Môi trường kinh doanh của 14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc

Môi trường kinh doanh của 14 tỉnh vùng núi phía Bắc

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng môi trường kinh doanh của 14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, ngày 08/8/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư công năm 2020 vùng miền núi phía Bắc. Với mục tiêu tổ chức xây dựng kế hoạch 2020 đảm bảo tập trung, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương nhằm trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, phương thức mới trong công tác điều hành, xây dựng và triển khai kế hoạch.

Hội nghị đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang, trong đó chủ trì có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung và Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, ngoài ra, có sự tham gia của lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, Lãnh đạo, cán bộ của 14 tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.

1. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay, tính đến thời điểm 20/6/2019, 14 tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 31.023 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 4,21% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, đứng vị trí thứ 5 trong 6 khu vực của cả nước, chỉ đứng trước khu vực Tây Nguyên (chiếm 2,56% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước).

– Về doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2019:

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 3.084 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 35.185 tỷ đồng, giảm 3,2% về số doanh nghiệp và tăng 22,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018 (cả nước tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn).

Xét riêng từng địa phương trong khu vực này, có 3/14 tỉnh gồm Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Giang có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ (lần lượt là 27,8%, 26,5% và 12%); có 11/14 tỉnh có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Do vậy, 11 tỉnh có số lượng doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ năm 2018

Bao gồm gồm Sơn La, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn và Điện Biên cần có những giải pháp cụ thể, tăng cường lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương.

Riêng 5 tỉnh gồm: Điện Biên có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm nhiều nhất là 32%, tiếp đến là Phú Thọ, Bắc Kạn đều có mức giảm 14,9%, Hòa Bình giảm ở mức 14,5% và Lạng Sơn giảm ở mức 13,8%, cần phân tích các nguyên nhân cụ thể hơn và đưa ra được một số giải pháp quyết liệt hơn để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Điểm nổi bật trong 7 tháng đầu năm 2019 là 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng có mức tăng cao nhất trên cả nước là 27,8% và 26,5% về số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2018.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp mới thành lập trong 07 tháng đầu năm 2019 tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là 71.920 người, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2018.

cải thiện môi trường kinh doanh vùng núi

– Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2019:

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 1.154 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 370 doanh nghiệp (tương đương 47,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Điều đáng chú ý là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng đáng kể, đứng thứ hai ngay sau khu vực Đồng bằng sông Hồng (có mức tăng 48,8% về có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động). Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng thấp nhất về số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng ở mức khiêm tốn là 5,7%.

Xét riêng từng địa phương trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2019 cao nhất, đạt lần lượt là 138,9% và 136,4% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là một tín hiệu mừng khi hai tỉnh vùng cao luôn có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập khá khiêm tốn. Có 2 tỉnh tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc gồm Bắc Kạn và Cao Bằng có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm so với cùng kỳ năm 2018, lần lượt ở mức giảm 14,8% và 2,9%.

– Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 1.212 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 175 doanh nghiệp (tương đương 16,9%) so với cùng kỳ năm 2018. Xét từng khu vực thì doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có mức tăng đứng thứ ba sau khu vực Đông Nam Bộ (tăng 17,4%) và khu vực Đồng bằng sông Hồng (tăng 17,9%).

Xét riêng từng địa phương trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, trong 07 tháng đầu năm 2019, hai tỉnh gồm Thái Nguyên và Lào Cai có mức tăng cao nhất về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, là 54,5% và 48%, do đó cần có những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.

Cùng với tín hiệu tích cực của tỉnh Lai Châu về số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao trong 07 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ 2018 (đạt mức 136,4%), thì tỉnh này có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 07 tháng đầu năm 2019 giảm đáng kể là 20% so với cùng kỳ 2018.

– Về doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có  có 1.290 doanh nghiệp chờ giải thể trong khi cả nước có 24.828 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 5,2% của cả nước về số lượng doanh nghiệp chờ giải thể. Về doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 489 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tổng số cả nước có 9.260 doanh nghiệp giải thể, giảm 3,0% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 1.062 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trong tổng số 21.017 doanh nghiệp cả nước, chiếm tỷ lệ 5,1% của cả nước.

Đây là các doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.

Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động tại một địa chỉ khác mà không nằm trong kiểm soát của cơ quan QLNN hoặc đã thực sự rút lui khỏi thị trường. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tại 14 tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc tăng cường rà soát để xác định tình trạng thực sự của những doanh nghiệp này, tránh một số hệ lụy không tốt như: doanh nghiệp hoạt động phi chính thức dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; thất thu thuế của Nhà nước; doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích gây phương hại đến quyền lợi của người lao động…

2. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh

Nhìn chung, tình hình giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp; tại 14 tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc trong 6 tháng đầu năm 2019; được xử lý tương đối tốt, thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN mới là trong vòng 02 ngày; nhanh hơn so với quy định tại Luật Doanh nghiệp (03 ngày làm việc); và lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ cao. Không có tỉnh nào trong khu vực này xử lý hồ sơ bị quá hạn; so với quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Cụ thể, có 06 tỉnh đã có nhiều cố gắng, cải cách quá trình giải quyết thủ tục hành chính; và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp; chỉ trong vòng 01 ngày làm việc gồm Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang.

Về rút ngắn thời gian giải quyết trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp; có 8 tỉnh gồm Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La; và Tuyên Quang đã cải thiện và hoàn tất chỉ trong vòng 01 ngày làm việc; nhanh hơn quy định tại Luật Doanh nghiệp (02 ngày làm việc). Do vậy, đề nghị biểu dương các tỉnh trên đã làm tốt thủ tục đăng ký doanh nghiệp; góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi gia nhập thị trường.

Tuy nhiên, tình hình áp dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc còn nhiều hạn chế.

Trong 06 tháng đầu năm 2019, có đến 7 địa phương xử lý hồ sơ qua mạng đạt dưới 20%; trong đó Điện Biên (5,07%), Tuyên Quang (7,78%), Lai Châu (8,82%), Cao Bằng (8,44%); Bắc Kạn (9,22%), Yên Bái (13,22%), Lào Cai (15,89%); có 04 địa phương có tỷ lệ xử lý hồ sơ qua mạng đạt trên 20%; và dưới 50 % gồm Lạng Sơn (23,67%), Hòa Bình (37,68%), Phú Thọ (42,9,1%), Thái Nguyên (46,73%); 3 địa phương còn lại có tỷ lệ xử lý hồ sơ qua mạng; đạt trên 50 % gồm Hà Giang (51,69%); Bắc Giang (59,92%) và Sơn La (78,28%). Theo thống kê trong 06 tháng đầu năm 2019; thì tỷ lệ xử lý hồ sơ qua mạng của cả nước đạt 66,55%.

Hiện nay, việc hiện đại hóa TTHC trên cơ sở ứng dụng CNTT là xu hướng chung; mang lại nhiều lợi ích như giúp tiết kiệm nguồn lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan QLNN; nâng cao tính minh bạch trong giải quyết THHC…

Do vậy, trong thời gian tới, các địa phương có tỷ lệ xử lý hồ sơ qua mạng thấp; như Điện Biên, Tuyên Quang, Lai Châu , Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình; Phú Thọ, Thái Nguyên cần có giải pháp quyết liệt hơn; để nâng cao tỷ lệ áp dụng phương thức ĐKDN qua mạng điện tử. 

– Theo Báo cáo PCI 2018, lĩnh vực Gia nhập thị trường; tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; được đánh giá 7,49 điểm, đứng thứ hai; sau khu vực Duyên hải miền Trung đứng đầu cả nước (có điểm số 7,61). Trong thời gian tới, các tỉnh thuộc khu vực này cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa; để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; để tiếp tục phát triển KT-XH của khu vực này; cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước.

3. Tình hình đăng ký hợp tác xã (Môi trường kinh doanh)

Kể từ ngày 28/5/2019 khi Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều; của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã; và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; có hiệu lực, theo thống kê tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã; khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; ghi nhận có 05 hợp tác xã đăng ký thành lập mới; gồm Phú Thọ (có 3 HTX mới), Thái Nguyên (có 1 HTX mới) và Bắc Kạn (có 01 HTX mới).

Các HTX này được đăng ký thành lập mới tại Phòng Tài chính-Kế hoạch; thuộc ủy ban nhân dân cấp quận, huyện; thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã (Môi trường kinh doanh).

Thực hiện các quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT; thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh); đã phát triển, hoàn thành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã; đồng thời triển khai đào tạo cho các cán bộ cấp quận huyện; làm công tác đăng ký hợp tác xã. Bên cạnh đó, Cục đang từng bước hoàn thiện; Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã.

Do vậy, lãnh đạo của 14 tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; cần chỉ đạo các Sở KH&ĐT và các quận huyện; đẩy mạnh công tác đăng ký liên hiệp hợp tác xã và hợp tác xã; thông qua quy trình tác nghiệp trực tiếp; trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã; đồng thời phối hợp chặt chẽ; với Cục Quản lý đăng ký kinh doanh để chuẩn hóa dữ liệu hợp tác xã; tại địa phương mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang