Nhìn lại thành tựu phát triển doanh nghiệp 2016 và triển vọng 2017

thành tựu phát triển doanh nghiệp 2016 và triển vọng 2017

Năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt kỷ lục là 110.100 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015.Sự khởi sắc này là một trong những dẫn chứng thực tế nhất cho thấy hiệu quả và tác động tích cực của công cuộc cải cách môi trường kinh doanh nói chung, cải cách đăng ký kinh doanh nói riêng đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Những con số ấn tượng

Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập cả năm 2016là 110.100, tăng 16,2% so với năm 2015. Số vốn đăng ký là 891.094 tỷ đồng, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 8,09 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp thành lập mới.

Các doanh nghiệp thành lập mới đã đăng ký tạo việc làm cho gần 1,3 triệu lao động. Lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng cao so với cùng kỳ 2015 là kinh doanh bất động sản (tăng 83,9%), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 52%), Giáo dục đào tạo (tăng 43,1%). TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục là những thành phố năng động, tập trung cơ hội đầu tư kinh doanh của cả nước với số doanh nghiệp thành lập mới lần lượt là 36.442 và 22.663 doanh nghiệp.

Tổng số doanh nghiệp của Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm 53,7% tổng số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước. Tiếp theo là các địa phương như Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Khánh Hòa có tỷ lệ thành lập mới tăng khá so với cùng kỳ.

Điểm sáng của bức tranh doanh nghiệp năm 2016, không chỉ ở con số kỷ lục về doanh nghiệp thành lập mới, mà còn ở số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Đây là số doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh trước đây, nay quay trở lại hoạt động. Con số này rất đáng mừng, cho thấy một số lượng tương đối lớn doanh nghiệp đã tìm thấy cơ hội kinh doanh và niềm tin vào thị trường.Cụ thể, trong năm 2016 là 26.689 doanh nghiệp, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Phân theo vùng lãnh thổ, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở hầu hết các vùng so với cùng kỳ năm 2015. Khu vực Tây Nguyên có 817 doanh nghiệp, tăng 34,4%; tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ có 11.320 doanh nghiệp, tăng 29,4%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 3.780 doanh nghiệp, tăng 26,7%; Đồng bằng sông Hồng có 7.251 doanh nghiệp, tăng 21,7% và Đồng bằng sông Cửu Long có 2.434 doanh nghiệp, tăng 16,7%; duy nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 1.087 doanh nghiệp, giảm 3,0%.

những con số ấn tượng

Cũng trong năm 2016, nhờ những quyết tâm trong việc đẩy mạnh triển khai phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử mà tỷ lệ đăng ký trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của cả nước gia tăng đáng kể.

Trong năm 2016 đạt 14%, riêng Quý IV/2016 đạt 35,26%, vượt yêu cầu tại Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ. Dự kiến 2017, tỷ lệ này trên cả nước sẽ đạt 30%, là con số hết sức khích lệ, thể hiện nỗ lực cao của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tại Hà Nội, tỷ lệ trong cả năm 2016 là 18%, riêng trong Quý IV/2016 là 51,15%. Tại Hồ Chí Minh, tỷ lệ này đạt 25,37% trong cả năm 2016 và đạt 62,06% trong Quý IV/2016. Cùng với Huế, Đà Nẵng, đây là các địa phương đi đầu trong việc đổi mới phương thức hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

Như vậy, với những con số hết sức “ấn tượng” về sự tăng trưởng của doanh nghiệp thành lập mới, quy mô doanh nghiệp, cùng với số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cho thấy “sức sống” của môi trường kinh doanh và những cơ hội đầu tư kinh doanh tiếp tục mở ra, thị trường chắc chắn sẽ cạnh tranh hơn và đây chính là động lực phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Những điểm sáng tạo đà cho làn sóng khởi nghiệp

Một là, động lực từ các quy định pháp lý, cơ chế chính sách giải phóng quyền tự do kinh doanh.

Năm 2016 là năm thứ hai thực hiện triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014. Với những tư tưởng cải cách sâu rộng, hai luật này đã tạo ra luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh.

Trong khi Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm, đồng thời, nâng cao quyền tự chủ, tự quyết định của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì trong Luật Đầu tư, lần đầu tiên đã làm sáng tỏ, rạch ròi những mảng nào là cấm, mảng nào là hạn chế và mảng nào là tự do kinh doanh, đồng thời, bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý.

Nói cách khác, chính sự chuẩn hóa lần đầu tiên của hệ thống quy định về điều kiện kinh doanh, bãi bỏ hơn 6.000 giấy phép con, ban hành Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện với việc loại bỏ 20 ngành, nghề kinh doanh, cũng như thông điệp không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, chỉ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm… của Chính phủ đã có tác động tích cực đến việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tạo ra một làn sóng kinh doanh mới.

Hai là, động lực từ việc giảm chi phí tối đa trong gia nhập thị trường.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2016 về Chính phủ điện tử, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tiếp tục triển khai dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử với hơn 100 quy trình được triển khai từ cấp độ 03 trở lên, trong đó có 95 quy trình được triển khai ở cấp độ 04, đồng thời, thực hiện công khai hóa toàn bộ quy trình đăng ký doanh nghiệp cũng như tình trạng hồ sơ doanh nghiệp trên Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Với sự nỗ lực đó, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới của cả nước được rút xuống chỉ còn 2,9 ngày, thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp là 2,05 ngày, đảm bảo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên đạt gần 86%; tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hẹn đạt gần 90%.

Ba làtư duy phục vụ đang dần thay thế tư duy quản lý trong các cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ mới đã đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến; tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân. Đây cũng là tư tưởng quan trọng để các bộ ngành từ Trung ương; đến địa phương thực hiện những cải thiện chất lượng; thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thay đổi tư duy từ “quản lý” sang phục vụ…

Riêng đối với ngành đăng ký kinh doanh, thái độ phục vụ của các cán bộ; trong Ngành đã có những tiến bộ rõ rệt. Tại một số địa phương đã áp dụng những sáng kiến tốt; nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính; về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Bốn làsự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước được cải thiện rõ rệt.

Trong năm 2016, hàng loạt các chính sách phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành được ban hành; đã khẳng định, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng; từ Trung ương xuống địa phương trong quản lý doanh nghiệp; trước và sau đăng ký kinh doanh được tăng cường.

Ví dụ như: Thông tư số 127/2015/TT-BTC, ngày 21/08/2015 về việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập; và Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 23/02/2016; về việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế; Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT, ngày 05/04/2016 quy định chi tiết; và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hay Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKH-BTC-BNV; ngày 28/05/2015 về Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng; trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước; đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập…

Việc áp dụng quy định tại các thông tư liên tịch; đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; đối với doanh nghiệp trước và sau đăng ký thành lập, từ đó, góp phần cải thiện; và đảm bảo tính an toàn của môi trường kinh doanh.

Triển vọng phát triển doanh nghiệp năm 2017 (Phát triển doanh nghiệp)

Năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc; hơn khi các chính sách điều hành kích thích tăng trưởng kinh tế từ năm 2016 phát huy tác dụng. Những yếu tố như sự cải thiện về môi trường kinh doanh (thực hiện Nghị quyết số 19; về cải cách môi trường kinh doanh, Nghị quyết 35/NQ-CP, ngày 16/05/2016; về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020); và nhiều chính sách cải cách quan trọng khác trong thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Dự báo tình hình đăng ký doanh nghiệp trong năm 2017; sẽ khả quan nếu chúng ta làm tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo tinh thần

Nghị quyếtsố19/2016/NQ-CP ngày 28/04/2016; về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017; định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/05/2016; về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ;

Thứ hai, các bộ, cơ quan ngang bộ phải có trách nhiệm phối hợp, thực hiện tốt các yêu cầu được giao.

Trong thời gian tới, các bộ chuyên ngành phải tiếp tục rà soát; đánh giá các quy định về điều kiện kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Đầu tư; để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh ban hành trái thẩm quyền; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tuyên truyền, quán triệt các quy định; tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước được giao.

Đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước; (Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam…) Nhằm chia sẻ thông tin doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường;

Thứ ba, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ (Phát triển doanh nghiệp)

Cho các cán bộ công chức, viên chức địa phương; để đảm bảo thực hiện nhất quán các quy định của pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực; cho cán bộ công chức, viên chức; nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác, cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên sẽ góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; trong việc gia nhập thị trường và hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả; góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 35 của Chính phủ; để đạt được mục tiêu có một triệu doanh nghiệp hoạt động cho tới năm  2020.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang