Nghị định về đăng ký doanh nghiệp

nghị định về đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 được Quốc hội thông qua Nghị định về đăng ký doanh nghiệp ngày 26/11/2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015. Hai dự án Luật này được cộng đồng đánh giá cao là có tính cải cách mạnh mẽ, đánh dấu một mốc mới trong lộ trình tự do hóa kinh doanh ở nước ta.

Hội thảo Giới thiệu Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 và xin ý kiến Nghị định về đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội

          Nhằm giới thiệu một số nội dung quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, đồng thời xin ý kiến về định hướng sửa đổi Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo về các nội dung trên tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo có sự góp mặt của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh phía bắc và đại diện một số công ty luật, văn phòng luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

          Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Chủ trì Hội thảo – đã nhấn mạnh những kết quả tích cực mà Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 mang lại cho môi trường kinh doanh Việt Nam. Với vai trò là cơ quan phối hợp triển khai xây dựng các Luật trên, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014, được Quốc hội đánh giá cao.

Đồng thời, Bà Minh cũng nêu rõ ý nghĩa của việc xây dựng Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP)

Nhằm cụ thể hóa những cải cách tại Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 đưa vào cuộc sống, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp và nâng cao tính minh bạch cho môi trường kinh doanh. Do đó, Hội thảo được tổ chức với mong muốn có được những ý kiến góp ý xác đáng, cụ thể về các nội dung pháp lý liên quan đến đăng ký doanh nghiệp để đưa vào xây dựng Dự thảo Nghị định.

Tiếp tục nội dung của Hội thảo, Ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có những tóm tắt cơ bản về những điểm đổi mới của Luật Doanh nghiệp 2014. Ông Hiếu nêu rõ Luật Doanh nghiệp có vai trò pháp định đối với doanh nghiệp trong việc gia nhập (thành lập) và rút khỏi thị trường (giải thể) của doanh nghiệp. Ngoài ra, để hoạt động trên thị trường, doanh nghiệp còn chịu sự tác động của rất nhiều quy định khác về sở hữu, giao dịch, trật tự thị trường,…

Trong quy trình gia nhập thị trường, đăng ký doanh nghiệp chỉ chiếm 2 trong tổng số 10 bước tham gia thị trường hiện nay mà doanh nghiệp phải thực hiện. Như vậy, nhìn ở một phạm vi lớn hơn, cải cách môi trường kinh doanh không chỉ là cải cách về thủ tục gia nhập thị trường mà phải là cải cách tổng thể trên nhiều phương diện.

Tương tự, đối với cải cách gia nhập thị trường lại đòi hỏi nhiều cơ quan cùng phối hợp thực hiện chứ không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD).

Trong phạm vi quy định của Luật Doanh nghiệp về việc gia nhập thị trường, hai thay đổi cơ bản sẽ cắt giảm nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp đó là quy định về đăng ký ngành, nghề kinh doanh và con dấu doanh nghiệp.

giới thiệu một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014
Ông Phan Đức Hiếu- Trưởng ban môi trường kinh doanh
(Viện Nghiên cứu QLKTTW)giới thiệu một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014

Về ghi ngành, nghề kinh doanh

Với việc không yêu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN), doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

Theo quy định, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp thông báo cho cơ quan ĐKKD để ghi nhận vào Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (HT TTĐKDNQG). Quy định này đã thay đổi về bản chất quản lý nhà nước. Theo đó, nhà nước tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân và người dân có trách nhiệm thông báo những lĩnh vực kinh doanh của mình để đảm bảo thống kê và hoạch định chính sách.

Về con dấu của doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014 thể hiện bước chuyển biến đáng kể về quan điểm quản lý nhà nước đối với con dấu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, nội dung, việc bảo quản và sử dụng con dấu. Cơ quan ĐKKD chỉ có trách nhiệm công khai thông tin con dấu do doanh nghiệp cung cấp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Cổng TT ĐKDNQG) nhằm đảm bảo giám sát của xã hội và nâng tính minh bạch của môi trường kinh doanh.  

Bên cạnh những thay đổi cơ bản trên, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng hướng tới hài hòa hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký lao động, đăng ký thuế nhằm tiếp tục rút ngắn thời gian gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Với những chuyển biến đáng kể này, việc gia nhập thị trường của doanh nghiêp dự kiến sẽ được cắt giảm 50% số thủ tục và giảm 2/3 thời gian. Những thay đổi này nếu được triển khai đồng bộ và hiệu quả thì thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới năm tới sẽ được tăng bậc đáng kể.  

Cũng trong Hội thảo, một số vấn đề cần định hướng tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp đã được đưa ra trao đổi.

Bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã trình bày 7 (bảy) nhóm nội dung cần xin ý kiến (i) về những quy định chung; (ii) về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp; (iii) đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN; (iv) tổ chức lại, giải thể, thu hồi GCN ĐKDN; (v) Quy trình trao đổi thông tin ĐKDN; (vi) Quy định về hộ kinh doanh; (vii) Quy định pháp lý trong chuyển đổi dữ liệu, tách/đổi Giấy phép ĐT/Giấy CNĐT thành GCN ĐKDN.

trao đổi về những vấn đề cần xin ý kiến tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Bà Nguyễn Hồng Vân – Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ ĐKKD (Cục Quản lý ĐKKD) trao đổi về những vấn đề cần xin ý kiến tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp

Tại các nội dung này, một số Luật sư, đại diện các Phòng Đăng ký kinh doanh đã có ý kiến tham gia góp ý.

Về quan điểm xây dựng Nghị định về ĐKDN

Luật sư Trần Vũ Hải – Giám đốc Công ty luật Trần Vũ Hải đề nghị Ban Soạn thảo cần rà soát toàn diện và chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trong quản lý con dấu, ngành, nghề kinh doanh, người góp vốn…để có cái nhìn đầy đủ về những quy định pháp lý đang ràng buộc doanh nghiệp, tránh việc quy định mới đưa ra nhưng khó thực hiện do vướng quy định tại các văn bản quy phạm khác.

Đồng ý với quan điểm trên, Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng đăng ký kinh doanh Hải Dương cho rằng cần xem xét kỹ các quy định liên quan để có hướng xây dựng Nghị định hợp lý, ví dụ như việc bỏ Giấy CNĐT trong khi còn rất nhiều các văn bản pháp lý khác yêu cầu doanh nghiệp phải có Giấy CNĐT trong thành phần hồ sơ. Về nội dung này, Luật sư Phạm Liêm Chính – Trưởng Văn phòng luật Chính & Cộng sự cũng cho rằng cơ quan nhà nước đã có sự thay đổi lớn về quan điểm quản lý đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những quan điểm này cần có định hướng và giới hạn cụ thể nhằm phục vụ đối tượng lớn là các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Chứ không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hành vi sai trái, ví dụ như việc quy định đăng ký ngành, nghề, liệu có nên cho phép doanh nghiệp tự do đăng ký quá nhiều, hoặc không giới hạn số lượng ngành, nghề được phép đăng ký.

Những doanh nghiệp đăng ký quá nhiều ngành, nghề; về thực chất có thực hiện các ngành, nghề đó hay không. Tuy quan điểm của nhà nước là “cởi mở”, nhưng cũng cần có cơ sở khoa học và giới hạn hợp lý để định hướng cộng đồng trong việc cung cấp đúng-đủ thông tin cho cơ quan quản lý.

đề xuất một số nội dung cần quy định tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng Phòng ĐKKD Hải Dương – đề xuất một số nội dung cần quy định tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp

Về việc ghi ngành, nghề kinh doanh

Ông Lê Xuân Hiền cho rằng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm; ghép mã ngành theo đăng ký ngành, nghề của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm ghi đúng các ngành, nghề; theo danh mục 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong hồ sơ ĐKDN. Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Công ty Luật BASICO; cho rằng cơ quan ĐKKD cần tiếp tục hoàn thiện Hệ thống TTĐKDNQG; cho phép tự động ghép mã ngành, nghề theo tên ngành, nghề do doanh nghiệp cung cấp.

Nên xem xét quy định một số ngành, nghề yêu cầu lý lịch tư pháp để cơ quan ĐKKD; có cơ sở yêu cầu lý lịch tư pháp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014. Ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng phòng ĐKKD Nghệ An nhất trí; với quan điểm việc ghép mã ngành, nghề kinh doanh là nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD. Tuy nhiên, Ông Hải cũng đề nghị cần có hướng xử lý về mặt kỹ thuật; và pháp lý khi doanh nghiệp đăng ký “tất cả các ngành, nghề; mà pháp luật không cấm” để đảm bảo không hạn chế quyền tự do kinh doanh; của doanh nghiệp nhưng cũng đảm bảo doanh nghiệp cung cấp thông tin đúng cho cơ quan ĐKKD.

Về con dấu doanh nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng những cải cách về con dấu doanh nghiệp; là bước đi cơ bản trong việc xóa bỏ ảnh hưởng của con dấu trong giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều quy định; liên quan đến con dấu cần được xem xét và đề xuất thay đổi phù hợp. Đặc biệt, việc xây dựng các quy định về con dấu cần có sự phối hợp chặt chẽ; với cơ quan công an do cơ quan công an; là đầu mối quản lý con dấu từ trước tới nay.

