lõi.

Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc rất hiệu quả; bởi khi làm việc với các cấp, các ngành Tổ đã chỉ rõ ra những việc; đã làm, đang làm, chưa làm, có tính tỷ lệ cụ thể %; từ đó quy ra trách nhiệm cụ thể; mức độ hoàn thành nhiệm vụ chứ không báo cáo chung chung kiểu hầu hết; các công việc được triển khai tốt, nhanh; tuy nhiên, một số công việc còn chưa tốt, còn chậm như thường thấy. Đây là kinh nghiệm hay rất cần nhân rộng ở các Bộ, Ngành, địa phương.

Về mặt luật pháp, cần sớm nghiên cứu việc có luật hóa; được không việc im lặng là đồng ý hay không đồng ý; không để quy định ở các văn bản riêng lẻ nữa; bởi nếu không được luật hóa thì việc áp dụng cũng sẽ là rất khó khăn; và thậm chí gây khó, gây rủi ro cho người mạnh dạn áp dụng.

Trước mắt, cần phải làm mạnh mẽ, quyết liệt để giải quyết vấn nạn im lặng; chậm trễ đáng sợ đang diễn ra, đã hỏi là phải có trả lời chứ không thể im lặng.

Một ví dụ rất điển hành như, khi làm thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư; cơ quan nhà nước chủ trì việc này; đã phải rất kỳ công hỏi đi hỏi lại, văn bản bằng giấy có; đăng trang điện tử có, thậm chí phát cả trên truyền hình, đăng báo nhưng hầu hết im lặng; không ý kiến, đến khi ban hành quyết định thu hồi rồi; thì nhiều tổ chức, cá nhân lại “kêu” ầm lên là họ còn nợ nần; họ còn nghĩa vụ này kia, không thể thu hồi được và như thế đã; đẩy vào tình huống ‘trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”.

Mặt khác, câu trả lời cần rõ ràng, rành mạch, đúng ý người hỏi chứ không phải nước đôi; không hiểu ý tứ trả lời rút cuộc như thế nào? Một số Phòng ĐKKD phản ánh, từng nhận được ý kiến của cơ quan; Công an trả lời phòng không rõ ràng khi phòng đề nghị cơ quan Công an; xác định xem có hành vi giả mạo chữ ký trong hồ sơ ĐKKD hay không? Văn bản trả lời ghi, các chữ ký đó không phải do một người ký; và không kết luận như vậy thì có là giả mạo hay không? Việc trả lời như vậy đã gây khó khăn rất nhiều cho Phòng ĐKKD; vì họ đã hỏi rất rõ là có giả mạo hay không để còn áp dụng nghiệp vụ tiếp theo.

Bên cạnh đó, người hỏi cũng phải rất có trách nhiệm khi hỏi phải rõ ràng; hỏi đúng, hỏi đủ, cũng phải cho người trả lời một khoảng thời gian đủ để trả lời; tính cả thời gian công văn đi, đến, gửi lại.

Nhiều khi, vì sức ép từ lãnh đạo, từ cấp trên, từ công việc, từ người dân, doanh nghiệp; có những văn bản mà khi nhận được; người phải xử lý công việc thấy thời gian hết hạn còn đến; trước khi nhận văn bản thì liệu có xử lý kịp không?

Liệu có tình trạng lấy số văn bản trước khi ban hành như một số phản ánh đã nêu không? Văn bản cũng rất cần có tên tuổi người liên hệ, địa chỉ, số điện thoại, Email; để thuận lợi bởi trao đổi trực tiếp bao giờ cũng nhanh hơn; dễ hiểu hơn rất nhiều khi phải diễn đạt bằng văn bản; chính vì thế, dù có giảm họp hành nhưng trong một số trường hợp; việc tổ chức họp vẫn là việc cần thiết.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử một cách triệt để; luôn là một giải pháp hàng đầu; bởi ở thời đại cuộc cách mạng 4.0 mà chúng ta cứ công văn; giấy tờ bằng giấy, gửi đi, gửi lại, phê duyệt, kính chuyển; thì cùng với câu chuyện im lặng đáng sợ còn là câu chuyện chậm chạp cũng rất đáng sợ; do cách thức xử lý công việc theo cách làm cũ như cách đây cả trăm năm vậy.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!