Một Số Quy Định Khi Đăng Ký Doanh Nghiệp Xếp Hạng Tín Nhiệm

một số quy định khi đăng ký doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

Ngày 26/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chỉ áp dụng đối với dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; điều kiện hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín dụng là độc lập và khách quan; trung thực; minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định này và các điều khoản quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm.

  Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo quy định tại Nghị định này, các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp đăng ký dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đó là: Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; cho thuê, hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này; đòi hỏi hoặc nhận tiền hoặc nhận bất kỳ lợi ích nào từ tổ chức được xếp hạng tín nhiệm ngoài khoản chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã được thỏa thuận trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết;

Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm và kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; thông đồng, móc nối với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm; làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm; công bố thông tin về kết quả xếp hạng tín nhiệm khi không có hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;

Chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong các trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;

Tổ chức được xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hành vi cản trở chuyên viên phân tích; thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm, cung cấp sai lệch, không trung thực thông tin; tài liệu liên quan đến viêc xếp hạng tín nhiệm, đe dọa, mua chuộc, hối lộ; thông đồng với chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng sếp hạng tín nhiệm; hoặc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.

Các loại hình doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ xếp hạng; sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; theo quy định của Nghị định này bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần, công ty hợp danh. Việc đặt tên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ; theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Đồng thời, cũng quy định các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ; xếp hạng tín nhiệm thì không được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm”; hoặc cụm từ khác có nội hàm như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh doanh của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp; theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu; về loại hình doanh nghiệp quy định tại Nghị định này;

(2) Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu; bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 11 Nghị định này;

(3) Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này;

(4) Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn; và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này;

(5) Có tối thiểu năm (05) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện; của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định này;

(6) Có tối thiểu mười (10) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn; và điều kiện chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định này;

(7) Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này; và văn bản cam kết thực hiện các quy trình nghiệp vụ khi; được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

(8) Có phương án kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản sau: Kế hoạch kinh doanh; Dự kiến doanh thu và chi phí hoạt động; Kế hoạch nhân sự; Dự kiến các nguồn dữ liệu sử dụng;

(9) Có trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

(10) Phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Không được sử dụng ngân sách Nhà nước để góp vốn (Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm)

Nghị định cũng đã quy định cụ thể về nguyên tắc góp vốn thành lập doanh nghiệp; xếp hạng thực hiện theo các quy định của Luật Doanh nghiệp; và phải đảm bảo các nguyên tắc “Tổ chức, cá nhân đã góp vốn sở hữu; trên 5% vốn điều lệ thực góp của một (01) doanh nghiệp xếp hạng ; thì không được góp vốn thành lập hoặc mua, nắm giữ cổ phiếu; hoặc phần vốn góp của một (01) doanh nghiệp xếp hạng khác.

Các tổ chức, cá nhân không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước; để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp xếp hạng “; và “doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; tại Nghị định này không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp xếp hạng

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng đối với hoạt động xếp hạng ; là mười lăm (15) tỷ đồng và mức vốn này chưa bao gồm mức vốn pháp định; của các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp xếp hạng; được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nghị định quy định rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng; bao gồm: dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm; bao gồm: dịch vụ thông tin về xếp hạng tín nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng; cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm.

Khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm; doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo; không xảy ra các trường hợp xung đột lợi ích được quy định rõ tại Nghị định.

Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được hoạt động trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán; chứng khoán (bao gồm: môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành; đại lý phân phối chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư; đầu tư chứng khoán); ngân hàng

Trong Nghị định này cũng quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ; và trách nhiệm của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cấp lại, điều chỉnh; thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đồng thời, quy định vê tiêu chuẩn, điều kiện của Tổng Giám đốc; hoặc Giám đốc doanh nghiệp, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích.

Bên cạnh đó, để minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp xếp hạng tín dụng

Nghị định này quy định doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố thông tin; trước ngày khai trương hoạt động trên phương tiện thông tin đại chúng; và trang thông tin điện tử của doanh nghiệp ít nhất mười (10) ngày làm việc; trước ngày dự kiến khai trương hoạt động kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; các thông tin cơ bản như:

Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp xếp hạng; địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; vốn điều lệ thực gốp; danh sách, tỷ lệ vốn góp tương ứng của từng cổ đông hoặc thành viên góp vốn; sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; ngày dự kiến khai trương hoạt động xếp hạng tín nhiệm.

Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014, đây là cơ sở pháp lý quan trọng; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm; được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!