Với ý kiến cho rằng nên có một hay nhiều mẫu dấu tại một thời điểm, ông Lê Xuân Hiền; cho rằng không nên hạn chế số lượng mẫu dấu của doanh nghiệp; nhưng cần quy định rõ về mẫu dấu pháp nhân để tránh nhầm lẫn. Cùng quan điểm trên, Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh; Luật Doanh nghiệp 2015 đã có nhiều đổi mới thì cơ quan đăng ký kinh doanh; nên là cơ quan đi đầu trong việc triển khai những đổi mới; như cho phép doanh nghiệp không cần đóng dấu tại hồ sơ ĐKDN.

Về người đại diện theo pháp luật (NĐDPL)

Ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng Phòng ĐKKD Nghệ An cho rằng số lượng NĐDPL; có thể nhiều nhưng nên quy định một người; có thẩm quyền ký vào hồ sơ ĐKDN, đề xuất đánh số thứ 1. Nhiều đại biểu cho rằng số lượng NĐDPL càng nhiều thì càng tăng rủi ro tranh chấp; cho doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải cân đối giữa nhu cầu và các rủi ro có thể phát sinh.

Việc tăng số lượng NĐDPL dẫn đến yêu cầu phải làm rõ; về thời điểm có hiệu lực của các quyết định trong doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng đối với doanh nghiệp sẽ là thời điểm Quyết định; được chính thức thông qua, còn đối với bên ngoài – bên thứ ba thì đó; là thời điểm được cơ quan ĐKKD ghi nhận nội dung thông báo của doanh nghiệp. Theo Luật sư Phạm Liêm Chính, thực tiễn quốc tế cho thấy NĐDPL; là những người được doanh nghiệp ủy quyền; do đó phải làm rõ việc ủy quyền của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc quản lý NĐDPL cần phải đảm bảo sự khoa học, phù hợp; không gây thêm khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Về lý lịch tư pháp

Nhiều ý kiến các luật sư, đại diện Phòng ĐKKD cho rằng đây; là quy định tương đối khó để triển khai đúng. Do đó, các ý kiến cho rằng Nghị định phải làm rõ nội dung này; để không gây phiền hà cho doanh nghiệp, đồng thời thuận lợi cho cơ quan ĐKKD khi thực hiện. Một số ý kiến cho rằng bước kiểm tra lý lịch tư pháp; nên đưa vào quy trình “hậu kiểm” để không làm ảnh hưởng; đến việc tham gia thị trường của doanh nghiệp.

Trong phiên làm việc tiếp theo, Hội thảo đã lắng nghe phần trình bày; của Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế; về những đổi mới cơ bản của Luật Đầu tư 2014. Tại Luật Đầu tư 2014, những cải cách về kinh doanh; và đầu tư theo hình thức “chọn bỏ” thay vì “chọn cho” như trước đây. Đồng thời, đề cao quan hệ bình đẳng trong môi trường kinh doanh; thông qua việc thống nhất danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; cho mọi doanh nghiệp không phân biệt trong nước và nước ngoài.

Điểm đổi mới cơ bản có thể kể tới; là việc tách thủ tục đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trước; sau khi được cấp Giấy CNĐT; thì thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp như nhà đầu tư trong nước.

Luật Đầu tư 2014 đã quy định thêm tổ chức kinh tế; có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài; là cổ đông hoặc thành viên và những tổ chức này sẽ được coi; là nhà đầu tư nước ngoài khi yếu tố nước ngoài; sở hữu trên 51% vốn điều lệ.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2014 đã phân định rõ phạm vi; điều chỉnh giữa Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán; trong thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; quy định rõ điều kiện để thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; của nhà đầu tư nước ngoài và thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần; trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 51% vốn góp.

Tiếp tục thảo luận về những nội dung này, các đại biểu cho rằng các thủ tục; về đầu tư và kinh doanh cần tiếp tục được nghiên cứu; làm rõ tại các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, Bà Kim Dung – Luật sư Apollo Việt Nam cho rằng; cần làm rõ quy trình, thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp; đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư; thì việc đăng ký chuyển đổi GCNĐT và GCN ĐKDN là rất phức tạp. Do đó, Luật sư Kim Dung đề nghị cơ quan xây dựng luật; cần thống nhất phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành để tránh chồng chéo quy định.

Ngoài những vấn đề trên, các nội dung khác; về chuyển đổi dữ liệu đăng ký đầu tư vào Cơ sở dữ liệu quốc gia; về ĐKDN cũng được đưa ra trao đổi và thảo luận.

Các đại biểu đều nhất trí việc hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN; sẽ là một bước đi quan trọng trong lộ trình công khai hóa; minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp trên thị trường.

Kết thúc Hội thảo, ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; phát biểu ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực và trách nhiệm của các đại biểu,;đồng thời, mong muốn rằng trong thời gian tới, Ban Soạn thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp; sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm; đồng hành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; để xây dựng Dự thảo Nghị định có chất lượng, giải quyết được những vướng mắc; trong thực tiễn và kế thừa hiệu quả những quan điểm đổi mới; của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang