Mở rộng các loại hình doanh nghiệp đăng ký trên Hệ thống Thông tin

mở rộng các loại hình doanh nghiệp đăng ký

Ngày 16/9/2015, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án “Mở rộng các loại hình doanh nghiệp đăng ký trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án chủ trì. Tham dự cuộc họp có đại diện Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO), Tổng cục thuế – Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Dưới sự hỗ trợ của UNIDO và nhà tài trợ SECO, quá trình cải cách đăng ký kinh doanh của Việt Nam thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực (Mở rộng các loại hình doanh nghiệp).

Theo đánh giá của các chuyên gia UNIDO, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đặc biệt là việc đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp nối thành công đã đạt được trong việc xây dựng Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Hệ thống TTĐKDNQG), cùng với sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ.

Dự án “Mở rộng các loại hình doanh nghiệp đăng ký trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” đã được chính thức triển khai vào ngày 01/9/2014 với mục tiêu tổng thể: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đối với khu vực tư nhân thông qua việc tăng cường năng lực cho Cục QLĐKKD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các Phòng ĐKKD (thuộc các Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Tại cuộc họp, ông Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục QLĐKKD, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đã báo cáo về tiến độ dự án và tình hình triển khai cụ thể các hoạt động của dự án với 06 kết quả đầu ra quan trọng:

Thứ nhất, ngay khi Dự án bắt đầu vào tháng 9/2014

các chuyên gia pháp lý trong nước và quốc tế đã phối hợp hiệu quả cùng với Dự án, Cục QLĐKKD và các cơ quan nhà nước liên quan trong việc thực hiện rà soát khung pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, đưa ra các đề xuất thay đổi cần thiết để sửa đổi Luật doanh nghiệp, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và dự thảo các thông tư hướng dẫn. Luật doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp cũng đã được ban hành ngày 14/9/2015. Dự kiến, Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp sẽ được ban hành trong tháng 9/2015;

Thứ hai, Hệ thống TTĐKDNQG được nâng cấp để hỗ trợ thực hiện đăng ký các loại hình doanh nghiệp mới

Theo dõi việc tuân thủ các nghĩa vụ về mặt pháp lý của các doanh nghiệp này, cấp mã số doanh nghiệp tự động, bổ sung công nghệ khai thác dữ liệu và cải thiện hệ thống báo cáo;

Thứ ba, dựa trên kết quả khảo sát do một cơ quan nghiên cứu độc lập

Thực hiện cũng như khảo sát mức độ hài lòng của người sử dụng Hệ thống TTĐKDNQG, xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược dài hạn của Cục QLĐKKD, bao gồm lộ trình cụ thể để từng bước đảm bảo yếu tố bền vững về mặt tài chính thông qua nguồn thu từ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp và nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước;

Thứ tư, xây dựng kế hoạch đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác đăng ký kinh doanh và nâng cao năng lực của cán bộ Cục QLĐKKD và các Phòng ĐKKD thông qua các hoạt động đào tạo;

Thứ năm, hỗ trợ Cục QLĐKKD tổ chức chương trình nâng cao nhận thức

Cho các bên liên quan và cộng đồng thông qua việc hỗ trợ triển khai chương trình; nâng cao nhận thức trên phạm vi toàn quốc; để giới thiệu các lợi thế của Hệ thống TTĐKDNQG sau khi được nâng cấp; tổ chức hội thảo tham vấn cho đại diện của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài; in ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp; cho các loại hình doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014; nâng cao nhận thức để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp.

Thứ sáu, thực hiện các khảo sát đầu vào và khảo sát đầu ra (Mở rộng các loại hình doanh nghiệp)

Đánh giá mức độ chính xác và hoàn thiện của dữ liệu; về các doanh nghiệp Việt Nam trong Hệ thống TTĐKDNQG; mức độ hài lòng của các đối tượng người sử dụng Hệ thống TTĐKDNQG; đánh giá mức độ nhận thức của cộng đồng; về Hệ thống TTĐKDNQG và các dịch vụ của cơ quan ĐKKD.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Giám đốc quốc gia SECO tại Việt Nam, ông Roman Windisch; cho rằng Chính phủ Việt Nam cần xác định các loại hình doanh nghiệp nào; chưa có trong Hệ thống TTĐKDNQG để bổ sung trong thời gian tới. Ông cũng chia sẻ tính bền vững đóng vai trò rất quan trọng với SECO; trong đó không thể thiếu các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin.

Đặng Huy Đông Thứ trưởng Bộ KH ĐT phát biểu tại cuộc họp
Đặng Huy Đông Thứ trưởng Bộ KH ĐT phát biểu tại cuộc họp

Đồng quan điểm với ông Roman Windisch về sự quan trọng của tính bền vững; Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng nhận định Hệ thống TTĐKDNQG; là điển hình trong mô hình dịch vụ công ở Việt Nam. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đánh giá cao những kết quả mà Dự án đạt được; ông cho rằng Dự án đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ; đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

Ông Patrick Gilabert, Trưởng đại diện UNIDO Việt Nam, cam kết tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án.

Bà Nilgun F.Tas, Quản lý Dự án, Trưởng phòng Hợp tác, Cạnh tranh; và Phát triển – Phó Giám đốc Ban Kinh doanh, Đầu tư và Ứng dụng công nghệ; trụ sở chính UNIDO, thành viên Dự án, cũng đánh giá Hệ thống TTĐKDNQG; là một thành tựu quan trọng giúp Việt Nam phát triển. UNIDO sẽ có bản đánh giá chuyên sâu về cải cách ĐKKD ở Việt Nam; để làm tài liệu nghiên cứu cho các nước khác.

Bà Lê Thu Mai, Phó Vụ trưởng, Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho biết (Mở rộng các loại hình doanh nghiệp)

Thông tư số 127/2015/TT-BTC ngày 21/8/2015 của Bộ Tài chính; về hướng dẫn việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý; đối với doanh nghiệp đã cho phép cấp mã số thuế tự động; để đảm bảo cơ quan thuế cung cấp mã số doanh nghiệp; cho cơ quan ĐKKD ngay trong ngày làm việc.

Bà cũng đưa ra đề xuất xây dựng cơ chế kết nối cảnh báo doanh nghiệp vi phạm; để cơ quan đăng ký kinh doanh nắm bắt được tình hình vi phạm pháp luật; về thuế của doanh nghiệp, từ đó có chính sách quản lý phù hợp. Bà cũng đề xuất Dự án nghiên cứu bổ sung việc đào tạo, nâng cao năng lực quản lý; cho các cán bộ ngành Thuế, đẩy mạnh rà soát thông tin các doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Taị cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án; cũng đã thống nhất kế hoạch hoạt động của Dự án trong thời gian tới. Mặc dù mới triển khai trong thời gian ngắn nhưng Dự án; đã đạt được những kết quả tích cực theo đúng tiến độ đã đề ra tại Văn kiện dự án.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!