Học liệu điện tử môn học “Pháp luật Tài chính” được biên soạn trên cơ sở Đề cương môn học theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Giáo trình Luật tài chính do Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức biên soạn. Trong giáo trình, nội dung gồm 13 chương,
Mẹo Nhỏ Nên Đọc Qua
1. Để tìm kết quả nhanh thì nên sử dụng Máy Tính thay vì Điện Thoại.
2. Sau khi Sao chép (Copy) câu hỏi thì bấm “Ctrl + F” và Dán (Paste) câu hỏi vào ô tìm kiếm sẽ thấy câu cả lời. (Copy nguyên câu không ra thì thử vài từ để kiếm)
3. Trường hợp không tìm thấy câu hỏi. Lúc này vui lòng kéo xuống dưới cùng để đặt câu hỏi mục bình luận. Sẽ được trả lời sau ít phút.
4. Xem danh sách đáp án Trắc nghiệm EHOU
5. THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CÂU HỎI (Khảo sát giúp chúng tôi biết sự trải nghiệm của Bạn, Bạn có thể đóng ý kiến giúp Chúng tôi tăng trải nghiệm của bạn. Đặc biệt chúng tôi chọn ra 1 người may mắn mỗi tuần để trao Mã Kích Hoạt LawPro 30 Miễn Phí)
6. Tham gia group Facebook Sinh Viên Luật để được hỗ trợ giải bài tập và Nhận Mã Kích hoạt tài khoản Pro Miễn Phí
7. Nếu đăng nhập mà không thấy đáp án thì làm như sau: Giữ Phím Ctrl sau đó bấm phím F5 trên bàn phím “Ctrl + F5” để trình duyệt xóa cache lúc chưa đăng nhập và tải lại nội dung.
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Lược sử ra đời của ngân sách nhà nước và thuật ngữ ngân sách nhà nước
Lịch sử tài chính công đã chứng minh rằng có sự khác nhau đáng kể giữa ngân sách nhà nước và thuật ngữ ngân sách nhà nước. Nếu ngân sách nhà nước – với ý nghĩa là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của Nhà nước trong lịch sử thì thuật ngữ ngân sách nhà nước – với tính cách là một khái niệm khoa học, lại ra đời muộn hơn rất nhiều, khi Nhà nước đã phát triển đến một giai đoạn nhất định mà ở đó sự phân biệt giữa tài chính công và tài chính tư đã trở nên cần thiết như một nhu cầu bất khả tránh.
Trong thời kì đầu của lịch sử Nhà nước, quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (mà sau này được gọi là quỹ ngân sách nhà nước) do người đứng đầu Nhà nước quyết định. ở giai đoạn này, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tuy cũng được thiết lập và sử dụng cho nhu cầu của Nhà nước nhưng hoàn toàn chưa được quan niệm là “ngân sách nhà nước” theo đúng nghĩa của danh từ này mà ngày nay chúng ta vẫn thường quan niệm. Sở dĩ có thể nhận xét như vậy là bởi vì, trong giai đoạn này việc thiết lập, quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước hầu như không được kế hoạch hoá, không được xác định niên độ và cũng không có luật lệ nào điều chỉnh một cách chi tiết, cụ thể.1 Mặt khác, vào thời điểm đó người ta cũng chưa thể phân biệt và phân tách một cách rạch ròi giữa các khoản chi tiêu công cộng mang tính quốc gia với các khoản chi tiêu mang tính cá nhân của người đứng đầu bộ máy nhà nước. Các khoản thu và chi của người đứng đầu quốc gia luôn được hiểu đồng nghĩa với việc thu, chi của bộ máy chính quyền nhà nước, mặc dù trong nhiều trường hợp chúng được thực hiện không phải hoàn toàn vì lợi ích quốc gia. Sự mập mờ và thiếu minh bạch giữa lợi ích công và lợi ích tư trong việc hình thành, quản lý, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước cùng với bản chất của chế độ tập quyền quân chủ đã khiến cho các khoản chi tiêu ngày càng gia tăng trong tình trạng không thể kiểm soát được. Trên thực tế, hầu như gánh nặng chi tiêu của bộ máy quyền lực khổng lồ này đều được chia sẻ bởi dân chúng bằng gánh nặng thuế khoá nhưng chính những người phải đóng thuế là dân chúng lại không thể kiểm soát được giới hạn các khoản thu và các khoản chi mà Nhà nước thực hiện. Sự độc quyền của Nhà vua (với tư cách là người đứng đầu nhà nước) trong việc quyết định các khoản thu và chi tiêu của chính quyền nhà nước thời bấy giờ cùng với sự mập mờ, thiếu công khai minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước chính là những đặc trưng cơ bản của nền tài chính thời quân chủ.
1 Xem: Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, NXB Tài chính, Hà Nội 1996, tr. 261.
Trong suốt những năm dài tồn tại của Nhà nước chiếm hữu nô lệ và Nhà nước phong kiến, chế độ thuế khoá nặng nề, bất công cùng với sự chi tiêu lãng phí của Nhà nước đã nhen nhóm trong lòng dân chúng những khát vọng về một chế độ tài chính dân chủ, trong đó dân chúng phải có quyền tham gia kiểm soát việc thu thuế và quyết định việc sử dụng số tiền thuế đó như thế nào cho các nhu cầu công cộng. ý tưởng về sự tách bạch giữa tài chính công (hoạt động thu, chi của Nhà nước) và tài chính tư (hoạt động thu, chi của cá nhân các thành viên trong bộ máy quyền lực nhà nước) đã bắt đầu manh nha từ trong lòng chế độ phong kiến và trở thành một mục tiêu đấu tranh của các tầng lớp xã hội tiến bộ thời bấy giờ (trong đó đại diện điển hình là giai cấp tư sản) nhằm chống lại chế độ vương triều phong kiến. Cho đến khi Quốc hội đầu tiên ra đời trong lịch sử và trở thành một nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước thì sứ mệnh đầu tiên của Quốc hội là phải tìm cách đoạt từ tay Nhà vua thẩm quyền về tài chính, bao gồm quyền biểu quyết các khoản thu (chủ yếu là thuế) và biểu quyết các khoản chi tiêu mà chính quyền phong kiến sẽ được phép thực hiện trong một thời hạn nhất định. Sự thắng lợi đầy khó khăn của những người đại diện nhân dân (tức là Quốc hội) trong cuộc tương tranh quyền lực với Nhà vua vì mục đích đấu tranh cho việc hình thành một nền tài chính dân chủ tiến bộ đã từng được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của thuật ngữ “ngân sách nhà nước” trong lịch sử.
Thật vậy, theo các tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống về ngân sách2, khái niệm “ngân sách nhà nước” bắt đầu hình thành đầu tiên ở nước Anh, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Pháp, với ý nghĩa chỉ “túi tiền” của người thủ quỹ ngân khố. Cũng theo sự phân tích của các tài liệu này, kể từ khi xuất hiện Quốc hội trong bộ máy nhà nước với hành trang đầu tiên là quyền lực về tài chính, ý tưởng phân chia và phân tách một cách rạch ròi giữa các khoản thu, chi “công” với các khoản thu, chi “tư” cũng ngày càng trở nên rõ nét hơn. Theo quan điểm này, tất cả những khoản thu và chi mang tính chất “công” đều thuộc về Nhà nước, do Nhà nước thực hiện và được gọi là “ngân sách nhà nước”. Thuật ngữ “ngân sách nhà nước” đã ra đời trong hoàn cảnh đó và cho đến nay, nó vẫn luôn được thừa nhận như một thuật ngữ chính thống trong hệ thống thuật ngữ của nền kinh tế học cổ điển cũng như hiện đại.
2 Xem: Lê Đình Chân, “Tài chánh công”, Sài Gòn 1971, tr. 242, 243.
Ngày nay, thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các diễn đàn khoa học mà cả trong đời sống thực tiễn, với ngụ ý đề cao ý thức chính trị của dân chúng trong việc đóng thuế cho quốc gia để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với Chính phủ. Mặt khác, việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ này cũng nhằm phân biệt giữa ngân sách của Nhà nước với ngân sách của hộ gia đình, cá nhân và ngân sách của các tổ chức, đoàn thể xã hội.
Cùng với thời gian, sự phát triển không ngừng của khoa học kinh tế cũng như của chính bản thân các hoạt động kinh tế đã làm cho thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được quan niệm và giải thích ngày càng sâu sắc hơn. Nếu như lúc đầu, thuật ngữ ngân sách nhà nước chỉ được hiểu một cách đơn thuần, giản dị là bản dự trù các khoản thu và chi tiêu mang tính chất “công” thì về sau thuật ngữ ngân sách nhà nước đã được quan niệm đầy đủ và rõ ràng hơn, với ý tưởng coi ngân sách nhà nước như là một công cụ phân phối của cải vật chất trong tay Nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh tế và duy trì bộ máy quyền lực chính trị trong xã hội.
1.1.2. Định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế và pháp lý
Trong cuốn “tài chính công” nổi tiếng của mình, tác giả Philip E. Taylor đã định nghĩa rằng “ngân sách là chương trình tài chính chính yếu của Chính phủ. Tài liệu này tập trung các dự liệu thu và chi trong khoảng thời gian của tài khoá, bao hàm các chương trình hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài trợ các hoạt động ấy”3. Nói như vậy, ngân sách nhà nước chẳng khác nào một kế hoạch tài chính khổng lồ của quốc gia mà Quốc hội là người quyết định để cho phép Chính phủ thực hiện trong phạm vi một tài khoá xác định.
1.1.2.1. Định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế
Ngân sách nhà nước, trước hết là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học.
Xét từ góc độ này, ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định để thực hiện trong một thời hạn nhất định, thường là một năm. Định nghĩa này thể hiện hai yếu tố cốt lõi:
Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia. Do đó phải được Quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi Chính phủ đem ra thi hành trên thực tế. Hơn thế nữa, Quốc hội còn là người giám sát Chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyết toán ngân sách hàng năm do Chính phủ đệ trình khi năm ngân sách đã kết thúc.
3 Xem: Philip E.Taylor, Tài chính công, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam xuất bản năm 1963, tr. 15.
Thứ hai, ngân sách nhà nước chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn 1 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Khoảng thời gian này được pháp luật qui định nhằm giới hạn rõ thời gian thực hiện bản dự toán ngân sách nhà nước và được gọi là “năm ngân sách” hay “tài khoá”, thực chất là niên độ ngân sách. Trước đây, trong giai đoạn đầu của lịch sử ngân sách, các nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến thường không quy định niên độ ngân sách và điều này dẫn đến sự tuỳ tiện, độc đoán của Nhà nước trong việc tổ chức thu nộp và chi tiêu ngân sách. Hiển nhiên, sự tuỳ tiện và độc đoán này chỉ có lợi cho chính quyền nhưng lại đem đến những bất lợi đáng kể cho dân chúng là những người phải đóng thuế cho chính quyền sử dụng. Về sau, do sự đấu tranh kéo dài và bền bỉ của Quốc hội trong nhiều năm mà Nhà vua đã phải chấp nhận để cho Quốc hội được quyền quyết định ngân sách nhà nước trong một niên độ nhất định, có thể là 5 năm, 3 năm, 2 năm hoặc 1 năm tuỳ theo từng quốc gia. Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới có quy định niên độ ngân sách là 1 năm, kể từ ngày bản dự toán ngân sách có hiệu lực cho đến khi nó kết thúc hiệu lực thi hành. Tuỳ theo tập quán của từng nước mà khoảng thời gian này có thể trùng hoặc không trùng với năm dương lịch.
Theo thông lệ, bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm sẽ được soạn thảo bởi một cơ quan công quyền vừa có năng lực, vừa chuyên trách là Bộ Tài chính hay Bộ Ngân khố, sau đó mới được Chính phủ đệ trình lên cho Quốc hội (Nghị viện) biểu quyết thông qua hoặc phê chuẩn để sau đó chuyển giao lại cho Chính phủ tổ chức thi hành trong thực tế.
Ở Việt Nam, việc soạn thảo dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được chủ trì bởi Bộ Tài chính cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của một số cơ quan nhà nước khác có liên quan như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban ngân sách của Quốc hội… Các cơ quan này, mặc dù có chức năng, nhiệm vụ chuyên môn khác nhau do pháp luật qui định nhưng khi tham gia vào quá trình soạn thảo ngân sách nhà nước thì đều có chung bổn phận là cố gắng xây dựng một dự toán ngân sách thăng bằng, có tính khả thi và hiệu quả nhất.
Xét về khía cạnh kỹ thuật, mỗi dự toán ngân sách nhà nước chỉ được dùng cho một năm và phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của năm đó nên đòi hỏi cả hai phần thu và chi của dự toán đều phải hết sức chi tiết, khoa học và khách quan, chính xác, trên sơ sở thu thập và xử lý tốt các thông tin về kinh tế – chính trị – xã hội trong nước và quốc tế. Nhiều khi, trong quá trình soạn thảo dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền không những phải nắm bắt để xử lý tốt các thông tin kinh tế – chính trị – xã hội đã có hay đang có, mà còn phải dự đoán trước cả tình hình diễn biến thời sự kinh tế, chính trị, xã hội sẽ diễn ra trong năm sau ở nước mình cũng như trong khu vực và trên thế giới (chẳng hạn vấn đề khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ trong nước và quốc tế; vấn đề chiến tranh và nội chiến hay khủng bố; vấn đề tăng giảm thu nhập bằng tiền của cá nhân, các hộ gia đình hay chủ trương của Nhà nước trong tương lai về chính sách kinh tế, chính sách xã hội…). Tất cả những thông tin như vậy đều phải được dự đoán và dự liệu trước để trên cơ sở đó Nhà nước thiết kế các chỉ tiêu thu, chi ngân sách cụ thể, khách quan và hoàn hảo nhất.
1.1.2.2. Định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện pháp lý
Không chỉ là một thuật ngữ kinh tế, ngân sách nhà nước còn là một khái niệm pháp lý nữa. Khái niệm này hàm chứa nhiều nội dung chính trị – pháp lý quan trọng như mối tương quan quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc thiết lập và thi hành ngân sách; thủ tục soạn thảo, quyết định và chấp hành ngân sách cũng như sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong việc kiểm soát quá trình ngân sách.
Trong pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm ngân sách nhà nước được đề cập đến tại Điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002, theo đó “ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Về cơ bản, định nghĩa này không có gì khác biệt đáng kể so với quan niệm về ngân sách nhà nước dưới góc độ kinh tế. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ nhiệm vụ của nhà làm luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước là phải tìm cách thể chế hoá các nội dung kinh tế của ngân sách nhà nước thành luật pháp để cho ngân sách nhà nước có thể dễ dàng thực hiện trong thực tế mà lại không quá xa rời bản chất kinh tế của ngân sách.
Trong khoa học pháp lý, quan niệm về ngân sách nhà nước có phần khác biệt đáng kể so với định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế. Sự khác biệt giữa hai phương diện tiếp cận này được thể hiện ở chỗ, nếu các nhà kinh tế quan niệm ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ của quốc gia, trong đó dự liệu các khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một tài khoá thì các nhà luật học lại quan niệm ngân sách nhà nước là một đạo luật đặc biệt do Quốc hội ban hành để cho phép Chính phủ thực hiện trong một thời hạn xác định. Tính chất đặc biệt của đạo luật này được thể hiện ở hai khía cạnh: a) Ngân sách nhà nước là một đạo luật được cơ quan lập pháp làm ra theo một trình tự riêng, không hoàn toàn giống với trình tự lập pháp thông thường; b) hiệu lực về thời gian của đạo luật ngân sách bao giờ cũng được xác định rõ là một năm, trong khi hiệu lực của các đạo luật thông thường là vô thời hạn. Thuộc tính này khiến cho ngân sách nhà nước được gọi là “đạo luật ngân sách thường niên” để phân biệt với một đạo luật khác về ngân sách, đó là Luật ngân sách nhà nước (ban hành năm 2002). Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu một cách đầy đủ rằng “đạo luật ngân sách thường niên” không có nghĩa chỉ là bản dự toán các khoản thu chi tiền tệ của quốc gia đã được Quốc hội biểu quyết thông qua mà còn bao gồm cả văn bản nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành bản dự toán ngân sách đó.
1.1.3. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Trong đời sống xã hội, vì mỗi chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) đều có những nhu cầu chi tiêu khác nhau dựa trên cơ sở các khoản thu nhập của mình có được nên sự tồn tại đồng thời nhiều loại ngân sách của các chủ thể khác nhau là điều dễ hiểu. Ngoài những đặc điểm chung giống nhau giữa các loại hình ngân sách của các chủ thể (chẳng hạn như, các loại ngân sách đều phản ánh những khoản thu và chi tiền tệ của một chủ thể nhất định và những khoản thu chi này đều thể hiện chương trình hoạt động của chủ thể đó trong một thời hạn xác định) thì ngân sách nhà nước, với ý nghĩa là loại hình ngân sách quan trọng nhất còn hàm chứa những đặc điểm riêng để phân biệt với các loại ngân sách khác như ngân sách của gia đình, ngân sách của các doanh nghiệp, ngân sách của các tổ chức chính trị – xã hội và các đoàn thể quần chúng…
Có thể hình dung ngân sách nhà nước bao gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành. Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ là vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế (lập dự toán các khoản thu và chi định thực hiện trong một năm) mà còn là một vấn đề mang tính kỹ thuật pháp lý nữa (nghĩa là phải trải qua giai đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tại Quốc hội giống như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách). Do ngân sách nhà nước bắt buộc phải được Quốc hội biểu quyết thông qua như một kỹ thuật pháp lý nên ngân sách nhà nước khác hẳn với các loại ngân sách thông thường (ví dụ, ngân sách gia đình, ngân sách của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội…). Sự khác biệt thể hiện ở chỗ, ngân sách nhà nước vừa phản ánh các hành vi kinh tế (lập dự trù các khoản thu, chi sẽ thực hiện trong tương lai), vừa thể hiện các hành vi pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan hành pháp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách và cơ quan lập pháp có thẩm quyền quyết định bản dự toán đó). Trong khi đó, các loại ngân sách của các chủ thể khác thì chỉ phản ánh các hành vi thuần tuý kinh tế (mang tính chất kỹ thuật tài chính) như lập dự trù kế hoạch thu chi tiền tệ mà không cần phải đệ trình cho một cơ quan lập pháp nào phê chuẩn trước khi đem ra thực hiện trên thực tế.
Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần tuý mà còn là một đạo luật. Theo thông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước đã được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Quá trình “luật hoá” bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lý giữa ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách của các chủ thể khác. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì, ngân sách nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội của một đất nước nên cần thiết phải đảm bảo cho ngân sách nhà nước có được giá trị pháp lý như một đạo luật. Việc chuyển hoá bản dự toán ngân sách nhà nước thành đạo luật chẳng những sẽ giúp cho Quốc hội kiểm soát được Chính phủ trong quá trình thu, chi ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho toàn thể dân chúng (là những người phải đóng thuế cho Nhà nước), mà còn làm cho bản kế hoạch tài chính quan trọng bậc nhất này có thể thực hiện được dễ dàng hơn trong thực tế vì nó được đảm bảo thực hiện như một đạo luật.
Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Việc thiết lập quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của Chính phủ đã trở thành một nguyên tắc hiến định, thực chất là nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước. Sự kiểm soát thường xuyên của Quốc hội đối với Chính phủ trong lĩnh vực này cũng là phương cách để củng cố và đề cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước, góp phần quản trị tốt nền tài chính công trong đó dân chúng đóng vai trò quyết định. Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt giữa ngân sách nhà nước với các loại ngân sách của các chủ thể khác như ngân sách của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, ngân sách cá nhân hay ngân sách của hộ gia đình. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, việc thiết lập và thi hành ngân sách nhà nước rất cần có sự tham gia kiểm soát của dân chúng (có thể bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cơ quan đại diện cho mình là Quốc hội) với mục đích nhằm bảo vệ lợi ích chung, trong khi đối với các loại ngân sách của các chủ thể khác thì Nhà nước cần phải để cho chính chủ thể đó tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hậu quả xảy ra cho mình trong quá trình xây dựng và thực thi ngân sách, trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt đối với lợi ích riêng của các chủ thể đó. Cùng lắm, việc thi hành ngân sách của các chủ thể này cũng chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát của một số cơ quan hành pháp mà thôi, nhưng cũng bị giới hạn trong một phạm vi hợp lý theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào. Lợi ích chung là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc tiến hành các nghiệp vụ tài chính (nghiệp vụ thu, chi ngân sách) của Chính phủ mà ở đó Chính phủ luôn tìm cách thoả mãn tối đa các nhiệm vụ chi tiêu đã được hoạch định và cho phép thực hiện bởi Quốc hội. Đôi khi, vì mục tiêu thoả mãn lợi ích chung của toàn thể quốc gia mà Chính phủ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ chi không chắc chắn đem lại một lợi tức cụ thể nào cho riêng mình, ví dụ như việc trợ cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai, địch hoạ hay việc tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước bằng biện pháp trợ giá nhằm phục hồi một ngành sản xuất quan trọng nào đó của đất nước. Đặc điểm này khiến cho ngân sách nhà nước khác biệt đáng kể với ngân sách của các tổ chức khác, các cá nhân hay hộ gia đình, bởi lẽ ngân sách của các chủ thể này liên quan trực tiếp đến lợi ích riêng tư của mỗi chủ thể đó và bao giờ chúng cũng được thiết lập, thực hiện vì mục tiêu đem lại những lợi ích cụ thể cho chính họ. Suy cho cùng, điểm khác biệt này giữa ngân sách của Nhà nước với ngân sách của tư nhân thể hiện ở chỗ, nếu một khoản chi tiêu nào đó không đem lại một lợi ích kinh tế cụ thể nào cho tư nhân thì họ sẽ không bao giờ thực hiện và không bắt buộc phải thực hiện, trong khi Chính phủ vì mưu cầu lợi ích chung nên có thể phải thực hiện những khoản chi rõ ràng không đem lại các lợi ích kinh tế cho mình. Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ hơn địa vị và vai trò của Chính phủ so với tư nhân trong nền kinh tế – xã hội đương đại.
Thứ năm, ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Mối tương quan này thường nghiêng về phía cơ quan lập pháp, bởi lẽ vai trò áp đảo của cơ quan lập pháp so với cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách đã được ghi nhận trong hiến pháp và đạo luật ngân sách nhà nước ở mỗi quốc gia như một nguyên tắc căn bản của nền tài chính công hiện đại.
Tuy nhiên, trong thực tiễn đôi khi sự giảm sút vai trò của cơ quan lập pháp trong một thời điểm nào đó sẽ khiến cho mối tương quan quyền lực giữa hai cơ quan này có xu hướng nghiêng về phía cơ quan hành pháp. Khi đó, nếu cơ quan hành pháp không biết tự kiềm chế để làm tốt bổn phận của một người thừa hành của cơ quan lập pháp thì có thể khiến cho việc quản trị nền tài chính công trở nên kém dân chủ hơn và thiếu minh bạch hơn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa ngân sách nhà nước với ngân sách của các chủ thể khác, vốn dĩ chẳng dính dáng gì đến mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
1.1.4. Cơ cấu của ngân sách nhà nước
Ngân sách của một quốc gia là văn kiện tài chính quan trọng nhất, trong đó những cơ quan có thẩm quyền tìm cách dự trù, tiên liệu các khoản thu nhập và các khoản chi tiêu của quốc gia trong một thời hạn nhất định. Vì thế nên văn kiện tài chính đặc biệt này bao giờ cũng được cấu trúc bởi hai phần, đó là phần thu và phần chi.
1.1.4.1. Cơ cấu các khoản thu của ngân sách nhà nước
Về phương diện kinh tế, các khoản thu của ngân sách nhà nước được hiểu là những nguồn vốn tiền tệ do Nhà nước huy động từ trong hoặc từ bên ngoài nền kinh tế quốc nội, thông qua nhiều phương thức khác nhau (như đánh thuế, thu tiền phạt vi phạm hành chính, vay nợ, ngoại viện…) để tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu hết sức lớn lao của Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng và quản lý nhà nước. Về phương diện pháp lý, các khoản thu này được thực hiện thông qua những hình thức pháp lý nhất định như quy chế thu thuế, quy chế vay nợ, quy chế viện trợ… được thể hiện trong các quy định pháp luật hiện hành về tài chính.
Nói đến cấu trúc các khoản thu ngân sách nhà nước là nói đến việc thiết kế, sắp xếp các khoản thu ngân sách nhà nước theo mô hình nào sao cho hợp lý và phát huy được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện. Việc sắp xếp các khoản thu ngân sách nhà nước, cho dù theo cách nào thì cũng phải đảm bảo được nguyên tắc toàn diện, đầy đủ và bao quát hết các nguồn thu trên cơ sở xác định rõ nguồn thu nào là chủ yếu, là trọng tâm và nguồn thu nào không phải là chủ yếu và có tính chất bổ sung. Xuất phát từ mục đích như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định: “thu ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản thu về thuế, lệ phí, phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước”4.
4 Xem: Khoản 1 Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Dựa trên nguyên tắc thăng bằng ngân sách, người ta có thể phân biệt các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm hai loại chủ yếu sau đây, tuỳ thuộc vào tác dụng của nó đối với sự thăng bằng ngân sách:
- Các khoản thu có tính chất hoa lợi. Theo quan điểm của tác giả Philip E. Taylor, khoản thu có tính chất hoa lợi là khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của Ngân khố nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia; hoặc đó là khoản thu làm giảm trái khoản của quốc gia mà không làm giảm ngân quỹ của Quốc khố 5. Những khoản thu này rất có lợi cho Nhà nước và việc áp dụng chúng có thể góp phần cải thiện tình trạng mất cân đối ngân sách nhà nước theo hướng bội chi.
5 Xem: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 26.
Theo thông lệ, các khoản thu có tính chất hoa lợi bao gồm: khoản thu về thuế; khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; khoản thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Chính phủ; khoản thu tiền phạt vi phạm pháp luật… Trong số này, thuế luôn được xem là khoản thu quan trọng nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm. Khoản thu về thuế được thực hiện trên nguyên tắc bắt buộc và không hoàn trả, nhằm mục đích chia sẻ gánh nặng chi tiêu của Nhà nước cho những người đóng thuế là tổ chức, cá nhân có khả năng đóng thuế bằng nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Tuỳ thuộc vào đối tượng bị điều tiết thu nhập là ai (người nộp thuế hay người tiêu dùng) mà thuế được phân chia thành hai loại là thuế trực thu (nhằm điều tiết thu nhập của người nộp thuế) và thuế gián thu (nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng). Trong thực tiễn, thuế gián thu thường được các quốc gia áp dụng phổ biến hơn vì khả năng thực hiện dễ dàng hơn và có hiệu quả hành thu cao hơn so với thuế trực thu.
- Các khoản thu không có tính chất hoa lợi. Cũng theo quan điểm của tác giả Philip E. Taylor, khoản thu không có tính chất hoa lợi được hiểu là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của Ngân khố nhưng đồng thời cũng làm tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia. Những khoản thu này thường không có tác dụng đáng kể đối với việc cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách, bởi lẽ Chính phủ thu được bao nhiêu tiền vào Ngân khố (Kho bạc nhà nước) thì sau đó Chính phủ cũng sẽ phải chi ra tương ứng bấy nhiêu tiền khỏi Ngân khố để thực hiện các trái vụ đối với chủ thể khác. Thuộc về nhóm này bao gồm các khoản thu chủ yếu như: thu về vay nợ và viện trợ có hoàn lại; thu về lệ phí và phí; thu về tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước… Riêng khoản thu về lệ phí và phí, sở dĩ có thể xếp chúng vào nhóm loại các khoản thu không có tính chất hoa lợi là bởi vì, về bản chất thì lệ phí và phí đều là những khoản thu có tính chất đối phần, nghĩa là để có thể thu lệ phí và phí từ các tổ chức, cá nhân thì Nhà nước phải bỏ ra một số tiền nhất định nhằm thực hiện một số dịch vụ công (trong trường hợp thu lệ phí) hoặc cung cấp các hàng hoá công cộng khác như đường sá, cầu cống, đê điều, phương tiện giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông, các trường học và bệnh viện công… cho tổ chức, cá nhân là những người nộp lệ phí và phí.
1.1.4.2. Cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước
Về phương diện kinh tế, chi ngân sách nhà nước là hoạt động tài chính trong đó Nhà nước tiến hành sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để tài trợ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong một thời hạn nhất định (thường là một năm), theo một kế hoạch chi tiết đã được Quốc hội quyết định.
Về phương diện pháp lý, chi ngân sách nhà nước được hiểu là một chế độ phân phối đặc thù các nguồn lực tài chính, trong đó Nhà nước thực thi quyền sở hữu của mình đối với nguồn vốn quỹ ngân sách nhà nước bằng cách “cấp phát không hoàn lại” nguồn tài chính đó cho các đối tượng được hưởng kinh phí ngân sách. Trên nguyên tắc, các khoản chi ngân sách nhà nước cũng phải được sắp xếp, thiết kế một cách hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo việc thực hiện chúng một cách hiệu quả và tiết kiệm. Xuất phát từ yêu cầu này, Khoản 2 Điều 2 Luật ngân sách nhà nước đã quy định: “chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.
Với mục đích góp phần cải thiện ngày càng tốt hơn tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước, người ta thường thiết kế cơ cấu chi tiêu ngân sách nhà nước theo hướng phân biệt thành hai loại sau đây:
- Các khoản chi có tính chất phí tổn. Đây là những khoản chi làm giảm ngân quỹ khả dụng của Ngân khố mà không làm giảm trái vụ của quốc gia6. Thuộc về nhóm loại này bao gồm những khoản chi chủ yếu như: chi viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài; chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; chi bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước; chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước; chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể xã hội… Trên thực tế, những khoản chi này có hại ít nhiều cho ngân sách nhà nước nhưng đôi khi Nhà nước không thể không chi vì Nhà nước luôn có bổn phận phải mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân và thoả mãn các lợi ích chung của toàn xã hội, ví dụ như việc trợ cấp cho đồng bào gặp thiên tai; trợ cấp cho người nghèo, trẻ mồ côi và những người tàn tật…
6 Xem: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 27.
- Các khoản chi không có tính chất phí tổn. Đây là những khoản chi làm giảm ngân quỹ khả dụng của Ngân khố và đồng thời cũng làm giảm tương ứng các trái vụ của quốc gia đối với trái chủ. Nhóm chi này bao gồm các khoản chi chủ yếu như: chi trả nợ của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài; chi đầu tư phát triển; chi cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp; chi sự nghiệp kinh tế; chi hoạt động của bộ máy nhà nước; chi quốc phòng và an ninh; chi văn hoá – xã hội… Thực chất, những khoản chi này không có ảnh hưởng gì đáng kể đối với tình trạng thăng bằng của ngân sách nhà nước, bởi lẽ việc thực hiện các khoản chi tiêu này đồng nghĩa với việc Nhà nước thực hiện các trái vụ của mình đối với các chủ thể khác như đã cam kết trước đó (ví dụ, người cho Nhà nước vay; các đơn vị dự toán ngân sách được Nhà nước hứa cấp cho họ một khoản kinh phí để hoạt động…).
Trong hai nhóm chi trên đây, nhóm chi không có tính chất phí tổn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, bởi vì không những nó góp phần trang trải các nghĩa vụ tài sản của Nhà nước trong năm ngân sách như đã dự liệu trong bản dự toán ngân sách nhà nước, mà còn vì nó có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế để dựa trên nền tảng đó các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội mới được thực hiện. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng cơ cấu chi ngân sách nhà nước cụ thể trong từng năm ngân sách có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào sự khác nhau về khả năng thực hiện các nguồn thu cũng như nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh và quản lý nhà nước trong từng năm ngân sách.
1.1.4.3. Mối liên hệ giữa các khoản thu và các khoản chi của ngân sách nhà nước
Xét từ góc độ lý luận, các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước tuy có mục đích và cơ chế thực hiện khác nhau nhưng giữa chúng cũng có mối liên hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc vào nhau, tương tác lẫn nhau.
Nếu các khoản thu ngân sách nhà nước được coi là cơ sở và là tiền đề vật chất để thực hiện các khoản chi ngân sách thì ngược lại, các khoản chi ngân sách lại được coi là mục tiêu hướng tới và đồng thời cũng là giới hạn của việc xây dựng kế hoạch thu ngân sách nhà nước hàng năm ở mỗi quốc gia. Mọi khoản thu ngân sách nhà nước đều có mục đích tài trợ cho các nhiệm vụ chi và mọi khoản chi ngân sách đều bắt nguồn từ các khoản thu do Nhà nước xây dựng và thực hiện.
Trong pháp luật thực định7, mối quan hệ qua lại giữa các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước đã được thừa nhận như là những nguyên tắc căn bản của hoạt động ngân sách, cụ thể là: (i) Tổng số thu từ thuế, lệ phí và phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; trường hợp còn bội chi thì số bội chi này phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển; (ii) Các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho mục đích chi đầu tư phát triển chứ không được sử dụng cho mục đích chi tiêu dùng.
7 Xem: Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Hai nguyên tắc này được các nhà làm luật xây dựng nhằm mục đích đảm bảo sự cân đối, thăng bằng giữa các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần lành mạnh hoá hoạt động ngân sách nhà nước hàng năm.
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước
Theo quan niệm cổ điển về ngân sách, thể chế ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản8:
8 Xem: Nghiêm Đằng, Nguyễn Thanh Bạch và Lê Công Truyền, “Tài chánh học và thuế pháp giản yếu”, Hội nghiên cứu hành chánh xuất bản, Sài Gòn 1968, tr. 22.
- 1- Nguyên tắc ngân sách nhất niên;
- 2- Nguyên tắc ngân sách đơn nhất;
- 3- Nguyên tắc ngân sách toàn diện;
- 4- Nguyên tắc ngân sách thăng bằng;
Ngày nay, hầu hết các nguyên tắc này vẫn được giới học giả đương thời thừa nhận như một quan điểm khoa học có tính lịch sử và đi xa hơn, họ còn luôn tìm cách củng cố, phát triển và đổi mới chúng để cho phù hợp với bối cảnh của nền tài chính công hiện đại.
1.1.5.1. Nguyên tắc ngân sách nhất niên
Nguyên tắc nhất niên của ngân sách, ra đời đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ 17, khi mà Quốc hội Anh ngày càng trở nên vững mạnh cùng với sự suy yếu của chế độ vương quyền. Nguyên tắc này được thiết lập ở Anh xuất phát từ hai lý do cơ bản:
Một là, để cho Quốc hội Anh dễ bề kiểm soát Nhà vua trong việc thu thuế và chi tiêu các khoản tiền của quốc gia, Quốc hội đòi hỏi mỗi một năm Nhà vua phải đệ trình lên một bản dự toán các khoản thu chi mình sẽ thực hiện để Quốc hội phê chuẩn. Lí do này chủ yếu mang màu sắc chính trị, vì thật ra Quốc hội làm như vậy chủ yếu là muốn củng cố nền dân chủ xã hội và nâng cao sự ảnh hưởng của mình đối với chế độ quân chủ.
Hai là, để cho việc thực hiện các khoản thu, chi được hiệu quả và giúp cho Quốc hội kiểm soát kịp thời đối với mọi hành vi của Nhà vua trong việc chi tiêu, tránh sự lãng phí hay bất công, Quốc hội đòi hỏi Nhà vua chỉ được phép thực hiện kế hoạch thu chi của mình trong thời hạn 1 năm, sau đó muốn thu chi tiếp thì phải được Quốc hội cho phép bằng cách phê chuẩn trong năm tiếp theo.
Trên thực tế, mặc dù nguyên tắc này được hình thành sớm nhất ở nước Anh nhưng sau đó đã trở thành một nguyên tắc được thừa nhận tại các nước có nền dân chủ phát triển sớm ở châu Âu như Pháp, Đức. Ngày nay, nguyên tắc này vẫn được coi là một trong những nguyên tắc căn bản của nền tài chính công hiện đại ở hầu khắp các nước trên thế giới. Việc thiết lập được nguyên tắc này trong chế độ tài chính công của nước Anh được xem là một thắng lợi lớn của Quốc hội Anh nói riêng và nhân dân thế giới nói chung trong cuộc tương tranh quyền lực với chế độ vương quyền. Đồng thời, việc thiết lập nguyên tắc này cũng mở ra một thời kì mới cho nền tài chính công ở nhiều quốc gia khác trên thế giới – nền tài chính mang màu sắc dân chủ, trong đó nhân dân có quyền được tham gia vào việc quản trị nền tài chính của đất nước mình thông qua người đại diện cho mình là Quốc hội hay Nghị viện.
Xét về phương diện nội dung, nguyên tắc này có hai khía cạnh căn bản:
- Mỗi năm, Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định.
- Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong 1 năm và Chính phủ – với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.
Ngày nay, nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị nhưng các học giả đương thời đã phát triển nó bằng cách đòi hỏi các nhà làm luật phải ghi rõ trong Hiến pháp như là một trong những nguyên tắc hiến định. ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được ghi nhận tại Điều 1 và Điều 14 Luật ngân sách nhà nước. Hai điều luật này quy định rằng các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước được thực hiện trong 1 năm và năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
1.1.5.2. Nguyên tắc ngân sách đơn nhất
Nguyên tắc ngân sách đơn nhất, theo cách hiểu thông thường, nghĩa là mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định để thực hiện. Nguyên tắc này cũng được xây dựng đầu tiên ở các nước có nền dân chủ sớm phát triển như Anh, Pháp, Đức… và ngày nay nó vẫn tiếp tục được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới, tuy rằng nội dung thực chất của nguyên tắc đã ít nhiều có sự thay đổi do sự biến chuyển của nền tài chính công hiện đại mà ví dụ điển hình cho hiện tượng này là sự xuất hiện của tình trạng đa ngân sách ở một vài quốc gia trên thế giới9.
9 Vào năm 1933, Chính phủ Hoa Kì đã tạo ra một biệt lệ cho nguyên tắc này bằng cách áp dụng chính sách phân biệt giữa “ngân sách thường” và “ngân sách khẩn cấp”. Tuy nhiên, thực chất thì đây cũng chỉ là sự phân hoá giữa các khoản chi tiêu thông thường với các khoản chi tiêu khẩn cấp của Chính phủ nhằm giúp cho Chính phủ có khả năng điều hành ngân sách tốt hơn, còn trên thực tế cả hai khoản chi tiêu này vẫn được trình bày trong một tài liệu thống nhất và duy nhất. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở Đức vào năm 1927. (Nguồn: Philip E. Taylor, “Tài
Theo quan niệm cổ điển, sở dĩ cần phải thiết lập nguyên tắc ngân sách đơn nhất là vì nếu các khoản thu và chi lại được trình bày trong nhiều văn bản khác nhau (hệ thống đa ngân sách) thì không những gây khó khăn cho việc thiết lập một ngân sách thăng bằng và hiệu quả, mà còn khiến cho Quốc hội (với quyền lập pháp có trong tay) cũng khó lòng kiểm soát, lựa chọn được những khoản thu, chi nào là cần thiết hay quan trọng để phê chuẩn cho phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế – xã hội. Hơn nữa, tình trạng đa ngân sách khó cho ta theo dõi kết quả thực sự của các nghiệp vụ tài chính vì sự tản mát các kết quả ấy ở nhiều tài liệu, chứ không tập trung lại trong một tài liệu duy nhất10. Khi nói về vai trò của nguyên tắc ngân sách đơn nhất, tác giả Philip E. Taylor đã viết: “Nhiệm vụ của ngân sách là làm cho việc kế hoạch hoá và kiểm soát công tài có thể thực hiện được. Nếu ngân sách càng được duy nhất thì ta càng có một cái nhìn toàn diện về những thực hiện công tài trong quá khứ và các kế hoạch công tài trong tương lai, và ngân sách càng làm được nhiệm vụ của nó một cách khả quan hơn”11.
10; 11 Xem: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 29.
Ở nước ta, pháp luật hiện hành chưa có điều luật nào ghi nhận một cách rõ ràng, chính thức về nguyên tắc ngân sách đơn nhất và điều này khiến cho việc thực hiện nó trong thực tế có phần lỏng lẻo. Sự xa rời nguyên tắc đơn nhất ở Việt Nam được thể hiện khá rõ ràng ở việc phân hoá các nguồn thu và nhiệm vụ chi để đáp ứng nhu cầu gia tăng các nhiệm vụ của Chính phủ trong thời đại mới. Các nguồn thu và nhiệm vụ chi này có xu hướng được thiết kế ở nhiều tài liệu khác nhau và thậm chí chúng còn được bổ sung, sửa đổi thường xuyên trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước, do những biến cố bất thường về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và quản lý nhà nước… Luật ngân sách nhà nước hiện hành cho phép Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước các cấp trong trường hợp cần thiết, nhằm đảm bảo tính khả thi cho dự toán ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện12. Quy định này có thể được xem là một trong những ví dụ điển hình cho sự xa rời nguyên tắc ngân sách đơn nhất ở Việt Nam.
12 Xem: Các Điều 46, 47, 48, 49 Luật ngân sách nhà nước 2002.
1.1.5.3. Nguyên tắc ngân sách toàn diện
Cùng với hai nguyên tắc trên, nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng đã được đề cập đến từ thế kỷ 17, 18 ở nước Anh và các nước châu Âu lục địa khác. Nguyên tắc này có thể được diễn tả bằng hai nội dung cơ bản sau đây:
- Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều bị bắt buộc phải ghi rõ và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định; không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kì khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất.
- Các khoản thu và các khoản chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu nào cho riêng một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Tất nhiên, khi áp dụng nguyên tắc này cần tính đến việc phải tuân thủ nguyên tắc “các khoản đi vay để bù đắp bội chi ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng mà chỉ được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển”.
Với hai nội dung cơ bản nêu trên, việc thực hiện nguyên tắc ngân sách toàn diện sẽ đảm bảo cho bản dự toán ngân sách được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát, tránh sự gian lận hay biển thủ công quỹ trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng đã được các nhà làm luật ghi nhận một cách cụ thể trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002, với nội dung khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 1). Hơn thế nữa, Luật ngân sách nhà nước năm 2002 cũng quy định rằng “tất cả các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước đều phải được hạch toán và quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ vào ngân sách nhà nước” (Điều 6). Bằng cách quy định như vậy, nhà làm luật muốn rằng mọi khoản thu và chi của ngân sách nhà nước các cấp, bất luận là lớn hay nhỏ đều phải được ghi chép đầy đủ vào các tài liệu kế toán ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành nhằm đảm bảo cho các cơ quan hữu trách có thể dễ bề kiểm soát chúng trong quá trình thực hiện. Về lý thuyết, việc thực hiện nguyên tắc này có vẻ rất tốt cho việc quản trị tài chính công bởi lẽ nó không cho phép bất cứ khoản thu, chi nào được để ngoài ngân sách nhà nước và hơn thế nữa, giữa các khoản thu, chi của bất kỳ đơn vị dự toán nào cũng không được phép bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nguyên tắc này có một vài điểm bất cập mà chính những bất cập đó đã sinh ra một vài ngoại lệ của việc thi hành nguyên tắc ngân sách toàn diện. Người ta đã dẫn chứng về sự bất cập của việc thi hành nguyên tắc ngân sách toàn diện bằng ví dụ về Trường Canh nông GRIGNON của Pháp, với giả định là hàng năm trường này đều có một số nguồn thu về hoa lợi nông sản (chẳng hạn: trái cây và rau sạch) từ các vườn thí nghiệm của trường. Nếu tuân thủ nguyên tắc ngân sách toàn diện thì trường này phải bán toàn bộ số nông sản thu được từ hoạt động thí nghiệm và nộp vào ngân sách nhà nước, mặt khác sẽ được ngân sách nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để hoạt động, trong đó có nhu cầu mua trái cây và rau sạch phục vụ cho bữa ăn của sinh viên trong trường13. Rõ ràng, quy trình này là rất phức tạp và hoàn toàn không cần thiết. Thay vì bắt Trường Canh nông phải làm như trên, pháp luật có thể chấp nhận giải pháp cho phép trường này được sử dụng ngay số nông sản mình thu được để phục vụ cho bữa ăn của sinh viên trong trường theo nguyên tắc tự trang trải chi phí mà không cần phải làm thủ tục xin phép cơ quan nào cả.
13 Xem: Lê Đình Chân, “Tài chánh công”, Sài Gòn 1971, tr. 418, 419.
1.1.5.4. Nguyên tắc ngân sách thăng bằng
Nguyên tắc ngân sách thăng bằng cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nhận xét của các nhà tài chính học14, sự thăng bằng của ngân sách nhà nước là một ý niệm kế toán nhiều hơn là ý nghĩa về phương diện kinh tế hay pháp lý. Thật vậy, triết lý cổ điển về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước bắt đầu từ một quan niệm kế toán, theo đó tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách đều phải cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách (nói cách khác, tổng số thu phải cân bằng với tổng số chi trong năm ngân sách). Theo quan điểm này, sự thăng bằng ngân sách gần như được đảm bảo một cách hoàn hảo vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi của ngân sách nhà nước bao giờ cũng được cân bằng ngay từ khi lập kế hoạch dự toán. Sự so sánh giữa tổng thu và tổng chi ngân sách hàng năm để đánh giá về sự thăng bằng của ngân sách đó, dường như không được khách quan và chính xác, bởi lẽ trong nhiều trường hợp những khoản thu có tính chất hoa lợi (ví dụ điển hình là khoản thu về thuế) lại không đủ để trang trải những khoản chi có tính chất phí tổn (ví dụ khoản chi về quốc phòng an ninh hay văn hoá xã hội và quản lý nhà nước), mặc dù xét về tổng thể thì tổng số thu và tổng số chi vẫn cân bằng. Đây là một trong những lý do rất chính đáng để các nhà tài chính học đương đại đưa ra quan điểm mới về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước, theo đó họ cho rằng sự thăng bằng ngân sách không hoàn toàn đồng nghĩa với sự cân bằng giữa tổng thu và tổng chi mà thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi (trong đó chủ yếu là thuế) với tổng chi có tính chất phí tổn15. Từ quan điểm này có thể hiểu là, nếu tổng các khoản thu có tính chất hoa lợi lớn hơn tổng các khoản chi có tính chất phí tổn thì khi đó ngân sách nhà nước sẽ có thặng dư (bội thu ngân sách); ngược lại, nếu tổng các khoản thu có tính chất hoa lợi nhỏ hơn tổng các khoản chi có tính chất phí tổn thì ngân sách sẽ lâm vào tình trạng thâm hụt (bội chi ngân sách). Trên thực tế, quan điểm này đã được thừanhận ở nhiều quốc gia trên thế giới và đồng thời cũng được ghi nhận trong Luật ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam16. Có lẽ, ưu điểm lớn nhất của quan điểm này là nó giúp cho việc xác định một cách chính xác và thực chất về tình trạng thặng dư hay thâm hụt của ngân sách nhà nước tại một thời điểm để từ đó đánh giá mức độ thăng bằng của ngân sách nhà nước. Sự thật, chúng ta sẽ không biết được gì về sự thăng bằng ngân sách, nếu chỉ đem so sánh giữa tổng các khoản thu (bao gồm các khoản thu có tính hoa lợi và các khoản thu không có tính hoa lợi) với tổng các khoản chi (bao gồm cả những khoản chi có tính chất phí tổn và không phí tổn). Chừng nào những khoản thu có tính chất không phải hoa lợi và những khoản chi có tính chất không phải phí tổn còn được coi là yếu tố để xác định thặng dư hay thiếu hụt ngân sách thì chừng đó chúng ta vẫn chưa có được một ý niệm chính xác và đầy đủ về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước17.
14 Xem: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 25.
15 Xem: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 27.
16 Khoản 1 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định: “Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu về thuế, lệ phí và phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách”.
17 Xem: Philip E. Taylor, sđd, tr. 28.
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, những thay đổi bất thường trong kế hoạch thu, chi của mỗi quốc gia do sự tác động của tình hình chiến tranh, nạn khủng bố và thiên tai đang là một trở ngại lớn cho việc thực thi nguyên tắc thăng bằng ngân sách ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.1.6. Vai trò của ngân sách nhà nước và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động ngân sách
1.1.6.1. Vai trò của ngân sách nhà nước
Lịch sử hình thành và phát triển thăng trầm của định chế ngân sách nhà nước trong nhiều thập kỷ qua đã chứng minh ngân sách nhà nước tồn tại trong mọi nền kinh tế có sản xuất hàng hoá, không phân biệt đó là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung hay nền kinh tế thị trường. Sự tồn tại và phát triển không ngừng của định chế ngân sách nhà nước cho tới ngày nay đã chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó trong đời sống xã hội và thế giới đương đại. Vai trò ảnh hưởng của ngân sách nhà nước bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực, trong đó đáng kể nhất là sự ảnh hưởng của ngân sách nhà nước tới khu vực công cộng và khu vực tư nhân.
Trước hết, đối với khu vực công cộng, ngân sách nhà nước là công cụ trong tay Nhà nước để thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội. Hoạt động điều tiết này được thực hiện thông qua việc huy động các nguồn tài nguyên như thuế khoá, hoa lợi hành chính và hoa lợi thương mại hay các khoản vay nợ của Nhà nước từ công chúng hoặc vay nợ nước ngoài để tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu thiết yếu và lớn lao của Nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đối với một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam, nhu cầu chi tiêu của quốc gia về mọi phương diện trở nên bức thiết hơn bao giờ hết và điều đó đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng được các chương trình hành động dài hạn trong nhiều năm với những kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên như thuế khoá, công trái hay các khoản ngoại viện một cách ổn định, lâu dài nhằm góp phần tài trợ kịp thời cho các chương trình chi tiêu đó của Chính phủ. Khi đó, ngân sách nhà nước là công cụ không gì thay thế được để Chính phủ thực hiện thành công các chính sách của mình. Trong tương lai, cho dù thế giới có đổi thay như thế nào chăng nữa thì vai trò thiết yếu của ngân sách nhà nước đối với Chính phủ và nền kinh tế công cộng sẽ không hề thay đổi. Ngân sách nhà nước vẫn sẽ đóng vai trò là công cụ, phương tiện hiệu quả, không gì thay thế được để thực thi các chương trình hoạt động của Chính phủ trong hiện tại và tương lai.
Đương nhiên, do khu vực công cộng và khu vực tư nhân luôn có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, bổ trợ cho nhau18 nên việc vận hành hệ thống ngân sách của Chính phủ tất yếu sẽ tác động mạnh mẽ tới khu vực tư nhân mà ở đó các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác hay các doanh nghiệp là những chủ thể bị điều tiết thu nhập. Thông qua công cụ ngân sách, Chính phủ điều tiết một phần thu nhập của một nhóm người này để san sẻ cho một nhóm người khác, góp phần đem lại sự công bằng tương đối về thu nhập giữa các giai tầng xã hội, đồng thời tạo ra các “hàng hoá công cộng” như hệ thống đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi công cộng, hệ thống quốc phòng và an ninh mà khu vực tư nhân không thể cung cấp hoặc không muốn cung cấp. Nói cách khác, ngân sách nhà nước như là một cái “máy lọc”19 mà qua đó các nguồn tài nguyên (lợi tức quốc gia) sẽ được phân phối (thông qua chính sách thu ngân sách) và phân phối lại (thông qua chính sách chi tiêu của Chính phủ) theo một kế hoạch chi tiết, cụ thể và rất hoàn hảo. Quá trình phân phối lợi tức quốc gia thông qua công cụ ngân sách là một phát hiện, đồng thời cũng là một phát kiến vĩ đại của loài người để duy trì bộ máy quyền lực (Nhà nước) và giúp cho bộ máy quyền lực đó thực thi tốt sứ mệnh lịch sử của mình đối với xã hội, đó là phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo công bằng, dân chủ và văn minh.
18 Theo các nhà kinh tế học hiện đại, có sự phân công khá rõ ràng giữa khu vực công cộng và khu vực tư nhân trong việc sản xuất ra các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu dân sinh và nhu cầu phát triển kinh tế, theo đó Chính Phủ nhận trách nhiệm cung cấp các hàng hoá công cộng như quốc phòng, an ninh, đường cao tốc và phúc lợi xã hội; còn tư nhân có trách nhiệm sản xuất ra các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Đương nhiên, các loại hàng hoá này sẽ được trao đổi giữa hai khu vực đó. Xem: Joseph E. Stiglitz, “kinh tế học công cộng”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1995, tr. 41.
19 Xem: Lê Đình Chân, “Tài chánh công”, Sài Gòn 1973, tr. 5.
Tóm lại, vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể khắc họa ở ba khía cạnh chủ yếu: một là, công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia; hai là, công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế; và ba là, công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội. Vai trò đích thực của ngân sách nhà nước, suy cho cùng, chỉ phát huy tác dụng khi nó gắn với Nhà nước và được thể chế hoá bởi Nhà nước thông qua phương tiện pháp luật.
1.1.6.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực ngân sách nhà nước
Như đã khẳng định ở trên, công cụ pháp luật bao giờ cũng trở nên cần thiết trong một xã hội mà ở đó các chủ thể pháp luật có những quyền lợi khác nhau và thậm chí đối lập nhau. Khi đó, pháp luật vừa là công cụ để dung hoà các quyền lợi giữa Nhà nước, tổ chức và cá nhân, vừa là công cụ hữu hiệu để duy trì và bảo hộ các quyền lợi đó. Trong hoạt động ngân sách nhà nước, sự khác nhau về mục tiêu và bản chất của các quyền lợi (trong đó điển hình là sự khác biệt, thậm chí có khi là “tương khắc” giữa quyền lợi công và quyền lợi tư) khiến cho Chính phủ có thể trở thành người hỗ trợ và bảo hộ cho các quyền lợi của tư nhân, hoặc cũng đôi khi trở thành “đối trọng” với quyền lợi của tư nhân và sẵn sàng tước đi của tư nhân những gì mà họ không mong muốn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp luôn có xu hướng muốn được tự do sản xuất, thậm chí kể cả việc tự do gây ô nhiễm môi trường, trong khi Chính phủ lại không hề mong muốn điều đó. Hoặc giả, các doanh nghiệp và cá nhân luôn mong muốn chỉ phải nộp một khoản tiền thuế ít ỏi cho quốc gia, thậm chí không phải nộp thuế càng tốt, trong khi Chính phủ lại đòi hỏi ở họ một nghĩa vụ cao hơn, tức là phải đóng góp một khoản tiền thuế xứng đáng với địa vị kinh tế và thu nhập của họ trong xã hội. Hơn thế nữa, khi mà việc đóng góp các khoản tiền thuế cho quốc gia đã trở thành một nghĩa vụ “bất khả tránh” thì các chủ thể của nghĩa vụ cũng mong muốn có thể kiểm soát được việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ này từ phía các cơ quan có chức năng thi hành công vụ như cơ quan thuế, kho bạc nhà nước…
Tất cả những điều được dẫn chứng và phân tích trong đoạn này, mục đích là nhằm khẳng định vai trò khách quan của pháp luật trong việc điều hoà các lợi ích công và tư, cũng như duy trì và bảo hộ các lợi ích đó trong quá trình thực hiện hoạt động ngân sách nhà nước.
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Quan niệm về pháp luật ngân sách nhà nước
Trên thế giới, pháp luật ngân sách nhà nước có thể được định danh bằng một thuật ngữ khác có ý nghĩa gần tương tự, đó là “luật tài chính công” hay “pháp luật tài chính công”, mục đích là để phân biệt với “luật tài chính tư” hay “pháp luật tài chính tư” – lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính thuộc khu vực tư (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, các hiệp hội nghề nghiệp và/hoặc các pháp nhân tư pháp…).
1.2.1.1. Sự hình thành pháp luật tài chính công trên thế giới
Lịch sử hình thành và phát triển của nền tài chính công trong mấy trăm năm qua cho thấy rằng, khi một quốc gia đã bắt đầu hình thành và quyền lực công cộng được tập trung vào tay Nhà nước, với tư cách là người đại diện hợp pháp cho quốc gia đó trong các quan hệ quốc tế thì chính quốc gia cũng bắt đầu phải đối phó với những nhu cầu chi tiêu không thể trì hoãn được, cả về phương diện đối nội (ví dụ: tài trợ cho hoạt động của bộ máy nhà nước…) và đối ngoại (chẳng hạn như việc tài trợ cho các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ…).
Để có tiền tài trợ một cách thoả đáng cho những nhu cầu này, Nhà nước không những phải nghĩ cách để “kiếm” ra tiền mà còn phải nghĩ cách để tiêu số tiền đó sao cho có hiệu quả nhất. Những qui tắc pháp lý đầu tiên do Nhà nước đặt ra để chi phối việc tạo nguồn thu nhập cho quốc gia cũng như việc sử dụng số tiền đó như thế nào đã đặt nền móng đầu tiên cho Luật tài chính công cổ điển. Cùng với thời gian, sự lớn mạnh không ngừng của Nhà nước về mọi phương diện đã khiến cho hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành cũng phát triển theo mà kết quả là hệ thống pháp luật được phân hoá thành các ngành luật khác nhau, với nhiệm vụ điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội khác nhau, trong đó có nhóm quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính. Khởi thuỷ, các qui tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động phân phối nguồn tài chính thuộc về Luật Hành chính, với nhiệm vụ qui định việc tạo lập nguồn thu nhập cho quốc gia và qui định việc sử dụng số thu nhập đó như thế nào cho các nhu cầu chi tiêu mang tính chất công cộng20. Về sau, chính sự bành trướng các hoạt động của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã dẫn đến hệ quả làm gia tăng các nhu cầu chi tiêu công cộng và do đó cũng tạo ra sức ép nhiều hơn cho việc khai thác các nguồn thu để tài trợ thoả đáng cho các nhu cầu chi tiêu đó của Nhà nước. Điều này khiến cho khuôn khổ pháp lý ban đầu của Luật Hành chính trở nên quá “chật hẹp”, không còn đủ sức điều chỉnh một cách thoả đáng những hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính vốn ngày ngày càng tinh vi, phức tạp và mang tính chất đặc thù của lĩnh vực tài chính công cộng. Vì thế, bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động thu, chi tiền tệ của quốc gia đã dần dần được tách ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của ngành luật hành chính để trở thành một lĩnh vực pháp luật riêng biệt, đó là luật tài chính (hay chính xác hơn là luật tài chính công). Do những quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ có tính chất công, gắn với việc tạo lập và quản lý tiền “công” (tiền của Nhà nước) nên được gọi là luật tài chính công (hay một số học giả gọi là pháp luật tài chính công).
20 Xem: Lê Đình Chân, “Tài chánh công”, Sài Gòn 1971, tr. 8.
Trong lịch sử phát triển thăng trầm và đầy biến cố của thể chế tài chính công trên thế giới, thuật ngữ “luật tài chính công” hay “pháp luật tài chính công” đã từng được sử dụng với hàm ý chỉ những quy tắc pháp lý do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước. Lĩnh vực pháp luật này có nhiệm vụ chi phối, điều chỉnh việc tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước (trong đó quan trọng nhất là việc hình thành, quản lý, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước) với mục tiêu phục vụ tối đa cho quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy công quyền. Luật tài chính công, vì thế được xem là một lĩnh vực quan trọng của công pháp và góp phần bổ trợ đắc lực cho hai lĩnh vực quan trọng khác của công pháp là Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Sự ra đời của Luật tài chính công trong lịch sử không chỉ đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước về phương diện pháp chế mà còn góp phần hỗ trợ cho việc phân biệt ranh giới giữa luật tài chính “công” và luật tài chính “tư”- vốn dĩ là lĩnh vực pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh các hoạt động tài chính của khu vực tư nhân (chẳng hạn như các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp, cá nhân và các hộ gia đình…).
Ngày nay, thuật ngữ “luật tài chính công” tuy được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng trong thực tế nội hàm của khái niệm này được hiểu không hoàn toàn giống nhau ở các nước. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, luật về tài chính công được quan niệm là tổng hợp những quy tắc pháp lý chi phối việc thu nộp và chi tiêu các khoản tiền của quốc gia mà người đại diện cho quốc gia để thực hiện các hoạt động này là Chính phủ21. Luật tài chính của Nhật Bản cũng được quan niệm là một ngành luật công bao gồm các điều khoản quy định về ngân sách nhà nước22. Còn Luật tài chính của Cộng hoà Pháp lại có nội hàm rộng hơn, bao gồm không chỉ các quy định về tính chất, số lượng, việc phân bổ các nguồn thu và các khoản chi tiêu của Nhà nước trên cơ sở một sự cân đối kinh tế và tài chính do luật định, mà còn bao gồm cả những quy định về cơ sở chịu thuế, mức thuế và cách thu các loại thuế áp dụng trên lãnh thổ nước Pháp23. Sự khác nhau trong quan niệm về Luật tài chính công (pháp luật tài chính công) ở các nước bắt nguồn từ những khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế cũng như truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của các nước. Tuy vậy, sự khác biệt này cũng không thể phủ nhận được tính thống nhất về bản chất của Luật tài chính công ở các nước, đó là một ngành luật công bao gồm những quy tắc pháp lý điều chỉnh việc tạo lập và sử dụng các khoản tiền của Nhà nước (tiền công) nhằm phục vụ cho nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước.
21 Xem: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 3.
22 Xem: Bộ Tài chính, Viện Khoa học tài chính, “Luật tài chính, ngân sách và kế toán công ở các nước”, Hà Nội, 1993, tr. 65-108.
23 Xem: Điều 1 Luật tài chính Cộng hoà Pháp. Nguồn: Viện Khoa học tài chính, “Luật tài chính, ngân sách và kế toán công ở các nước”, Hà Nội, 1993, tr.109.
1.2.1.2. Sự hình thành pháp luật ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Khác với lịch sử lâu đời của nền tài chính công và luật tài chính công của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, ở Việt Nam chế định về tài chính công ra đời khá muộn và rất kém mở mang phát triển. Trong suốt thời kì phong kiến, các qui tắc pháp lý về thu, chi tiền bạc của Nhà nước phong kiến Việt Nam đã không được qui định một cách đầy đủ và rành mạch, do không phân biệt rõ ràng ranh giới giữa chi tiêu của Nhà vua với chi tiêu chung của toàn xã hội. Cho đến khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc đô hộ ở Việt Nam thì những nguyên tắc cơ bản nhất của nền tài chính công mới bắt đầu được du nhập và dần dần được định hình trong chính sách tài chính của Pháp áp dụng tại Việt Nam. Vào những năm đầu thế kỷ 20, lần đầu tiên những kỹ thuật tài chính tinh xảo của các nước châu Âu đã được vận dụng vào nền tài chính thuộc địa tại Việt Nam và bắt đầu nhen nhóm trong giới trí thức Việt Nam thời ấy những ý niệm mới mẻ về ngân sách và luật về ngân sách. Cho đến khi cách mạng tháng tám thành công năm 1945 với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thì nền tài chính cách mạng mới được hình thành trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc căn bản của nền tài chính công đã được áp dụng tại Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, chẳng hạn như nguyên tắc Nghị viện nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền quyết định ngân sách nhà nước và độc quyền đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các thứ thuế (điều thứ 23 Hiến pháp năm 1946). Sau đó, nguyên tắc này được nhắc lại tại khoản 11 và khoản 12 điều 50 của Hiến pháp 1959 và còn tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp sau đó như Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (bao gồm cả Hiến pháp 1992 sửa đổi). Sự thừa nhận nguyên tắc này trong các bản Hiến pháp Việt Nam không những đã đặt nền móng căn bản cho sự hình thành và phát triển của nền tài chính công ở Việt Nam sau cách mạng tháng tám, mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng của nền pháp chế nước nhà trong việc tiếp thu, kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công hiện đại, sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Bằng chứng của việc tiếp nhận và phát triển nguyên tắc này trong hoàn cảnh Việt Nam là sự ra đời của đạo luật ngân sách nhà nước ban hành năm 1996, trong đó quy định quyền lực tối cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của ngân sách nhà nước thuộc về Quốc hội, trên cơ sở có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tài chính và ngân sách.
1.2.2. Pháp luật ngân sách và Luật tài chính công – sự tương đồng hay khác biệt
Như đã đề cập ở trên, thuật ngữ “Luật tài chính công” và thuật ngữ “pháp luật ngân sách” đã từng được công nhận và sử dụng khá phổ biến trên thế giới.
Tuy nhiên, việc khẳng định sự tương đồng hay khác biệt giữa hai khái niệm này vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và điều đó được thể hiện khá rõ trong pháp luật hiện hành của các nước trên thế giới24. Thật vậy, nếu ở Nhật Bản, Luật tài chính công được quan niệm hầu như đồng nhất với pháp luật về ngân sách nhà nước thì ở Pháp hay ở Hoa Kỳ, khái niệm “Luật tài chính công” lại được quan niệm tương đối rộng hơn so với nội hàm của khái niệm “Pháp luật ngân sách”. Vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng giữa khái niệm “Luật tài chính công” và khái niệm “pháp luật ngân sách” tuy có cùng bản chất và là hai khái niệm thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất, tuỳ thuộc vào quan niệm của các nhà làm luật ở từng nước. Tính thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất giữa hai khái niệm này được thể hiện trên hai khía cạnh:
24 Xem: “Luật tài chính, ngân sách và kế toán công ở các nước”, Hà Nội, 1993.
Một là, Luật tài chính công và pháp luật ngân sách là hai khái niệm có cùng bản chất và đôi khi người ta có thể sử dụng chúng như là hai khái niệm thay thế cho nhau. Sự tương đồng về bản chất của hai khái niệm này thể hiện ở chỗ, cả Luật tài chính công và pháp luật ngân sách đều thuộc về lĩnh vực công pháp và bao gồm những quy phạm pháp luật quy định về việc tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn vốn quỹ tiền tệ của Nhà nước (tiền công). Chính sự liên quan đến việc hình thành và quản trị đối với các khoản tiền công – tiền của Nhà nước mà đôi khi hai khái niệm này có thể được người ta quan niệm và được sử dụng như là hai khái niệm đồng nhất.
Hai là, tuy có sự tương đồng về bản chất nhưng trên thực tế, Luật tài chính công thường có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, còn pháp luật ngân sách nhà nước – với tính cách là một lĩnh vực pháp luật công, lại có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn. Điều này thể hiện ở chỗ, phạm vi điều chỉnh của Luật tài chính công bao gồm các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng mọi nguồn vốn, quỹ tài sản của Nhà nước, trong đó quan trọng nhất là quỹ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân sách lại chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước mà thôi.
Ở Việt Nam, trên thực tế không hề tồn tại khái niệm Luật tài chính công trong pháp luật thực định cũng như trong nền khoa học pháp lý nước nhà, ngoại trừ một số tài liệu nghiên cứu về tài chính công của một số học giả trước đây ở Việt Nam25. Sự khan hiếm các tài liệu nghiên cứu về Luật tài chính công ở nước ta trong nhiều năm qua khiến cho những nhận thức khoa học về ranh giới giữa Luật tài chính công với pháp luật ngân sách nhà nước trở nên khá mơ hồ. Tuy vậy, dưới sự ảnh hưởng của quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ ở nước ta trong mấy năm gần đây, vấn đề cải cách nền tài chính công đã bắt đầu được nhắc đến trong một số diễn đàn khoa học như một chủ đề có tính thời sự. Người ta thừa nhận một sự thật là để xây dựng được nền tài chính công tiên tiến, hiện đại và phù hợp với trào lưu phát triển của thế giới đương đại thì cần thiết phải bắt đầu từ việc làm rõ nội hàm của khái niệm Luật tài chính công và trên cơ sở đó cố gắng xác định xem thuật ngữ Luật tài chính công và thuật ngữ pháp luật ngân sách chỉ là hai cách gọi khác nhau của cùng một vấn đề, hay chúng thực sự là hai vấn đề khác nhau nhưng có cùng bản chất. Cuộc kiếm tìm ranh giới thật sự giữa Luật tài chính công và pháp luật ngân sách vẫn còn đang tiếp tục và chắc sẽ còn nhận được sự tham gia tích cực của những ai mong muốn quan tâm đến sự phát triển của nền luật học nước nhà.
25 Trước năm 1975, có một số công trình nghiên cứu về tài chính công và thuế pháp của một số học giả dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này cũng chủ yếu đề cập đến lĩnh vực tài chính công mà ít đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực Luật tài chính công. Xem: “Tài chánh công” xuất bản tại Sài Gòn năm 1971, 1973 của tác giả Lê Đình Chân; “Tài chánh học và thuế pháp giản yếu” xuất bản bởi Hội nghiên cứu hành chánh tại Sài Gòn năm 1968 của tác giả Nghiêm Đằng, Nguyễn Thanh Bạch và Lê Công Truyền.
1.2.3. Phạm vi điều chỉnh và các bộ phận cấu thành của pháp luật ngân sách nhà nước
1.2.3.1. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước
Như tên gọi của nó, pháp luật ngân sách nhà nước được ban hành là để chi phối các hoạt động liên quan đến việc hình thành, quản lý, sử dụng và định đoạt các khoản “tiền công” – với tính chất là tài sản của Nhà nước, được thể hiện trong quỹ ngân sách nhà nước. Do vậy, về nguyên tắc pháp luật ngân sách nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước. Các quan hệ xã hội này tuy có nhiều nhưng khái quát có thể phân loại chúng thành 5 nhóm cơ bản như sau:
Nhóm 1: bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Nhóm quan hệ xã hội này phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đối với nhau hoặc giữa các cơ quan này đối với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước.
Nhóm 2: bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Những quan hệ xã hội này chỉ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào hoạt động quản lý (quản trị) và điều hành ngân sách nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp chứ không có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác.
Nhóm 3: bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập quỹ ngân sách nhà nước (hay quá trình thu nộp ngân sách). Những quan hệ xã hội này thường phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong lĩnh vực thu nộp ngân sách như cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc nhà nước… với bên kia là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ hay có quyền đóng góp một khoản tiền nhất định cho ngân sách nhà nước để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với ngân sách nhà nước.
Nhóm 4: bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước (hay quá trình chi tiêu ngân sách nhà nước). Nhóm quan hệ xã hội này phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm (ví dụ, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước…) với bên kia là các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước có quyền được tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
Nhóm 5: bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Nhóm quan hệ xã hội này phát sinh giữa các chủ thể là các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước như Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các cơ quan chính quyền trung ương và chính quyền địa phương…
1.2.3.2. Các bộ phận cấu thành của pháp luật ngân sách nhà nước
Như đã phân tích ở trên, do pháp luật ngân sách có nhiệm vụ điều chỉnh năm nhóm quan hệ xã hội khác nhau nên cấu trúc pháp luật ngân sách nhà nước cũng bao gồm năm nhóm quy phạm pháp luật tương ứng. Cụ thể là:
- Chế định pháp luật về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Chế định này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục và nguyên tắc lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước.
- Chế định pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Chế định này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý ngân sách nhà nước; sự phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước.
- Chế định pháp luật về thu nộp ngân sách nhà nước. Chế định này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về các khoản thu ngân sách nhà nước cũng như cách thức, quy trình, thủ tục thực hiện các khoản thu đó.
- Chế định pháp luật về chi tiêu ngân sách nhà nước. Chế định này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về các khoản chi ngân sách nhà nước và cách thức, quy trình, thủ tục thực hiện các khoản chi đó.
- Chế định pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Chế định này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền quản lý quỹ ngân sách nhà nước, cách thức, quy trình và thủ tục quản lý quỹ ngân sách nhà nước ở mỗi quốc gia nhằm đảm bảo cho quỹ tiền tệ này được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
1.2.4. Quan hệ pháp luật ngân sách
Nhìn từ góc độ lý luận, các hoạt động ngân sách nhà nước hầu như đều
được thực hiện thông qua các quan hệ pháp luật ngân sách. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu các quan hệ pháp luật ngân sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho chúng ta nhìn nhận cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động ngân sách được rõ ràng hơn và khoa học hơn.
1.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật ngân sách
Quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật ngân sách nói riêng, suy cho cùng đều là hệ quả pháp lý của việc Nhà nước dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội này hình thành, phát triển phù hợp với lợi ích của Nhà nước. Tuy vậy, do phát sinh trong một lĩnh vực khá đặc thù – lĩnh vực tài chính công nên quan hệ pháp luật ngân sách cũng có những điểm khác biệt với nhiều loại quan hệ pháp luật phát sinh trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự khác biệt này được thể hiện trong định nghĩa và các đặc điểm mang tính bản chất của quan hệ pháp luật ngân sách.
Vậy có thể định nghĩa quan hệ pháp luật ngân sách như thế nào?
Xét về phương diện lý thuyết, quan hệ pháp luật ngân sách là những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mà hậu quả pháp lý là tạo ra những quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể thực hiện khi tham gia hoạt động ngân sách.
Về bản chất, do phát sinh trong một lĩnh vực đặc thù là lĩnh vực tài chính công nên quan hệ pháp luật ngân sách thuộc loại quan hệ có tính chất hành chính và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật thuộc ngành công pháp. Tính chất hành chính, quyền lực công của quan hệ pháp luật ngân sách được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, về phương diện chủ thể, thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngân sách có ít nhất một bên là cơ quan công quyền, thậm chí hầu hết các quan hệ pháp luật ngân sách đều có hai bên tham gia là các cơ quan công quyền. Dấu hiệu này cho phép phân biệt giữa quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước – quan hệ pháp luật tài chính công với các quan hệ pháp luật tài chính tư như quan hệ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, quan hệ mua bán chứng khoán giữa các tổ chức, cá nhân trên thị trường chứng khoán, quan hệ vay vốn giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc quan hệ vay vốn ngân hàng…
Hai là, về phương diện khách thể, mục đích của việc xác lập và thực hiện quan hệ pháp luật ngân sách chính là nhằm thoả mãn nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước, hay nói cách khác, chính là vì lợi ích công cộng. Đương nhiên, khi tham gia quan hệ pháp luật ngân sách, mỗi bên chủ thể đều nhằm hướng tới việc thoả mãn các lợi ích của mình nhưng các lợi ích đó, dẫu sao cũng không thể nào đi ngược lại với lợi ích chung và nhất thiết phải được đặt dưới lợi ích chung.
Ba là, về phương diện nội dung, hầu hết các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngân sách đều được thiết lập nhằm hướng tới việc thoả mãn lợi ích chung. Vì mục tiêu đảm bảo lợi ích chung, trong nhiều trường hợp người làm luật đã tìm cách hạn chế bớt quyền tự quyết của các chủ thể pháp luật là tổ chức, cá nhân khi họ đóng vai trò là một “bên” của quan hệ pháp luật ngân sách. Khi đó, lợi ích riêng tư của những người nộp thuế (trong quan hệ pháp luật về thu ngân sách) hay của các đơn vị sử dụng ngân sách (trong quan hệ pháp luật về chi ngân sách) phải được đặt dưới lợi ích chung của toàn xã hội mà Nhà nước là người đại diện cho việc đảm bảo lợi ích này. Đây chính là một trong những đặc trưng cơ bản, xét về phương diện nội dung của quan hệ pháp luật ngân sách.
1.2.4.2. Phân loại quan hệ pháp luật ngân sách
Trong thực tiễn pháp lý, quan hệ pháp luật ngân sách phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau (ví dụ, lĩnh vực kế hoạch hoá ngân sách; lĩnh vực phân cấp quản lý ngân sách; lĩnh vực thu ngân sách hay lĩnh vực chi ngân sách) và tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau (chẳng hạn, quan hệ pháp luật ngân sách về phương diện nội dung; quan hệ pháp luật ngân sách về phương diện hình thức).
Tuy nhiên, xét từ góc độ lý luận có thể phân loại các quan hệ pháp luật này dựa vào những tiêu chí cơ bản sau đây:
- Phân loại quan hệ pháp luật ngân sách dựa vào tiêu chí chủ thể.
Theo tiêu chí này, quan hệ pháp luật ngân sách có thể được phân loại thành hai nhóm, bao gồm: a) Quan hệ pháp luật ngân sách phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước với nhau (ví dụ: quan hệ pháp luật ngân sách giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc phân cấp quản lý ngân sách, quan hệ pháp luật ngân sách giữa Bộ Tài chính và các Bộ chuyên ngành trong việc cấp phát và sử dụng kinh phí ngân sách được cấp); và b) Quan hệ pháp luật ngân sách phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước với bên kia là các tổ chức, cá nhân (ví dụ: quan hệ pháp luật ngân sách giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu ngân sách với các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế hay người đóng góp tiền cho Nhà nước, quan hệ pháp luật ngân sách về phát hành trái phiếu Chính phủ…).
- Phân loại quan hệ pháp luật ngân sách dựa vào tiêu chí địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ.
Theo tiêu chí này, quan hệ pháp luật ngân sách được phân chia thành hai loại: Một là, các quan hệ pháp luật mang tính chất hành chính về ngân sách. Loại quan hệ pháp luật này thể hiện sự bất bình đẳng về quyền, nghĩa vụ (địa vị pháp lý) giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ (ví dụ, quan hệ phân cấp quản lý ngân sách giữa các cơ quan nhà nước với nhau, quan hệ nộp thuế giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, quan hệ về cấp phát kinh phí và kiểm soát việc sử dụng kinh phí ngân sách giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các đơn vị sử dụng ngân sách – đơn vị dự toán…). Hai là, quan hệ pháp luật ngân sách mang tính chất bình đẳng thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ. Loại quan hệ pháp luật này thể hiện sự bình đẳng, cho dù chỉ là tương đối, giữa các bên là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngân sách. Chẳng hạn, quan hệ pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ; quan hệ pháp luật về vay nợ nước ngoài hay nhận viện trợ nước ngoài; quan hệ pháp luật về tặng cho tài sản giữa tổ chức, cá nhân (bên tặng cho) với Nhà nước (bên được tặng cho).
- Phân loại quan hệ pháp luật ngân sách dựa vào tiêu chí lĩnh vực phát sinh quan hệ.
Theo tiêu chí này, quan hệ pháp luật ngân sách có thể được phân chia thành bốn nhóm cơ bản phát sinh trong bốn lĩnh vực khác nhau của hoạt động ngân sách, cụ thể là:
Nhóm thứ nhất bao gồm các quan hệ pháp luật về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Những quan hệ pháp luật này phát sinh trong quá trình kế hoạch hoá ngân sách (hay quá trình ngân sách) mà ở đó các giai đoạn chủ yếu sẽ được tiến hành như soạn thảo và thông qua ngân sách; thi hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Do những quan hệ pháp luật này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật mang tính hình thức, thủ tục nên còn được gọi là những quan hệ pháp luật ngân sách về hình thức, để phân biệt với những quan hệ pháp luật ngân sách mang tính chất nội dung.
Nhóm thứ hai bao gồm các quan hệ pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách. Các quan hệ pháp luật này phát sinh trong lĩnh vực quản lý, tổ chức và điều hành hệ thống ngân sách. Nội dung chủ yếu của những quan hệ pháp luật này không những thể hiện sự phân định quyền giữa các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân) mà còn thể hiện sự phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) trong hoạt động ngân sách.
Nhóm thứ ba bao gồm những quan hệ pháp luật về thu nộp ngân sách. Các quan hệ pháp luật thuộc nhóm này phát sinh trong hoạt động thu nộp ngân sách nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước. Việc thiết lập và thực hiện những quan hệ pháp luật về thu nộp ngân sách chính là phương thức để Nhà nước sung dụng các nguồn tài nguyên như thuế khoá hay các khoản vay nợ, ngõ hầu tài trợ cho các chương trình chi tiêu của mình trong năm tài chính. Nói như thế, việc tạo lập quỹ ngân sách và thực hiện dự toán thu ngân sách, thực chất là quá trình xác lập và thực thi các quan hệ pháp luật về thu ngân sách như quan hệ thu thuế, lệ phí, phí; quan hệ vay nợ trong nước và nước ngoài; quan hệ ngoại viện…
Nhóm thứ tư bao gồm các quan hệ pháp luật về chi tiêu ngân sách. Những quan hệ pháp luật này phát sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để thực thi các chức năng và nhiệm vụ của mình, theo một chương trình, kế hoạch tài chính đã được chấp thuận bởi Quốc hội. Nếu các quan hệ pháp luật về thu nộp ngân sách được xem là phương thức để Nhà nước thực hiện quá trình tạo lập quỹ ngân sách thì trái lại, các quan hệ pháp luật về chi tiêu ngân sách có thể coi là phương thức để Nhà nước sử dụng số tiền hiện có trong công quỹ, vì các nhu cầu chi tiêu chung của quốc gia.
Vậy, sự phân loại các quan hệ pháp luật ngân sách theo những tiêu chí trên đây thực sự có ý nghĩa gì?
Trước hết, sự phân loại này có ý nghĩa lý luận rất quan trọng, bởi nó giúp chúng ta có được sự nhận thức đầy đủ hơn, chính xác hơn về pháp chế ngân sách nói chung và về quá trình thực thi pháp luật ngân sách nói riêng. Xa hơn nữa, sự phân loại này còn tỏ ra hữu ích đối với nhà làm luật bởi nó tạo tiền đề, cơ sở lý luận cho quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động tài chính nói chung và hoạt động ngân sách (tài chính công) nói riêng trong bối cảnh nền tài chính công đang có xu hướng ngày càng bành trướng về quy mô và mức độ hoạt động.
1.2.4.3. Các căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách
Quan hệ pháp luật ngân sách, cho dù nó chỉ được coi là cái “vỏ” pháp lý bên ngoài của các hoạt động ngân sách nhưng việc phát sinh, thay đổi và chấm dứt những quan hệ pháp luật này cũng phải tuân thủ những nguyên lý nhất định. Các nguyên lý này thể hiện vai trò ảnh hưởng mang tính quyết định của hai yếu tố (gồm sự kiện pháp lý và quy phạm pháp luật) đối với việc hình thành, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách.
Vai trò ảnh hưởng của sự kiện pháp lý đối với việc hình thành, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách
Sự kiện pháp lý, theo cách hiểu thông thường chính là những sự kiện khách quan (sự biến pháp lý) hoặc sự kiện mang tính chất chủ quan (hành vi pháp lý) mà khi xảy ra sự kiện đó trong thực tế thì sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật. Trong lĩnh vực hoạt động ngân sách, các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách chủ yếu thuộc loại hành vi pháp lý. Sở dĩ như vậy là bởi vì, các quan hệ pháp luật ngân sách thông thường chỉ phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách mà về bản chất, hoạt động ngân sách vốn dĩ là hoạt động có ý thức của con người, do con người thực hiện một cách có chủ đích nhằm gây ra một hiệu lực pháp lý nhất định (được gọi là hành vi pháp lý). Các hành vi pháp lý trong hoạt động ngân sách tuy rất phong phú và đa dạng nhưng khái quát có thể phân loại chúng thành hai nhóm chủ yếu sau đây:
Nhóm thứ nhất bao gồm các hành vi pháp lý do chủ thể là các cơ quan công quyền thực hiện trong khi thi hành công vụ. Có thể dẫn chứng về loại hành vi này như việc soạn thảo ngân sách và tổ chức thi hành ngân sách của các cơ quan hành pháp; việc quyết định ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách của các cơ quan lập pháp; việc thông báo thuế hay quyết định truy thu, hoàn thuế của cơ quan thuế; việc chấp nhận cấp phát kinh phí hay xuất tiền ra khỏi tài khoản ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước… Điều đáng lưu ý ở đây là khi những hành vi pháp lý này được thực hiện bởi các chủ thể là cơ quan công quyền thì hệ quả pháp lý kéo theo là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách giữa chủ thể đó với các chủ thể pháp luật khác.
Nhóm thứ hai bao gồm những hành vi pháp lý do các chủ thể khác không phải là cơ quan công quyền thực hiện. Những hành vi này tuy không được thực hiện bởi các cơ quan công quyền và cũng không gắn với yếu tố quyền lực công nhưng vẫn có thể là căn nguyên dẫn đến việc hình thành, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách. Ví dụ: hành vi tự nguyện đóng góp tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân cho Chính phủ; hành vi mua trái phiếu do Chính phủ phát hành;
hành vi đòi nợ Chính phủ khi trái phiếu do Chính phủ phát hành đã đến hạn thanh toán… Các hành vi này, khi được thực hiện bởi các chủ thể cũng sẽ gây ra những hệ quả pháp lý nhất định mà bằng chứng điển hình của các hệ quả pháp lý đó chính là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách.
Vai trò ảnh hưởng của quy phạm pháp luật đối với việc hình thành, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách
Ngoài yếu tố sự kiện pháp lý, quy phạm pháp luật cũng là một yếu tố chi phối đối với việc hình thành, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật ngân sách. Sự ảnh hưởng mang tính quyết định của quy phạm pháp luật đối với quan hệ pháp luật ngân sách được thể hiện ở chỗ, khi Nhà nước ban hành, thay đổi hay bãi bỏ các quy phạm pháp luật thì hậu quả kéo theo là có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật ngân sách. Có thể dẫn chứng về mối quan hệ này bằng các ví dụ sau đây:
Ví dụ thứ nhất: Việc Nhà nước ban hành Luật ngân sách nhà nước năm 1996 đã đặt nền tảng cơ sở pháp lý cho việc hình thành các quan hệ pháp luật ngân sách mới ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi.
Ví dụ thứ hai: Khi Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật ngân sách nhà nước năm 2003 đã làm thay đổi nội dung của các quan hệ pháp luật ngân sách, kể từ thời điểm đạo luật này có hiệu lực.
Ví dụ thứ ba: Khi Nhà nước ban hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết thi hành luật ngân sách nhà nước, đồng thời bãi bỏ các quy định pháp luật về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách trong Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 18/07/1999 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 thì hậu quả pháp lý kéo theo là có thể làm chấm dứt các quan hệ pháp luật ngân sách đã được hình thành theo quy định cũ và đồng thời làm phát sinh các quan hệ pháp luật ngân sách theo quy định mới.
Tóm lại, quan hệ pháp luật ngân sách là vấn đề lý luận quan trọng cần được
khảo cứu trong lĩnh vực pháp chế về ngân sách. Việc khảo cứu vấn đề này một cách nghiêm túc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu các chế định cơ bản của Luật ngân sách.
1.2.5. Nguồn của pháp luật ngân sách nhà nước
Nguồn của pháp luật ngân sách nhà nước chính là các văn bản trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước.
Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái niệm và mô hình tổ chức ngân sách nhà nước
Về phương diện lý thuyết, tổ chức ngân sách nhà nước được hiểu là việc thiết kế mô hình hệ thống ngân sách nhà nước, tổ chức vận hành và kiểm tra, đánh giá kết quả vận hành của các bộ phận cấu thành trong hệ thống ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của nền tài chính công.
Theo định nghĩa tại Điều 3 Luật của cộng hòa liên bang Nga về bộ máy ngân sách và quá trình ngân sách nhà nước, tổ chức ngân sách được hiểu tức là tổ chức hệ thống ngân sách và các nguyên tắc xây dựng hệ thống ngân sách. Nói cách khác, tổ chức ngân sách được hiểu bào gồm cơ cấu hệ thống ngân sách nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, vận hành hệ thống đó.
Trên nguyên tắc, tổ chức ngân sách nhà nước là công việc của chính quyền mà cụ thể là của các nhà hoạt định chính sách công, trong đó có chính sách tài khóa. Theo thông lệ chung được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, việc tổ chức ngân sách nhà nước (hay còn gọi là tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước) thường được thực hiện dựa trên cấu trúc hệ thống chính quyền và được ghi rõ trong Hiến pháp cũng như các đạo luật về ngân sách nhà nước.
Chẳng hạn, đối với các quốc gia theo mô hình nhà nước đơn nhất (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Pháp…) thì tổ chức ngân sách nhà nước trong các quốc gia này bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Còn đối với các quốc gia theo mô hình nhà nước liên bang (Đức, Nga, Úc, Hoa Kỳ…) thì tổ chức ngân sách nhà nước lại bao gồm ngân sách của liên bang và ngân sách của các bang (tiểu bang), ngân sách của các tỉnh, thành phố thuộc bang (tiểu bang)1.
Ở Việt Nam, mô hình tổ chức ngân sách nhà nước cũng được thiết kế và xây dựng theo cơ cấu hệ thống chính quyền, bao gồm ngân sách trung ương; ngân sách địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân2.
1 Xem thêm: Điều 2, Điều 7 Luật của Cộng hòa liên bang Nga về bộ máy ngân sách và quá trình ngân sách; Điều Điều 4 Luật ngân sách nhà nước Trung Quốc. Nguồn: Luật tài chính, ngân sách và kế toán công ở các nước, thông tin chuyên đề, Viện khoa học tài chính (Bộ Tài chính), Hà Nội, 1993, tr. 131.
2 Xem thêm: Khoản 1 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2002.
Để hình dung rõ hơn về mô hình này, có thể xem thêm sơ đồ dưới đây:
Việc xây dựng hệ thống ngân sách nhà nước theo mô hình hệ thống chính quyền có ưu điểm là đảm bảo cho mỗi cấp chính quyền đều có ngân sách riêng để có thể độc lập tương đối trong việc triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cách xây dựng mô hình hệ thống ngân sách theo hệ thống chính quyền đôi khi cũng có thể làm cho hệ thống ngân sách nhà nước trở nên cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả và tốn kém chi phí trong quá trình vận hành, bởi hệ thống chính quyền ở các quốc gia hiện nay đang có xu hướng ngày càng bành trướng, mở rộng hệ thống các cơ quan trực thuộc.
2.1.2. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Như đã đề cập ở trên, tổ chức hệ thống ngân sách không chỉ được hiểu bao gồm các cấp ngân sách trong hệ thống đó, mà còn bao gồm cả các nguyên tắc xây dựng và vận hành hệ thống ngân sách.
Trên thực tế, tùy thuộc vào quan điểm của các nhà lập pháp ở mỗi nước mà pháp luật quy định các nguyên tắc khác nhau trong việc tổ chức và vận hành hệ thống ngân sách nhà nước. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 3 Luật của cộng hòa liên bang Nga về bộ máy ngân sách và quá trình ngân sách nhà nước, tổ chức ngân sách nhà nước của Nga dựa trên các nguyên tắc: Thống nhất, đầy đủ, thực tế, công khai và tự chủ của tất cả các ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước ở Cộng hòa liên bang nga. Trong khi đó, Điều 3 Luật ngân sách nhà nước nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng quy định: nguyên tắc lãnh đạo tập trung, kiểm tra phân cấp, thống nhất quyền lực và trách nhiệm được áp dụng trong quản lý ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam, tuy không có điều khoản nào trực tiếp quy định về nguyên tắc tổ chức ngân sách nhà nước nhưng tại Điều 3 Luật ngân sách nhà nước 2002 đã có quy định: ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm3.
3 Xem thêm: Điều 3 Luật ngân sách nhà nước 2002.
Như vậy, từ việc khảo sát các quy định của pháp luật các nước, có thể khái quát rằng việc tổ chức ngân sách nhà nước trong mỗi quốc gia cần được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống ngân sách nhà nước (bao gồm các cấp ngân sách trong toàn hệ thống): Nguyên tắc này đòi hỏi mọi cấp ngân sách đều có những khoản thu và chi cơ bản giống nhau, đều hướng đến một mục đích chung và trong một quốc gia chỉ có một quỹ ngân sách nhà nước duy nhất do Kho bạc Nhà nước quản lý.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi khoản thu, chi (kể cả trong dự toán và thực tế thực hiện) trong mỗi cấp ngân sách nhà nước phải được thông tin một cách công khai, đầy đủ và rõ ràng để các chủ thể có liên quan (đặc biệt là những chủ thể có quyền giám sát ngân sách) có thể tiếp cận được dễ dàng. Nguyên tắc này được thiết lập chính là nhằm nâng cao khả năng giám sát ngân sách của các chủ thể có thẩm quyền như Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri nói chung đối với quá trình lập dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Trên thực tế, nguyên tắc này không được ghi nhận rộng rãi ở nhiều nước, bởi lẽ có những quan điểm tranh luận khác nhau về tính khả thi của nguyên tắc, do họ cho rằng có sự mâu thuẫn nhất định giữa khía cạnh “tập trung” và khía cạnh “dân chủ”. Tuy nhiên, nguyên tắc này lại được quy định khá rõ trong pháp luật Việt Nam (Điều 3 Luật ngân sách nhà nước 2002), theo đó nguyên tắc này được hiểu là: quyền lực nhà nước về tài chính nói chung và thuế, ngân sách nói riêng phải được tập trung vào cơ quan quyền lực nhà nước (thể hiện ở việc Quốc hội có quyền quyết định ngân sách và giám sát việc chấp hành ngân sách nhà nước), đồng thời có phân công, phân cấp hợp lý trong quản lý ngân sách giữa Quốc hội với Chính phủ và giữa Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân trong suốt quá trình ngân sách.
- Nguyên tắc đảm bảo quyền tự chủ cho ngân sách nhà nước các cấp: Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi cấp ngân sách nhà nước phải được tự chủ về thu và chi trong một giới hạn nhất định theo sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; đồng thời, phải đảm bảo cho ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo trong toàn hệ thống ngân sách.
2.2. PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
2.2.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Trong đời sống xã hội, sự phân cấp diễn ra trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính công nói chung và quản lý ngân sách nhà nước nói riêng, sự phân cấp cũng không phải là ngoại lệ.
Về phương diện lý thuyết, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được hiểu là sự phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cấp ngân sách trong quản lý ngân sách.
Định nghĩa trên cho thấy việc phân cấp quản lý ngân sách có hai nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, sự phân định về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước (Quốc hội với Chính phủ; Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân) trong quản lý ngân sách nhà nước, dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách. Nội dung này đòi hỏi pháp luật phải quy định rõ Quốc hội và Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền đến đâu trong quản lý ngân sách và đặc biệt là mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó với nhau như thế nào.
Thứ hai, sự phân định về nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương với ngân sách địa phương). Nội dung này đòi hỏi pháp luật phải quy định rõ ngân sách trung ương được thu và chi những khoản nào; ngân sách địa phương được thu và chi những khoản nào; mối quan hệ giữa các cấp ngân sách nhà nước trong trường hợp ủy quyền thu, chi ra sao.
2.2.1.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2002, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
- Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên;
- Ngoài việc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Việc quy định các nguyên tắc này không nằm ngoài mục đích đảm bảo tính khoa học, tính hợp lý và tính khả thi, hiệu quả cho hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
2.2.2. Nội dung chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Như đã đề cập ở trên, chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm hai nội dung chính sau đây:
2.2.2.1. Sự phân cấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý ngân sách
Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, có hai loại cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý ngân sách, đó là cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) và cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ và Ủy ban nhân dân). Hai loại cơ quan này có vai trò, vị trí và thẩm quyền khác nhau trong lĩnh vực quản lý ngân sách, tương ứng với các chức năng hiến định của mỗi loại cơ quan đó.
Theo pháp luật hiện hành, mỗi loại cơ quan này có thẩm quyền khác nhau trong quản lý ngân sách. Cụ thể là:
a) Thẩm quyền của Quốc hội trong quản lý ngân sách
Theo quy định tại Điều 15 Luật ngân sách nhà nước (2002), Quốc hội có thẩm quyền:
- Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính – ngân sách;
- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước;
- Quyết định dự toán ngân sách nhà nước:
- Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
- Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;
- Mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp;
- Quyết định phân bổ ngân sách trung ương:
- Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
- Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực;
- Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu;
- Quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước;
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;
- Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực tài chính – ngân sách trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Các thẩm quyền trên đây được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân công, phân nhiệm giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, vốn dĩ đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật chuyên ngành, trong đó có Luật ngân sách nhà nước 2002.
- Thẩm quyền của Chính phủ trong quản lý ngân sách
Theo quy định tại Điều 20 Luật ngân sách nhà nước (2002), cơ quan này có thẩm quyền như sau:
- Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính – ngân sách; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính – ngân sách theo thẩm quyền;
- Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;
- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 15 của Luật này; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 15 của Luật này; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giao tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật này; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách địa phương đối với một số lĩnh vực chi được Quốc hội quyết định;
- Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước;
- Tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;
- Quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách; quy định việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các nguồn dự trữ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này;
- Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với những định mức phân bổ và chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản trước khi ban hành;
- Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính – ngân sách; trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên thì Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thực hiện và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định;
- Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Giống như đối với Quốc hội, các thẩm quyền trên đây của Chính phủ được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân công, phân nhiệm giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, vốn dĩ đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật chuyên ngành, trong đó có Luật ngân sách nhà nước 2002.
- Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các cấp trong quản lý ngân sách
Theo quy định tại Điều 25 Luật ngân sách nhà nước (2002), Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền sau đây:
- Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:
- Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
- Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
- Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;
- Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình:
- Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
- Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;
- Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu;
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
- Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương;
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
- Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính – ngân sách của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;
- Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này;
- Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương;
- Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ;
đ) Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.
Các thẩm quyền trên đây của Hội đồng nhân dân các cấp cũng được xây dựng dựa trên tinh thần của nguyên tắc phân công, phân nhiệm hợp lý giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý ngân sách.
d) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý ngân sách
Theo quy định tại Điều 26 Luật ngân sách nhà nước (2002), trong lĩnh vực quản lý ngân sách, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền sau đây:
- Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính – ngân sách;
- Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật này;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn;
- Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các vấn đề được quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật này;
- Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
Tóm lại, có thể nhận thấy rằng việc phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý ngân sách chính là cách để thực hiện chủ trương phân cấp quản lý ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.
2.2.2.2. Sự phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
Sự phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách được xem là một trong hai nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Nội dung này được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:
a) Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ương
Theo pháp luật hiện hành, ngân sách trung ương được phân cấp thực hiện các khoản thu và chi cơ bản sau đây:
- Các khoản thu của ngân sách trung ương.
Với tư cách là cấp ngân sách giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương được thu các khoản sau đây:
Một là, các khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100%. Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật ngân sách nhà nước 2002, các khoản thu thuộc nguồn thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
đ) Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;
- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước;
- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
- Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương;
- Thu kết dư ngân sách trung ương;
k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Hai là, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật ngân sách nhà nước, các khoản thu này bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước;
- Phí xăng, dầu.
Trên nguyên tắc, tỷ lệ phân chia các khoản thu này giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương sẽ do Quốc hội ấn định và được ổn định từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể phân cấp cho Chính phủ thực hiện việc phân chia tỷ lệ phần trăm cụ thể cho các khoản thu này nhưng phải báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất và phải được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.
- Các khoản chi của ngân sách trung ương:
Theo quy định tại Điều 31 Luật ngân sách nhà nước 2002, các khoản chi của ngân sách trung ương bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước;
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương;
- Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội;
đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện;
- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương đảm nhận;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;
k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
- Chi viện trợ;
- Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
- Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.
a) Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương
Theo pháp luật hiện hành, ngân sách địa phương được phân cấp thực hiện các khoản thu và chi cơ bản sau đây:
- Các khoản thu của ngân sách địa phương.
Giống như đối với ngân sách trung ương, ngân sách địa phương cũng được phân chia các khoản thu hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Một là, về các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%.
Theo dự liệu tại khoản 1 Điều 32 Luật ngân sách nhà nước 2002, các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% bao gồm:
- Thuế nhà, đất;
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
- Thuế môn bài;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất; đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
- Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;
- Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 của Luật này;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Hai là, đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, về nguyên tắc sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật ngân sách nhà nước 2002.
Ngoài ra, ngân sách địa phương còn được phân cấp hai nguồn thu khác nữa mà ngân sách trung ương không có, bao gồm: Thu bổ sung từ ngân sách trung ương; thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà nước 2002.
- Các khoản chi của ngân sách địa phương.
Theo quy định tại Điều 33 Luật ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội do địa phương quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
- Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Trên nguyên tắc, các khoản chi này chỉ được thực hiện khi có trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định và có đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật ngân sách nhà nước.
Đáp án trắc nghiệm Luật tài chính Việt Nam – EL24 – EHOU
Chỉ Thành Viên MemberPro Mới xem được toàn bộ đáp án.
Click chọn vào hình ảnh để xem chi tiết gói MemberPro. Hoặc cho vào giỏ hàng để mua ngay. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.
-
Law Pro 30 Ngày
Giá bán: 100.000₫Thêm vào giỏ hàngTham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 30 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.
Deprecated: preg_replace(): Passing null to parameter #3 ($subject) of type array|string is deprecated in /www/wwwroot/vncount.vn/wp-includes/kses.php on line 1805
-
Law Pro 180 Ngày
Giá bán: 500.000₫Thêm vào giỏ hàngTham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 180 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.
Deprecated: preg_replace(): Passing null to parameter #3 ($subject) of type array|string is deprecated in /www/wwwroot/vncount.vn/wp-includes/kses.php on line 1805
-
Law Pro 1000 Ngày
Giá bán: 1.000.000₫Thêm vào giỏ hàngTham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 1000 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.
Deprecated: preg_replace(): Passing null to parameter #3 ($subject) of type array|string is deprecated in /www/wwwroot/vncount.vn/wp-includes/kses.php on line 1805
1. Báo cáo sản xuất có mấy phương pháp lập?
– (Đ)✅: 1
– (S): 2
– (S): 3
– (S): 4
2. Báo cáo sản xuất lập theo phương pháp bình quân so với theo phương pháp FIFO thì:
– (S): Chính xác hơn.
– (Đ)✅: Đơn giản hơn
– (S): Phức tạp hơn
– (S): Tốt hơn
3. Biển phí toàn bộ gồm:
– (S): Biến phí bán hàng
– (S): Biển phí quản lý
– (S): Biến phí sản xuất
– (Đ)✅: Tất cả các phương án
4. Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc gọi là:
– (S): Biểu thuế lũy thoái từng phần
– (S): Biểu thuế lũy tiến
– (Đ)✅: Biểu thuế lũy thoái
– (S): Biểu thuế lũy tiến từng phần
5. Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn trên toàn bộ đối tượng tính thuế theo thuế suất tương ứng nếu mức thuế thuộc bậc quy định gọi là:
– (S): Biểu thuế lũy thoái toàn phần
– (Đ)✅: Biểu thuế lũy tiến toàn phần
– (S): Biểu thuế lũy thoái từng phần
– (S): Biểu thuế lũy tiến từng phần
6. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với:
– (Đ)✅: Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân cư trú
– (S): Mọi thu nhập của cá nhân cư trú
– (S): Mọi thu nhập của cá nhân cư trú thuộc diện chịu thuế
– (S): Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân
7. Bội chi ngân sách nhà nước được giải quyết bằng:
– (S): Cắt giảm biên chế
– (S): Nâng trần bội chi ngân sách
– (Đ)✅: Vay nợ
– (S): Phát hành tiền
8. Cá nhân cư trú là người:
– (S): Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên
– (S): Có nhà ở thuộc quyền sở hữu tại Việt Nam
– (S): Có nơi ở theo đăng ký tạm trú hợp pháp
– (Đ)✅: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
9. Cá nhân được miễn thuế đối với thu nhập từ:
– (Đ)✅: Tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng
– (S): Tiền lãi cho vay
– (S): Tiền làm thêm giờ
– (S): Tiền thưởng
10. Căn cứ quan trọng cho định giá bán là
– (S): Doanh thu
– (S): Lợi nhuận
– (Đ)✅: Chi phí
– (S): Tất cả các phương án
11. Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là:
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng trong lẫn nhận đầu tiên
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 15 triệu đồng mỗi lần nhận.
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 15 triệu đồng trong lẫn nhận đầu tiên
12. Chế độ ưu đãi thuế TNDN áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao là:
⇒ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 10 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm
13. Chế độ ưu đãi thuế TNDN áp dụng với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn:
⇒ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 10 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
14. Chế độ ưu đãi thuế TNDN đối với Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là:
⇒ Tối đa không quá 4 năm và giảm 30% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
⇒ Tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
⇒ Tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo.
⇒ Tối đa không quá 4 năm và giảm 70% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
15. Chế độ ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 là:
⇒ 14%
⇒ 15%
⇒ 16%
⇒ 17%
16. Chi phí chênh lệch luôn là:
⇒ Thông tin cần thiết
⇒ Thông tin không cần thiết
⇒ Thông tin không thích hợp
⇒ Thông tin thích hợp
17. Chi phí chìm luôn là :
⇒ Thông tin cần thiết
⇒ Thông tin không cần thiết
⇒ Thông tin không thích hợp
⇒ Thông tin thích hợp
18. Chi phí gốc là 500tr, tỷ lệ chi phí cộng thêm là 50%, vậy giá bán sẽ là:
⇒ 250 tr
⇒ 500 tr
⇒ 750 tr
⇒ 1000 tr
19. Chi phí gốc trong định giá bán thông thường theo biến phí toàn bộ gồm:
⇒ Biển phí sản xuất
⇒ Biến phí sản xuất, định phí sản xuất
⇒ Biến phí toàn bộ
⇒ Định phí sản xuất
20. Chi phí gốc trong định giá bán thông thường theo giá thành sản xuất gồm:
⇒ Biến phí sản xuất
⇒ Biển phí toàn bộ
⇒ Biến phí sản xuất, định phí sản xuất
⇒ Định phí sản xuất
21. Chi phí không giống nhau giữa các phương án là:
⇒ Thông tin không thích hợp
⇒ Thông tin cần thiết
⇒ Thông tin không cần thiết
⇒ Thông tin thích hợp
22. Chỉ tiêu nào thích hợp nghiên cứu C-V-P tại doanh nghiệp 1 mặt hàng?
⇒ Kết cấu tiêu thụ
⇒ Tổng lãi trên biến phí
⇒ Tỷ suất LB
⇒ Tất cả các phương án
23. Chọn các câu trả lời đúng nhất về khoản thu bổ sung:
⇒ Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
⇒ Là khoản thu được tổ chức thu ngoài dự toán
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp dưới thu hộ ngân sách cấp trên
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp trên thu hộ ngân sách cấp dưới
24. Chọn các câu trả lời đúng nhất về khoản thu bổ sung?
⇒ Ngân sách Trung ương không có khoản thu bổ sung
⇒ Là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách
⇒ Là khoản thu thường xuyên của ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu thường xuyên của ngân sách Trung ương
25. Chọn các câu trả lời đúng nhất về Khoản thu điều tiết:
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp dưới chuyển lên cho ngân sách cấp trên
⇒ Là khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp địa phương.
⇒ Là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
26. Chọn các câu trả lời đúng nhất về mô hình tổ chức NSNN Việt Nam?
⇒ NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và NS địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
⇒ NSNN bao gồm 2 cấp, Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
⇒ NSNN bao gồm bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
⇒ NSNN bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã
27. Chọn các câu trả lời đúng nhất về NSNN:
⇒ NSNN là bản dự toán các khoản thu chi của nhà nước được thực hiện trong 1 năm
⇒ NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước
⇒ NSNN là toàn bộ khoản tiền có trên tài khoản NSNN các cấp, kể cả tiền vay
⇒ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong 1 năm
28. Chọn câu trả lời đúng nhất về bội chi ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi Ngân sách địa phương và tổng số thu ngân sách địa phương của năm ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi Ngân sách Trung ương và tổng số thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi và tổng số thu ngân sách nhà nước của năm ngân sách.
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng tổng bội chi ngân sách Trung ương và tổng bội chi ngân sách địa phương
29. Chọn câu trả lời đúng nhất về Chi bổ sung dự trữ nhà nước?
⇒ Là khoản chi đầu tư phát triển
⇒ Là khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương
⇒ Là khoản chi thường xuyên
⇒ Là khoản chi thường xuyên của ngân sách Trung ương
30. Chọn câu trả lời đúng nhất về chi đầu tư phát triển:
⇒ Là khoản chi chiếm tỷ lệ nhỏ trong NSNN.
⇒ Là khoản chi không thường xuyên
⇒ Là khoản chi có khả năng thu hồi vốn trong quá trình đầu tư
⇒ Là khoản chi mang tính chất tiêu dùng
31. Chọn câu trả lời đúng nhất về chi thường xuyên:
⇒ Là khoản chi không có khả năng thu hồi vốn
⇒ Là khoản chi có khả năng sinh lời
⇒ Là khoản chi có khả năng thu hồi vốn
⇒ Là khoản chi mang tính chất tích lũy
32. Chọn câu trả lời đúng nhất về thời hạn thanh tra thuế?
⇒ Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
⇒ Thời hạn thanh tra thuế có thể gia hạn tối đa là 45 ngày
⇒ Tổng thời gian thanh tra thuế không được vượt quá 45 ngày
⇒ Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế.
33. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế gián thu?
⇒ Thuế sử dụng đất nông nghiệp là thuế gián thu
⇒ Thuế thu nhập cá nhân là thuế gián thu
⇒ Thuế Bảo vệ môi trường là thuế gián thu
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế gián thu
34. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế thu nhập cá nhân?
⇒ Là khoản thu điều tiết
⇒ Là khoản thu bổ sung của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
⇒ Là khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%
35. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế trực thu?
⇒ Thuế môn bài là thuế trực thu
⇒ Thuế giá trị gia tăng là thuế trực thu
⇒ Thuế tài nguyên là thuế trực thu
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế trực thu
36. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế:
⇒ Thuế là khoản thu không mang tính đổi giá và không hoàn trả
⇒ Thuế là khoản thu mang tính đối giá và không hoàn trả
⇒ Thuế là khoản thu không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
⇒ Thuế là khoản thu mang tính đổi giá và không hoàn trả trực tiếp
37. Chọn câu trả lời đúng về nguyên tắc ngân sách đơn nhất
⇒ Bán dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong 1 năm
⇒ Mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất
⇒ Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước
⇒ Mỗi năm Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kỳ do luật định.
38. Chọn câu trả lời đúng về nguyên tắc ngân sách thăng bằng?
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi không có tính chất phí tổn
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn NSNN thăng bằng khi tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu phi hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
39. Chọn đặc điểm đúng nhất về thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu mang tính gián thu tương đối
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế trực thu
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu mang tính trực thụ tương đối
40. Chọn khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%
⇒ Phí sử dụng đường bộ thu từ chủ sở hữu xe máy
⇒ Thuế Thu nhập cá nhân
⇒ Lệ phí trước bạ
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt
41. Chọn khoản thu ngân sách Trung ương được hưởng 100%
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành
⇒ Thuế Thu nhập doanh nghiệp
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước
42. Chọn nhận định đúng nhất về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:
⇒ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ chỉ được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế khi cán bộ thu thuế đồng ý
⇒ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ đương nhiên được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
⇒ Người nộp thuế không được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong mọi trường hợp
⇒ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
43. Chọn nhận định đúng nhất về gia hạn nộp thuế
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ được gia hạn nộp thuế khi tổng thiệt hại có giá trị trên 1 tỷ đồng
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ được gia hạn nộp thuế khi tổng thiệt hại có giá trị trên 1 tỷ đồng và có đơn đề nghị gửi Cơ quan quản lý thuế
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ được xem xét gia hạn nộp thuế khi có đơn đề nghị
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ đương nhiên được gia hạn nộp thuế
44. Chọn nhận định đúng nhất về giảm trừ gia cảnh:
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền. Công của đối tượng nộp thuế
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ, tiền lương, tiền công, đầu tư vốn của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
45. Chọn nhận định đúng nhất về kỳ hạn nộp thuế:
⇒ Có sự khác nhau giữa các loại thuế
⇒ Do Cơ quan quản lý thuế ổn định
⇒ Được xác định giống nhau giữa các loại thuế
⇒ Được xác định phù hợp với khả năng của người nộp thuế
46. Chọn nhận định đúng nhất về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
⇒ Chậm nhất là ngày thứ ba mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm
⇒ Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quy
⇒ Chậm nhất là ngày thứ chín mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.
⇒ Chậm nhất là ngày thứ mười lăm, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
47. Chọn nhận định đúng nhất về thuế môn bài:
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài chỉ là các tổ chức kinh doanh.
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế, trừ các tổ chức kinh doanh không thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài là tổ chức, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 1 triệu đồng/tháng
48. Chọn nhận định đúng nhất về thuế suất:
⇒ Là mức độ động viên của Nhà nước trên 1 đối tượng tính thuế
⇒ Chỉ do Quốc hội quy định
⇒ Do cơ quan quản lý thuế ấn định
⇒ Luôn được quy định trong các văn bản Luật
49. Chọn nhận định đúng nhất về thuế tiêu thụ đặc biệt?
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào hàng hóa được sản xuất trong nước
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào cả dịch vụ được nhập khẩu vào Việt Nam
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất và khâu nhập khẩu
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh từ lưu thông đến tiêu dùng
50. Chọn nhận định đúng nhất về trách nhiệm tính thuế:
⇒ Cơ quan quản lý thuế chỉ thực hiện tính thuế trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
⇒ Người nộp thuế chỉ được tự tính số thuế phải nộp khi được Cơ quan quản lý thuế cho phép
⇒ Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp trong mọi trường hợp
⇒ Trong mọi trường hợp việc tính thuế do Cơ quan quản lý thuế thực hiện
51. Chọn nhận định không đúng về thanh tra thuế?
⇒ Thanh tra thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế
⇒ Thanh tra thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng
⇒ Thanh tra thuế được áp dụng để giải quyết khiếu nại, tố cáo
⇒ Thanh tra thuế được áp dụng khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
52. Chọn nhận định không đúng về vai trò của thuế:
⇒ Thuế là công cụ chủ yếu tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
⇒ Thuế là công cụ điều hoà thu nhập xã hội góp phần bảo đảm công bằng xã hội
⇒ Thuế là công cụ để nhà nước trừng phạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
⇒ Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế.
53. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Doanh nghiệp hòa vốn khi tổng lãi trên biến phí …..định phí”.
⇒ Bù đắp thiếu
⇒ Bù đắp thừa
⇒ Bù đắp đủ
⇒ Không rõ
54. Chọn thu nhập được miễn thuế:
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có người lao động là người khuyết tật
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có người lao động là người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động là người khuyết tật
55. Có mấy cách định giá bán sản phẩm thông thường?
⇒ 2 cách
⇒ 3 cách
⇒ 4 cách
⇒ 5 cách
56. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế cho
⇒ Cơ quan báo chí Trung ương
⇒ Kho bạc nhà nước
⇒ Ngân hàng nhà nước
⇒ Cơ quan quản lý thuế nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
57. Cơ quan quản lý thuế kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế trong trường hợp:
⇒ Có đơn tố cáo hành vi trốn thuế của người nộp thuế
⇒ Người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế
⇒ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý kinh doanh trên địa bàn.
⇒ hết thời hạn theo thông báo của Cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu
58. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế trong trường hợp:
⇒ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ
⇒ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm
⇒ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
⇒ Người nộp thuế là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm
59. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng khi:
⇒ Có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn số thuế Giá trị gia tăng đầu ra
⇒ Sau 12 tháng liên tục có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
⇒ Sau 3 tháng liên tục có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
⇒ Sau 6 tháng liên tục có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
60. Cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi:
⇒ Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu
⇒ Có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu ;
⇒ Có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu ; và Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng với giao dịch < 20 triệu đồng
⇒ Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu ; và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng với giao dịch < 20 triệu đồng
61. Đặc điểm của sản phẩm trong xác định chi phí theo đơn đặt hàng là:
⇒ Tất cả các phương án
⇒ Đặc biệt,
⇒ Dễ nhận diện
⇒ Giá trị cao
62. Đặc điểm phân biệt NSNN với Ngân sách của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp là:
⇒ Có giá trị thực hiện trong 1 năm dương lịch
⇒ Được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản
⇒ Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia
⇒ Ghi nhận các khoản thu, chi cho các nhu cầu thường xuyên
63. Đánh thuế trùng là:
⇒ Một đối tượng chịu thuế bị đánh một loại thuế nhiều lần
⇒ Đánh nhiều loại thuế trên một đối tượng chịu thuế
⇒ Một người bị nộp nhiều loại thuế cho một dịch vụ chịu thuế
⇒ Một người nộp thuế phải nộp nhiều loại thuế cho một hàng hóa chịu thuế
64. Đất không thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất:
⇒ 0,15%
⇒ 0,2%
⇒ 0,03%
⇒ 0,7%
65. Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp:
⇒ Là diện tích do cán bộ thuế xác định.
⇒ là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với số địa chính Nhà nước
⇒ Là diện tích do người nộp thuế kê khai
⇒ Là diện tích do UBND xã xác định hàng năm
66. Định giá bán dịch vụ không áp dụng với doanh nghiệp nào?
⇒ Doanh nghiệp du lịch
⇒ Doanh nghiệp sửa chữa, lắp ráp
⇒ Doanh nghiệp may mặc
⇒ Doanh nghiệp về tư vấn
67. Định suất thuế trong thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định bằng:
⇒ kilôgam thóc trên 1 ha của các hạng đất
⇒ kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất
⇒ kilôgam thóc trên 1 km2 của các hạng đất
⇒ kilôgam thóc trên 1 km2 của từng hạng đất
68. Doanh nghiệp nộp thuế tại:
⇒ Nơi có trụ sở chính
⇒ Địa điểm kinh doanh
⇒ Nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh
⇒ Nơi có thu nhập chịu thuế phát sinh
69. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
⇒ Chỉ nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
⇒ Chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó
⇒ Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
⇒ Không phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
70. Doanh nghiệp nước ngoài là người nộp thuế TNDN theo pháp luật Việt Nam khi:
⇒ Có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam
⇒ Có hoạt động sản xuất kinh doanh.
⇒ Có thu nhập hợp pháp phát sinh tại Việt Nam
⇒ Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có lãi
71. Doanh nghiệp Việt Nam trở thành Người nộp thuế TNDN:
⇒ Kể từ thời điểm Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
⇒ Kể từ thời điểm doanh nghiệp phát sinh lãi
⇒ Kể từ thời điểm có thu nhập thuộc diện chịu thuế
⇒ Kể từ thời điểm được Cơ quan Thuế cấp Mã số thuế
72. Đối tượng chịu thuế là:
⇒ Là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
⇒ Là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản bị đánh thuế
⇒ Là hành vi sử dụng hàng hóa, dịch vụ
⇒ Là hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
73. Đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm:
⇒ Nước thiên nhiên
⇒ Các sản vật của rừng tự nhiên,
⇒ Thủy sản tự nhiên
⇒ Yến sào
74. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là:
⇒ Hàng hóa được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia
⇒ Hàng hóa, dịch vụ được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia
⇒ Hàng hóa được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia, trừ các trường hợp là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
⇒ Hàng hóa, dịch vụ được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia, trừ các trường hợp là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
75. Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:
⇒ Có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh
⇒ Khai trương hoạt động sản xuất, kinh doanh
⇒ Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
⇒ Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
76. Giá bán dịch vụ gồm:
⇒ Giá nhân công
⇒ Giá bán vật liệu
⇒ Giá bán vật liệu và giá nhân công
77. Giá bán sản phẩm dịch vụ thông thường xác định bằng:
⇒ Giá dự đoán
⇒ Giá thị trường
⇒ Tất cả các phương án
⇒ Chi phí gốc + Chi phí cộng thêm
78. Giá nhân công tỉnh dựa trên chi phí nào?
⇒ Nhân công trực tiếp
⇒ Chi phí ngoài sản xuất
⇒ Sản xuất chung
⇒ Tất cả các phương án
79. Giá thành sản xuất theo biến phí gồm:
⇒ Tất cả các phương án
⇒ Biến phí sản xuất chung
⇒ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
⇒ Chi phí nhân công trực tiếp
80. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là:
⇒ Giá FOB
⇒ Giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
⇒ giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu
⇒ Giá tính thuế nhập khẩu
81. Hàng hóa , dịch vụ nào sau đây thuộc diện chịu thuế?
⇒ Bảo hiểm nhân thọ
⇒ Dịch vụ chiếu sáng công cộng
⇒ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến
⇒ Dịch vụ tài chính
82. Hàng hóa nào sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
⇒ Bia hơi
⇒ Rượu được xuất khẩu sang Trung Quốc
⇒ Rượu thuốc
⇒ Thuốc lào
83. Hàng hóa nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng?
⇒ Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
⇒ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất
⇒ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác
⇒ Hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác
84. Hàng hóa nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
⇒ Điều hòa nhiệt độ dưới 90.000 BTU
⇒ Điều hòa nhiệt độ sử dụng trên phương tiện vận tải
⇒ Điều hòa nhiệt độ sử dụng trên xe ô tô dưới 24 chỗ
⇒ Điều hòa nhiệt độ trên 90.000 BTU
85. Hàng hóa nào sau đây áp dụng Mức thuế suất thuế GTGT 5%?
⇒ Dịch vụ cấp tín dụng
⇒ Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến
⇒ Nhà ở xã hội.
⇒ Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến
86. Hàng hóa nào sau đây phải nộp thuế nhập khẩu khi nhập vào Việt Nam?
⇒ Hàng hóa từ nước ngoài tặng, cho tổ chức, cá nhân trong nước
⇒ Hàng mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
⇒ Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu chế xuất
⇒ Hàng viện trợ nhân đạo
87. Hàng hóa nào sau đây phải nộp thuế xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam Việt Nam?
⇒ Hàng hóa của tổ chức, cá nhân trong nước tặng, cho Việt Kiều đang sống ở nước ngoài
⇒ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
⇒ Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan
⇒ Hàng hóa viện trợ nhân đạo của Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài
88. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
⇒ Hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
⇒ Hàng hóa là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ
⇒ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,
⇒ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam
89. Hành vi nhập khẩu máy jackpot và gây chơi golf phải chịu thuế gì?
⇒ Thuế giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt
⇒ Thuế nhập khẩu và Thuế tiêu thụ đặc biệt
⇒ Thuế Nhập Khẩu và Thuế Giá trị gia tăng
⇒ Thuế Nhập Khẩu, Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, Thuế Giá trị gia tăng
90. Kết dư ngân sách nhà nước được sử dụng để:
⇒ Chi đầu tư phát triển
⇒ Chi tra no
⇒ Chuyển vào quỹ dự trữ tài chính
⇒ Tăng dự phòng ngân sách nhà nước
91. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải:
⇒ Thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thông tin
⇒ Thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin
⇒ Thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thông tin
⇒ Thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
92. Khi Giá trị dở dang đầu kỳ giảm 50.000, giá trị dở dang cuối kỳ giảm 50.000 thì giá thành sản xuất sẽ:
⇒ Giám 50.000
⇒ Không đổi
⇒ Tăng 100.000
⇒ Tăng 50.000
93. Khi sản lượng tăng thì lãi trên biến phí đơn vị sẽ:
⇒ Giảm
⇒ Không đổi
⇒ Tăng
⇒ Tăng hoặc giảm
94. Khoản chi nào sau đây không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 3% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 5% tổng số chi được trừ.
95. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam là
⇒ Được xác định theo Quý
⇒ Được xác định theo tháng
⇒ Được xác định theo từng lần phát sinh
⇒ Được xác định theo năm dương lịch
96. Lãi trên biến phí còn được gọi là:
⇒ Phần đóng góp
⇒ Số dư
⇒ Số dư đảm phí
⇒ Số dư đảm phí, phần đóng góp
97. Lãi trên biến phí tính cho:
⇒ Một đơn vị sản phẩm
⇒ Một mặt hàng
⇒ Tất cả các phương án
⇒ Toàn doanh nghiệp
98. Lý do nào không phải lý do phân biệt thông tin không thích hợp và thích hợp?
⇒ Ra quyết định tuyệt đối chính xác
⇒ Giảm tình trạng quá tải thông tin
⇒ Tiết kiệm thời gian, chi phí
⇒ Tránh sử dụng nhầm thông tin
99. Lý do phân biệt thông tin không thích hợp và thích hợp là:
⇒ Giảm tình trạng quá tải thông tin
⇒ Tất cả các phương án
⇒ Tiết kiệm thời gian, chi phí
⇒ Tránh sử dụng nhầm thông tin
100. Mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận gồm có mấy nhân tố?
⇒ 5
⇒ 4
⇒ 6
⇒ 7
101. Mối quan hệ CP- KL-LN nằm trong phương trình nào?
⇒ Tất cả các phương án
⇒ TỔNG PS Nợ = TỔNG PS CÓ
⇒ LN=DT-CP
⇒ TS=NV
102. Mục đích lập báo cáo sản xuất nhằm đảm bảo:
⇒ Đánh giá dở dang
⇒ Theo dõi về sản xuất
⇒ Thống kê tin tức về sản lượng
⇒ Tóm tắt tình hình sản xuất cho nhà quản trị
103. Mục đích nghiên cứu mối quan hệ CP-KL-LN nhằm:
⇒ Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý
⇒ Khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận
⇒ Lập báo cáo kế hoạch
⇒ Tất cả các phương án
104. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là:
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
⇒ 5 triệu đồng/tháng
⇒ 7 triệu đồng/tháng
105. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là:
⇒ 1,6 triệu đồng/tháng
⇒ 3,6 triệu đồng/tháng
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
106. Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là:
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 1,6 triệu đồng/tháng
⇒ 3,6 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
107. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với
⇒ Đa số hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
⇒ Đa số hàng hóa xuất khẩu
⇒ Mọi hàng hóa xuất khẩu
⇒ Mọi hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
108. Muốn tối đa hóa lợi nhuận thì:
⇒ Tối đa hóa định phí
⇒ Tối đa hóa doanh số
⇒ Tôi đa hóa sản lượng
⇒ Tối đa hóa tổng lãi trên biến phí.
109. Ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo nguyên tắc nào?
⇒ (i) Nguyên tắc ngân sách nhất niên; (ii) Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; (ii) Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và (iv) Nguyên tắc ngân sách thăng bằng.
⇒ (i) Nguyên tắc ngân sách nhất niên; (ii) Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; (iii) Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và (iv) Nguyên tắc độc lập tự chủ
⇒ (i) Nguyên tắc ngân sách nhất niên; (ii) Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; (iii) Nguyên tắc thống nhất, và (iv) Nguyên tắc độc lập tự chủ (i) Nguyên tắc thống nhất;
⇒ (i) Nguyên tắc tập trung quyền lực; (ii) Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và (iv) Nguyên tắc ngân sách thăng bằng.
110. Người chịu thuế tài nguyên là:
⇒ Là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
111. Người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định nhằm trốn thuế…
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 Tần số tiền thuế trốn
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt gấp 2 lần số tiền thuế trốn
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt gấp 3 lần số tiền thuế trốn:
112. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là:
⇒ Người nhận ủy thác nhập khẩu trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
⇒ Người sản xuất hàng hóa gây hại cho môi trường sống
⇒ Người sản xuất hàng hóa gây hại cho môi trường sống và sức khỏe con người
⇒ Người sử dụng hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
113. Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi:
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ đương mà không được gia hạn.
⇒ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
⇒ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
⇒ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
114. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng sẽ được :
⇒ Miễn thuế nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
⇒ Giảm thể 2 năm liên tiếp nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
⇒ Giảm thuế nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất dưới 20% giá tính thuế.
⇒ Miễn thuế nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
115. Người nộp thuế là:
⇒ Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho Nhà nước.
⇒ Là người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
⇒ Là người thực sự mất một phần thu nhập vì thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ
116. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp:
⇒ Đăng ký thuế không đúng thời hạn pháp luật quy định
⇒ Không nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn.
⇒ Không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của Cơ quan thuế
⇒ Từ chối xuất trình các tài liệu không liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
117. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
⇒ là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
⇒ là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
⇒ là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
⇒ là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
118. Người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
⇒ Là người thực hiện hành vi dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia
⇒ Là người thực hiện hành vi dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia
⇒ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
⇒ Phải là chủ sở hữu của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
119. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
⇒ Con đang theo học tại trường Trung học chuyên nghiệp
⇒ Anh, chị, em ruột hết tuổi lao động
⇒ Bố mẹ hết tuổi lao động có lương hưu
⇒ Cha, mẹ, vợ, chồng, con cái
120. Nguồn của pháp luật thuế bao gồm:
⇒ Bao gồm Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
⇒ Chỉ bao gồm luật quốc gia
⇒ Luật quốc gia và luật quốc tế
⇒ Chỉ bao gồm: Luật thuế, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia WA
121. Nguyên tắc đánh thuế bình đẳng, công bằng đòi hỏi:
⇒ Những người có hoàn cảnh điều kiện như nhau đều được đối xử bình đẳng, được áp dụng thuế như nhau
⇒ Người được hưởng nhiều lợi ích từ xã hội thì phải đóng thuế nhiều hơn
⇒ Người nghèo cần được ưu đãi về thuế
⇒ Những người thu nhập như nhau phải nộp thuế bằng nhau
122. Nguyên tắc định giá bán sản phẩm thông thường có bao nhiêu nguyên tắc?
⇒ 1 nguyên tắc
⇒ 2 nguyên tắc
⇒ 3 nguyên tắc
⇒ 4 nguyên tắc
123. NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
⇒ 1 cấp
⇒ 2 cấp
⇒ 3 сар
⇒ 4 cấp
124. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật thuế mang tính:
⇒ Mệnh lệnh bắt buộc.
⇒ Bắt buộc tương đối
⇒ Mệnh lệnh bắt buộc và thỏa thuận
⇒ Thỏa thuận
125. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng áp dụng với:
⇒ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh
⇒ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên, bao gồm cả hộ, cá nhân kinh doanh
⇒ Cơ sở kinh doanh có thu nhập hàng năm từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh
⇒ Mọi Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
126. Phương pháp xác định chi phí nào cần phải lập phiếu tính giá thành riêng A & B
⇒ Theo đơn đặt hàng
⇒ Theo quá trình
⇒ Tùy doanh nghiệp
127. Quan hệ pháp luật nào không phải là quan hệ pháp luật NSNN?
⇒ Quan hệ mua bán trái phiếu chính phủ giữa các tổ chức, cá nhân
⇒ Quan hệ nộp thuế vào Quỹ NSNN
⇒ Quan hệ trả lương cho cán bộ, công chức
⇒ Quan hệ viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản
128. Quan hệ xã hội nào sau đây được các Quy phạm pháp luật NSNN điều chỉnh?
⇒ UBND phường X trả tiền công dọn dẹp vệ sinh trụ sở UBND phường cho Cô B
⇒ Bác A nộp phí sử dụng đường bộ cho Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú
⇒ Hiệu trưởng trường mầm non thu tiền ăn trưa của các học sinh
⇒ Ông c ủng hộ quỹ Ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt
129. Quốc hội quyết định dự toán NSNN năm sau vào:
⇒ Ngày 10 tháng 12 năm trước
⇒ Ngày 15 tháng 12 năm trước
⇒ Ngày 31 tháng 12 năm trước
⇒ Ngày 15 tháng 11 năm trước
130. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng nhằm mục đích:
⇒ Bù đắp thiếu hụt tạm thời của quỹ NSNN
⇒ Chi cho vay
⇒ Chi đầu tư phát triển
⇒ Chi viện trợ
131. Quyền thu thuế theo lãnh thổ cho phép:
⇒ Quốc gia chỉ có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với các pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam
⇒ Quốc gia chỉ có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với công dân của mình
⇒ Quốc gia không có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với các pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài
⇒ Quốc gia có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với tất cả đối tượng không kể họ là công dân hay cư dân sống trên lãnh thổ quốc gia đó
132. Quyền thu thuế theo quốc tịch cho phép:
⇒ Nhà nước thu thuế đối với người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài
⇒ Nhà nước thu thuế đối với người nước ngoài khi họ đến Việt Nam du lịch
⇒ Nhà nước thu thuế đối với Việt Kiều đang định cư ở nước ngoài
⇒ Nhà nước thu thuế với doanh nghiệp nước ngoài khi họ đến Việt Nam nghiên cứu thị trường
133. Sản phẩm thông thường là sản phẩm:
⇒ Chưa có bao giờ
⇒ Đã có những thay đổi mẫu
⇒ Quen thuộc, đã có trên thị trường, không thay đổi mẫu mã
⇒ Tất cả các phương án
134. Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để:
⇒ Bổ sung quỹ dự trữ tài chính
⇒ Giảm bội chi.
⇒ Chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện
⇒ Thưởng cho cơ quan tổ chức thu
135. Tên gọi của luật thuế:
⇒ Gắn liền với phạm vi áp dụng của luật thuế
⇒ Được xác định theo nội dung tính chất của hoạt động làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế giữa Nhà nước với người nộp
⇒ Luôn được xác định theo đối tượng tính thuế
⇒ Thể hiện đặc điểm của người nộp thuế
136. Thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc về:
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính phủ
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
⇒ Quốc hội
137. Thẩm quyền ban hành luật thuế:
⇒ Quốc hội
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính phủ
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
138. Thẩm quyền điều chỉnh dự toán NSNN thuộc về:
⇒ Tài Chính
⇒ Chính Phủ
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
⇒ Quốc Hội Bộ
139. Thẩm quyền điều chỉnh dự toán ngân sách cấp Huyện thuộc về:
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Huyện
⇒ Ủy ban Nhân dân cấp huyện
⇒ Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
140. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế thuộc về:
⇒ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp
⇒ Thủ trưởng Cơ quan quản lý thuế nơi gặp thiệt hại
⇒ Thủ trưởng Cơ quan quản lý thuế nơi phát sinh nghĩa vụ thuế
⇒ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý cấp trên trực tiếp
141. Thẩm quyền lập dự toán điều chỉnh NSNN thuộc về:
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
⇒ Chính Phủ
142. Thẩm quyền lập dự toán ngân sách địa phương thuộc về:
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Sở Tài Chính
143. Thẩm quyền lập dự toán ngân sách nhà nước thuộc về:
⇒ Chính phủ
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội
144. Thẩm quyền Lập quyết toán NSNN thuộc về:
⇒ Bộ Kế hoạch và đầu tư
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính phủ
⇒ Quốc hội
145. Thẩm quyền phát hành Trái phiếu Chính phủ là:
⇒ Chính phủ
⇒ Quốc hội
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Ủy ban kinh tế và ngân sách
146. Thẩm quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là:
⇒ Hội đồng nhân dân các cấp
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Ủy ban nhân dân các cấp
147. Thẩm quyền phê chuẩn dự toán NSNN thuộc về:
⇒ Quốc Hội
⇒ Bộ Tài Chính và Bộ kế hoạch đầu tư
⇒ Chính phủ
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
148. Thẩm quyền phê chuẩn quyết toán NSNN thuộc về:
⇒ Thanh tra Chính phủ
⇒ Quốc hội
⇒ Thủ tướng Chính phủ
⇒ Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội
149. Thẩm quyền quy định Mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp thuộc về:
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính Phủ
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy Ban Kinh tế và Ngân sách
150. Thẩm quyền quy định áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng thuộc về:
⇒ Bộ trưởng Bộ Tài chính
⇒ Quốc hội.
⇒ Thủ tướng Chính Phủ
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
151. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là:
⇒ Cục trưởng cục kiểm lâm
⇒ Cục trưởng cục quản lý thị trường
⇒ Giám đốc Sở Tài chính.
⇒ Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu
152. Thẩm quyền thu NSNN thuộc về:
⇒ Cơ quan thuế, Cơ quan tài chính, Cơ quan hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách
⇒ Cơ quan nhà nước
⇒ Hội đồng nhân dân các cấp
⇒ Ủy ban nhân dân các cấp
153. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
⇒ Cục trưởng cục kiểm lâm
⇒ Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu
⇒ Cục trưởng cục quản lý thị trường
⇒ Giám đốc Sở Tài chính
154. Thời gian được chuyển lỗ trong thuế TNDN :
⇒ Không quá 5 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
⇒ Không quá 2 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
⇒ Không quá 3 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
⇒ Không quá 4 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
155. Thời hạn kê khai truy nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là:
⇒ 12 ( mười hai) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
⇒ 2 (hai) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
⇒ 15 (Mười năm) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
⇒ 5 (năm) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
156. Thời hạn Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN là:
⇒ 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
⇒ 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
⇒ 15 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
⇒ 21 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
157. Thời hạn truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế, tiền phạt là:
⇒ Trong thời hạn 2 (hai) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
⇒ Trong thời hạn 5 (năm) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
⇒ Trong thời hạn 3 (ba) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
⇒ Trong thời hạn 4 (bốn) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
158. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:
⇒ Là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện
⇒ Là ba năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện
⇒ Là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được phát hiện
⇒ Là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm gây hậu quả
159. Thông tin không thích hợp là thông tin không thỏa mãn tiêu chuẩn:
⇒ Có liên quan đến tương lai
⇒ Có sự khác biệt
⇒ Tất cả các phương án
160. Thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp:
⇒ Là thu nhập hợp pháp phát sinh tại Việt Nam
⇒ Là thu nhập hợp pháp phát sinh tại Việt Nam và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
⇒ Là thu nhập hợp pháp được pháp luật quy định là thu nhập chịu thuế
⇒ Là thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam
161. Thu nhập tính thuế TNCN từ trúng thưởng là:
⇒ phần giá trị giải thưởng bằng tiền mặt mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
⇒ phần giá trị giải thưởng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
⇒ phần giá trị giải thưởng bằng tiền mặt vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
⇒ phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
162. Thuế gián thu có đặc điểm:
⇒ Tiền thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
⇒ Người nộp thuế là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế
⇒ Người nộp thuế và người chịu thuế đồng thời là một
⇒ Nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ là người chịu thuế
163. Thuế suất đối với dịch vụ Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê là
⇒ 10%
⇒ 20%
⇒ 30%
⇒ 40%
164. Thuế suất thuế Bảo vệ môi trường áp dụng với 01 lít xăng A95 là:
⇒ 1.000 VNĐ
⇒ 1.500 VNĐ
⇒ 2.000 VNĐ
⇒ 2.500 VNĐ
165. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là:
⇒ 0,2% trên giá chuyển nhượng
⇒ 2% trên thu nhập tính thuế
⇒ 25% trên giá chuyển nhượng
⇒ 25% trên thu nhập tính thuế
166. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là:
⇒ 5%.
⇒ 10%
⇒ 15%
⇒ 20%
167. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là:
⇒ 20%.
⇒ 10%
⇒ 15%
⇒ 5%
168. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo biểu thuế toàn phần là:
⇒ 5%
⇒ 10%
⇒ 15%
⇒ 20%
169. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiểm khác tại Việt Nam là:
⇒ Từ 32% đến 50%
⇒ từ 22% đến 32%
⇒ từ 32% đến 35%
⇒ từ 35% đến 50%
170. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với dịch vụ Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê là?
⇒ 20%
⇒ 30%
⇒ 40%
⇒ 50%
171. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là:
⇒ 5%
⇒ 10%
⇒ 15%
⇒ 20%
172. Thuế suất thuế TNDN áp dụng với Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm (của năm trước liền kề) không quá hai mươi tỷ đồng là:
⇒ 18%
⇒ 20%
⇒ 22%
⇒ 25%
173. Thuế suất thuế TNDN áp dụng với Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm (của năm trước liền kề) trên hai mươi tỷ đồng là:
⇒ 18%
⇒ 20%
⇒ 22%
⇒ 25%
174. Thuế suất thuế TTĐB đối với Vàng mã, hàng mà là
⇒ 40%
⇒ 50%
⇒ 60%
⇒ 70%
175. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ:
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có quan hệ láng giềng với Việt Nam
⇒ Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có quan hệ thân thiết với Việt Nam
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam
176. Thuế trực thu có đặc điểm:
⇒ Không làm tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ
⇒ Làm tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ
⇒ Người nộp thuế thường là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ
⇒ Người nộp thuế thường là nhà sản xuất
177. Tinh chi phí cộng thêm trong trường hợp định giá bán theo biến phí toàn bộ sẽ dựa vào:
⇒ Chi phí bán hàng
⇒ Chi phí quản lý doanh nghiệp
⇒ Định phí sản xuất và ngoài sản xuất
⇒ Tất cả các phương án
178. Tính chi phí cộng thêm trong trường hợp định giá bán theo giá thành sản xuất sẽ dựa vào:
⇒ Chi phí bán hàng
⇒ Chi phí quản lý doanh nghiệp
⇒ Vốn đầu tư
⇒ Tất cả các phương án
179. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất kinh doanh còn gọi là xác định chi phí theo:
⇒ Quá trình
⇒ Công tác
⇒ Đơn đặt hàng
⇒ Quy trình
180. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại:
⇒ Cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh
⇒ Cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.
⇒ Cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh
⇒ Cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có văn phòng đại diện
181. Trong cùng điều kiện như nhau nếu sản phẩm nào có tỷ suất lãi trên biến phí cao thì:
⇒ Lợi nhuận giám
⇒ Lợi nhuận giảm nhanh khi doanh thu tăng
⇒ Lợi nhuận tăng
⇒ Lợi nhuận tăng nhanh hơn khi doanh thu tăng
182. Trường hợp nào sau đây không được hoàn thuế GTGT đầu vào:
⇒ Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
⇒ Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển đổi sở hữu
⇒ Cơ sở kinh doanh nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý
⇒ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng
183. Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự sau đây:
⇒ 1. Tiền thuế nợ;2. Tiền thuế truy thu,3. Tiền thuế phát sinh;4. Tiền phạt.
⇒ 1. Tiền thuế truy thu;2. Tiền thuế nợ;3. Tiền thuế phát sinh;4. Tiền phạt.
⇒ 1. Tiền thuế truy thu;2. Tiền thuế phát sinh;3. Tiền phạt.4. Tiền thuế nợ;
⇒ 1. Tiền thuế truy thu;2. Tiền thuế phát sinh;3. Tiền thuế nợ;4. Tiền phạt.
184. Tỷ lệ chi phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn… trong dự toán chi NS Trung ương và NS các cấp chính quyền địa phương là:
⇒ 2 đến 3 % tổng số chi
⇒ 2 đến 4 % tổng số chi
⇒ 2 đến 5 % tổng số chi
⇒ 3 đến 5 % tổng số chi
185. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được quy định ổn định ….
⇒ Từ 2 đến 3 năm
⇒ Từ 3 đến 5 năm
⇒ Từ 4 đến 5 năm
⇒ Từ 5 đến 6 năm
186. Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là:
⇒ Tối đa 10% thu nhập chịu thuế hàng năm
⇒ Tối đa 15% thu nhập chịu thuế hàng năm
⇒ Tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm
⇒ Tối đa 15% thu nhập tính thuế hàng năm
187. VBPL nào không phải là nguồn của luật NSNN?
⇒ Luật doanh nghiệp nhà nước
⇒ Luật NSNN 2002
⇒ Luật quản lý thuế 2006
⇒ Pháp lệnh phí và lệ phí
188. Xét theo Cơ sở số liệu tính giá thành có mấy loại giá thành:
⇒ 2
⇒ 3
⇒ 4
⇒ 5
189. Xét theo phạm vi tính toán chi phí có mấy loại giá thành?
⇒ 1
⇒ 3
⇒ 5
⇒ 7
update 31/05/2022
1. Bà Linda là cá nhân không cư trú, có quốc tịch Mỹ. Bà hợp tác làm việc với công ty Thành Công trong thời hạn 1 tháng với mức lương là 50 triệu đồng. Hãy tính thuế thu nhập cá nhân mà bà Linda phải trả?
⇒ 10 triệu
⇒ 30 triệu
⇒ 20 triệu
⇒ 5 triệu
2. Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc gọi là:
⇒ Biểu thuế lũy thoái
⇒ Biểu thuế lũy thoái từng phần
⇒ Biểu thuế lũy tiến
⇒ Biểu thuế lũy tiến từng phần
3. Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn trên toàn bộ đối tượng tính thuế theo thuế suất tương ứng nếu mức thuế thuộc bậc quy định gọi là:
⇒ Biểu thuế lũy tiến toàn phần
⇒ Biểu thuế lũy thoái toàn phần
⇒ Biểu thuế lũy thoái từng phần
⇒ Biểu thuế lũy tiến từng phần
4. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với:
⇒ Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân cư trú
⇒ Mọi thu nhập của cá nhân cư trú
⇒ Mọi thu nhập của cá nhân cư trú thuộc diện chịu thuế
⇒ Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân
5. Bội chi ngân sách nhà nước được giải quyết bằng:
⇒ Vay nợ
⇒ Nâng trần bội chi ngân sách
⇒ Phát hành tiền
⇒ Cắt giảm biên chế
6. Cá nhân cư trú là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là người đáp ứng điều kiện nào sau đây?
⇒ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn trên 183 ngày trong năm tính thuế
⇒ Là người có quốc tịch Việt Nam
⇒ Có mặt tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên trong năm dương lịch
⇒ Có công việc tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên trong năm tính thuế
7. Cá nhân cư trú là người:
⇒ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
⇒ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên
⇒ Có nhà ở thuộc quyền sở hữu tại Việt Nam
⇒ Có nơi ở theo đăng ký tạm trú hợp pháp
8. Cá nhân được miễn thuế đối với thu nhập từ:
⇒ Tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng
⇒ Tiền lãi cho vay
⇒ Tiền làm thêm giờ
⇒ Tiền thưởng
9. Căn cứ quan trọng cho định giá bán là
⇒ Chi phí
⇒ Doanh thu
⇒ Lợi nhuận
⇒ Tất cả các phương án
10. Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là:
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 15 triệu đồng mỗi lần nhận.
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng trong lần nhận đầu tiên
⇒ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 15 triệu đồng trong lần nhận đầu tiên
11. Chế độ ưu đãi thuế TNDN áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao là:
⇒ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 10 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
12. Chế độ ưu đãi thuế TNDN áp dụng với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn:
⇒ Áp dụng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 15 năm
⇒ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 10 năm
13. Chế độ ưu đãi thuế TNDN đối với Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là:
⇒ tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
⇒ tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo.
⇒ tối đa không quá 4 năm và giảm 30% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
⇒ tối đa không quá 4 năm và giảm 70% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
14. Chế độ ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 là:
⇒ 17%
⇒ 15%
⇒ 16%
⇒ 14%
15. Chọn các câu trả lời đúng nhất về khoản thu bổ sung:
⇒ Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp dưới thu hộ ngân sách cấp trên
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp trên thu hộ ngân sách cấp dưới
⇒ Là khoản thu được tổ chức thu ngoài dự toán
16. Chọn các câu trả lời đúng nhất về khoản thu bổ sung?
⇒ Ngân sách Trung ương không có khoản thu bổ sung
⇒ Là khoản thu thường xuyên của ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu thường xuyên của ngân sách Trung ương
⇒ Là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách
17. Chọn các câu trả lời đúng nhất về Khoản thu điều tiết:
⇒ Là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp dưới chuyển lên cho ngân sách cấp trên
⇒ Là khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp địa phương
⇒ Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
18. Chọn các câu trả lời đúng nhất về mô hình tổ chức NSNN Việt Nam?
⇒ NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và NS địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
⇒ NSNN bao gồm 2 cấp, Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
⇒ NSNN bao gồm bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
⇒ NSNN bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã
19. Chọn các câu trả lời đúng nhất về mô hình tổ chức NSNN Việt Nam?
⇒ NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và NS địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương
⇒ NSNN bao gồm 2 cấp, Ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh
⇒ NSNN bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã
⇒ NSNN bao gồm bao gồm Ngân sách các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
20. Chọn các câu trả lời đúng nhất về NSNN:
⇒ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong 1 năm
⇒ NSNN là bản dự toán các khoản thu chi của nhà nước được thực hiện trong 1 năm
⇒ NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước
⇒ NSNN là toàn bộ khoản tiền có trên tài khoản NSNN các cấp, kể cả tiền vay
21. Chọn câu trả lời đúng nhất về bội chi ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi Ngân sách Trung ương và tổng số thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi Ngân sách địa ph ương và tổng số thu ngân sách địa phương của năm ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi và tổng số thu ngân sách nhà nước của năm ngân sách
⇒ Bội chi ngân sách được xác định bằng tổng bội chi ngân sách Trung ương và tổng bội chi ngân sách địa phương
22. Chọn câu trả lời đúng nhất về Chi bổ sung dự trữ nhà nước?
⇒ Là khoản chi đầu tư phát triển
⇒ Là khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương
⇒ Là khoản chi thường xuyên
⇒ Là khoản chi thường xuyên của ngân sách Trung ương
23. Chọn câu trả lời đúng nhất về chi đầu tư phát triển:
⇒ Là khoản chicó khả năng thu hồi vốn trong quá trình đầu tư
⇒ Là khoản chi không thường xuyên
⇒ Là khoản chi mang tính chất tiêu dùng
⇒ Là khoản chi chiếm tỷ lệ nhỏ trong NSNN
24. Chọn câu trả lời đúng nhất về chi thường xuyên:
⇒ Là khoản chi không có khả năng thu hồi vốn
⇒ Là khoản chi có khả năng sinh lời
⇒ Là khoản chi có khả năng thu hồi vốn
⇒ Là khoản chi mang tính chất tích lũy
25. Chọn câu trả lời đúng về nguyên tắc ngân sách đơn nhất
⇒ Mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất
⇒ Mỗi năm Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định.
⇒ Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong 1 năm
⇒ Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước
26. Chọn câu trả lời đúng nhất về thời hạn thanh tra thuế?
⇒ Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế.
⇒ Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
⇒ Thời hạn thanh tra thuế có thể gia hạn tối đa là 45 ngày
⇒ Tổng thời gian thanh tra thuế không được vượt quá 45 ngày
27. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế gián thu?
⇒ Thuế Bảo vệ mội trường là thuế gián thu
⇒ Thuế sử dụng đất nông nghiệp là thuế gián thu
⇒ Thuế thu nhập cá nhân là thuế gián thu
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế gián thu
28. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế thu nhập cá nhân?
⇒ Là khoản thu điều tiết
⇒ Là khoản thu bổ sung của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
⇒ Là khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%
29. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế trực thu?
⇒ Thuế môn bài là thuế trực thu
⇒ Thuế giá trị gia tăng là thuế trực thu
⇒ Thuế tài nguyên là thuế trực thu
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế trực thu
30. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế:
⇒ Thuế là khoản thu không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
⇒ Thuế là khoản thu không mang tính đối giá và không hoàn trả
⇒ Thuế là khoản thu mang tính đối giá và không hoàn trả
⇒ Thuế là khoản thu mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
31. Chọn câu trả lời đúng về nguyên tắc ngân sách thăng bằng?
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi không có tính chất phí tổn NSNN
⇒ Thăng bằng khi tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu phi hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
32. Chọn đặc điểm đúng nhất về thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu mang tính gián thu tương đối
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế trực thu
⇒ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu mang tính trực thu tương đối
33. Chọn khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%
⇒ Lệ phí trước bạ
⇒ Phí sử dụng đường bộ thu từ chủ sở hữu xe máy
⇒ Thuế Thu nhập cá nhân
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt
34. Chọn khoản thu ngân sách Trung ương được hưởng 100%
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành
⇒ Thuế Thu nhập doanh nghiệp
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước
35. Chọn nhận định đúng nhất về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:
⇒ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
⇒ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ chỉ được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế khi cán bộ thu thuế đồng ý
⇒ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ đương nhiên được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
⇒ Người nộp thuế không được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong mọi trường hợp
36. Chọn nhận định đúng nhất về gia hạn nộp thuế:
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ được xem xét gia hạn nộp thuế khi có đơn đề nghị
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ được gia hạn nộp thuế khi tổng thiệt hại có giá trị trên 1 tỷ đồng
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ được gia hạn nộp thuế khi tổng thiệt hại có giá trị trên 1 tỷ đồng và có đơn đề nghị gửi cơ quan quản lý thuế
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ đương nhiên được gia hạn nộp thuế
37. Chọn nhận định đúng nhất về giảm trừ gia cảnh:
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế
⇒ Là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ, tiền lương, tiền công, đầu tư vốn của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
38. Chọn nhận định đúng nhất về kỳ hạn nộp thuế:
⇒ Có sự khác nhau giữa các loại thuế
⇒ Do cơ quan quản lý thuế ấn định
⇒ Được xác định giống nhau giữa các loại thuế
⇒ Được xác định phù hợp với khả năng của người nộp thuế
39. Chọn nhận định đúng nhất về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
⇒ Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý
⇒ Chậm nhất là ngày thứ ba mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm
⇒ Chậm nhất là ngày thứ chín mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm
⇒ Chậm nhất là ngày thứ mười lăm, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
40. Chọn nhận định đúng nhất về thuế môn bài:
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài chỉ là các tổ chức kinh doanh
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế, trừ các tổ chức kinh doanh không thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế
⇒ Đối tượng nộp thuế môn bài là tổ chức, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 1 triệu đồng/tháng
41. Chọn nhận định đúng nhất về thuế suất:
⇒ Là mức độ động viên của Nhà nước trên 1 đối tượng tính thuế
⇒ Chỉ do Quốc hội quy định
⇒ Do cơ quan quản lý thuế ấn định
⇒ Luôn được quy định trong các văn bản Luật
42. Chọn nhận định đúng nhất về thuế tiêu thụ đặc biệt?
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất và khâu nhập khẩu
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào hàng hóa được sản xuất trong nước
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào cả dịch vụ được nhập khẩu vào Việt Nam
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh từ lưu thông đến tiêu dùng
43. Chọn nhận định đúng nhất về trách nhiệm tính thuế:
⇒ Cơ quan quản lý thuế chỉ thực hiện tính thuế trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
⇒ Người nộp thuế chỉ được tự tính số thuế phải nộp khi được Cơ quan quản lý thuế cho phép
⇒ Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp trong mọi trường hợp
⇒ Trong mọi trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện
44. Chọn nhận định không đúng về thanh tra thuế?
⇒ Thanh tra thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế
⇒ Thanh tra thuế áp dụng Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng
⇒ Thanh tra thuế được áp dụng để giải quyết khiếu nại, tố cáo
⇒ Thanh tra thuế được áp dụng khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
45. Chọn nhận định không đúng về vai trò của thuế:
⇒ Thuế là công cụ để nhà nước trừng phạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
⇒ Thuế là công cụ chủ yếu tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
⇒ Thuế là công cụ điều hoà thu nhập xã hội góp phần bảo đảm công bằng xã hội
⇒ Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế.
46. Chọn thu nhập được miễn thuế:
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có người lao động là người khuyết tật
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có người lao động là người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động là người khuyết tật
47. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế cho
⇒ Cơ quan quản lý thuế nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
⇒ Cơ quan báo chí Trung ương
⇒ Kho bạc nhà nước
⇒ Ngân hàng nhà nước
48. Cơ quan quản lý thuế kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế trong trường hợp:
⇒ hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu
⇒ Có đơn tố cáo hành vi trốn thuế của người nộp thuế
⇒ người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế
⇒ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý kinh doanh trên địa bàn
49. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế trong trường hợp:
⇒ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ
⇒ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm
⇒ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
⇒ Người nộp thuế là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm
50. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng khi:
⇒ Sau 12 tháng liên tục có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
⇒ Có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn số thuế Giá trị gia tăng đầu ra
⇒ Sau 3 tháng liên tục có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
⇒ Sau 6 tháng liên tục có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
51. Cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi:
⇒ Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu ; và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng với giao dịch > 20 triệu đồng
⇒ Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu
⇒ Có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu ;
⇒ Có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu ; và Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng với giao dịch > 20 triệu đồng
52. Đặc điểm phân biệt NSNN với Ngân sách của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp là:
⇒ Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia
⇒ Được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản
⇒ Có giá trị thực hiện trong 1 năm dương lịch
⇒ Ghi nhận các khoản thu, chi cho các nhu cầu thường xuyên
53. Đặc trưng nào sau đây giúp phân biệt thuế với phí và lệ phí?
⇒ Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp
⇒ Là khoản tiền mà người dân phải nộp cho nhà nước
⇒ Là nguồn thu của ngân sách nhà nước
⇒ Được ghi nhận trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao là Luật
54. Đánh thuế trùng là:
⇒ Một đối tượng chịu thuế bị đánh một loại thuế nhiều lần
⇒ Đánh nhiều loại thuế trên một đối tượng chịu thuế
⇒ Một người bị nộp nhiều loại thuế cho một dịch vụ chịu thuế
⇒ Một người nộp thuế phải nộp nhiều loại thuế cho một hàng hóa chịu thuế
55. Đất không thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất:
⇒ 0,03%
⇒ 0,15%
⇒ 0,2%
⇒ 0,7%
56. Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp:
⇒ là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước
⇒ Là diện tích do người nộp thuế kê khai
⇒ Là diện tích do UBND xã xác định hàng năm
⇒ Là diện tích do cán bộ thuế xác định
57. Định suất thuế trong thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định bằng:
⇒ kilôgam thóc trên 1 ha của các hạng đất
⇒ kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất
⇒ kilôgam thóc trên 1 km2 của các hạng đất
⇒ kilôgam thóc trên 1 km2 của từng hạng đất
58. Doanh nghiệp nộp thuế tại:
⇒ Nơi có trụ sở chính
⇒ Nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh
⇒ Nơi có thu nhập chịu thuế phát sinh
⇒ Địa điểm kinh doanh
59. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
⇒ Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
⇒ Chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó
⇒ Không phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
⇒ Chỉ nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
60. Doanh nghiệp nước ngoài là người nộp thuế TNDN theo pháp luật Việt Nam khi:
⇒ Có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam
⇒ Có hoạt động sản xuất kinh doanh
⇒ Có thu nhập hợp pháp phát sinh tại Việt Nam
⇒ Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có lãi
61. Doanh nghiệp Thăng Long chuyên sản xuất thép công nghiệp. Năm 2020, công ty đạt doanh thu là 20 tỷ đồng. Công ty muốn trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Hỏi, doanh nghiệp được trích tối đa bao nhiêu thu nhập tính thuế hàng năm đề lập Quỹ?
⇒ 10%
⇒ 5%
⇒ 20%
⇒ Tùy quyết định của doanh nghiệp
62. Doanh nghiệp Việt Nam trở thành Người nộp thuế TNDN:
⇒ Kể từ thời điểm có thu nhập thuộc diện chịu thuế
⇒ Kể từ thời điểm Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
⇒ Kể từ thời điểm doanh nghiệp phát sinh lãi
⇒ Kể từ thời điểm được Cơ quan Thuế cấp Mã số thuế
63. Đối tượng chịu thuế là:
⇒ Là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản bị đánh thuế
⇒ Là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
⇒ Là hành vi sử dụng hàng hóa, dịch vụ
⇒ Là hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
64. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là:
⇒ Hàng hóa được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia, trừ các trường hợp là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
⇒ Hàng hóa được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia
⇒ Hàng hóa, dịch vụ được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia
⇒ Hàng hóa, dịch vụ được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia, trừ các trường hợp là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
65. Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:
⇒ Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
⇒ Có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh
⇒ Khai trương hoạt động sản xuất, kinh doanh
⇒ Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
66. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng bất động sản thì kỳ tính thuế được xác định như thế nào?
⇒ Từng lần phát sinh thu nhập
⇒ Kỳ tính thuế theo tháng
⇒ Kỳ tính thuế theo năm
⇒ Kỳ tính thuế theo quý
67. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là:
⇒ giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu
⇒ Giá FOB
⇒ Giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
⇒ giá tính thuế nhập khẩu
68. Hàng hóa , dịch vụ nào sau đây thuộc diện chịu thuế?
⇒ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến
⇒ Bảo hiểm nhân thọ
⇒ Dịch vụ chiếu sáng công cộng
⇒ Dịch vụ tài chính
69. Hàng hóa nào sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
⇒ Rượu được xuất khẩu sang Trung Quốc
⇒ Bia hơi
⇒ Rượu thuốc
⇒ Thuốc lào
70. Hàng hóa nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng?
⇒ Hàng hóa xuất khẩu là Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác
⇒ Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
⇒ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất
⇒ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác
71. Hàng hóa nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
⇒ Điều hòa nhiệt độ dưới 90.000 BTU
⇒ Điều hòa nhiệt độ sử dụng trên phương tiện vận tải
⇒ Điều hòa nhiệt độ sử dụng trên xe ô tô dưới 24 chỗ
⇒ Điều hòa nhiệt độ trên 90.000 BTU
72. Hàng hóa nào sau đây áp dụng Mức thuế suất thuế GTGT 5%?
⇒ Nhà ở Xã hội
⇒ Dịch vụ cấp tín dụng
⇒ Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến
⇒ Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến
73. Hàng hóa nào sau đây phải nộp thuế xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam Việt Nam?
⇒ Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan
⇒ Hàng hóa của tổ chức, cá nhân trong nước tặng, cho Việt Kiều đang sống ở nước ngoài
⇒ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
⇒ Hàng hóa viện trợ nhân đạo của Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài
74. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
⇒ Hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
⇒ Hàng hóa là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ
⇒ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,
⇒ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam
75. Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước?
⇒ Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định
⇒ Chi không có trong dự toán theo trường hợp tạm cấp ngân sách
⇒ Thành lập quỹ dự trữ tài chính
⇒ Lập kế hoạch tài chính 05 năm
76. Hành vi nhập khẩu máy jackpot và gậy chơi golf phải chịu thuế gì?
⇒ Thuế Nhập Khẩu và Thuế Giá trị gia tăng
⇒ Thuế giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt
⇒ Thuế nhập khẩu và Thuế tiêu thụ đặc biệt
⇒ Thuế Nhập Khẩu, Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, Thuế Giá trị gia tăng
77. Kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm là?
⇒ Là kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 03 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu
⇒ Là kế hoạch tài chính có thời hạn tối đa 05 năm để bổ sung nguồn tiền cho ngân sách
⇒ Là kế hoạch được lập trong 03 năm nhằm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
⇒ Kế hoạch được lập 03 năm 1 lần để thực hiện đầu tư phát triển
78. Kết dư ngân sách cấp huyện được sử dụng để:
⇒ Hạch toán vào thu ngân sách năm sau
⇒ Chi trả nợ
⇒ Chi đầu tư phát triển
⇒ Tăng dự phòng ngân sách nhà nước
79. Kết dư ngân sách nhà nước được sử dụng để:
⇒ Chuyển vào quỹ dự trữ tài chính
⇒ Chi đầu tư phát triển
⇒ Chi trả nợ
⇒ Tăng dự phòng ngân sách nhà nước
80. Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng như thế nào?
⇒ Để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước
⇒ Để thưởng cho các cấp ngân sách có kết dư
⇒ Thực hiện chi đầu tư phát triển
⇒ Chuyển toàn bộ sang nguồn thu ngân sách năm sau
81. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải:
⇒ thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông
⇒ tin thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi
⇒ thông tin thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi
⇒ thông tin thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thông tin
82. Khoản chi nào sau đây không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 3% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 5% tổng số chi được trừ.
83. Khoản chi nào sau đây không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
⇒ Phạt do vi phạm hành chính
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 3% tổng số chi được trừ.
⇒ Phần chi quảng cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 5% tổng số chi được trừ.
84. Khoản thu bổ sung là:
⇒ Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp trên thu hộ ngân sách cấp dưới
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp dưới thu hộ ngân sách cấp trên
⇒ Là khoản thu được tổ chức thu ngoài dự toán
85. Khoản thu điều tiết là:
⇒ Là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương
⇒ Là khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp địa phương
⇒ Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
⇒ Là khoản thu ngân sách cấp dưới chuyển lên cho ngân sách cấp trên
86. Khoản thu nào là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% ?
⇒ Lệ phí trước bạ
⇒ Phí sử dụng đường bộ thu từ chủ sở hữu xe máy
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt
⇒ Thuế Thu nhập cá nhân
87. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam là
⇒ Được xác định theo năm dương lịch
⇒ Được xác định theo Quý
⇒ Được xác định theo tháng
⇒ Được xác định theo từng lần phát sinh
88. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là:
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 5 triệu đồng/tháng
⇒ 7 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
89. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là:
⇒ 3,6 triệu đồng/tháng
⇒ 1,6 triệu đồng/tháng
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
90. Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là:
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 3,6 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
⇒ 1,6 triệu đồng/tháng
91. Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là:
⇒ 11 triệu đồng/tháng
⇒ 3,6 triệu đồng/tháng
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 4 triệu đồng/tháng
92. Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là?
⇒ 4,4 triệu/tháng
⇒ 9 triệu đồng/tháng
⇒ 1.2 triệu/tháng
⇒ 4 triệu/tháng
93. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với
⇒ Đa số hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
⇒ Đa số hàng hóa xuất khẩu
⇒ Mọi hàng hóa xuất khẩu
⇒ Mọi hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
94. Năm ngân sách được xác định là:
⇒ 01 năm dương lịch từ 1.1 đến 31.12
⇒ 01 năm tài chính
⇒ 01 năm âm lịch
⇒ 2 năm dương lịch
95. Ngân sách nhà nước là?
⇒ Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một thời gian nhất định
⇒ Là quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước
⇒ Là toàn bộ khoản tiền có trên tài khoản NSNN các cấp, kể cả tiền vay
⇒ Là bản dự toán các khoản thu chi của nhà nước được thực hiện trong 1 năm
96. Ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo nguyên tắc nào?
⇒ (i) Nguyên tắc ngân sách nhất niên; (ii) Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; (iii) Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và (iv) Nguyên tắc ngân sách thăng bằng.
⇒ (i) Nguyên tắc ngân sách nhất niên; (ii) Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; (iii) Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và (iv) Nguyên tắc độc lập tự chủ
⇒ (i) Nguyên tắc ngân sách nhất niên; (ii) Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; (iii) Nguyên tắc thống nhất; và (iv) Nguyên tắc độc lập tự chủ
⇒ (i) Nguyên tắc thống nhất; (ii) Nguyên tắc tập trung quyền lực; (iii) Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và (iv) Nguyên tắc ngân sách thăng bằng.
97. Người chịu thuế tài nguyên là:
⇒ Là tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế
98. Người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định nhằm trốn thuế…
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt gấp 2 lần số tiền thuế trốn
⇒ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt gấp 3 lần số tiền thuế trốn:
99. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là:
⇒ Người nhận ủy thác nhập khẩu trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
⇒ Người sản xuất hàng hóa gây hại cho môi trường sống
⇒ Người sản xuất hàng hóa gây hại cho môi trường sống và sức khỏe con người
⇒ Người sử dụng hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
100.Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi:
⇒ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
⇒ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ đương mà không được gia hạn
⇒ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
⇒ Người nộp thuế nợ tiền thuế,tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
101.Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng sẽ được :
⇒ Miễn thuế nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
⇒ Giảm thế 2 năm liên tiếp nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
⇒ Giảm thuế nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất dưới 20% giá tính thuế.
⇒ Miễn thuế nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
102.Người nộp thuế là:
⇒ Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho Nhà nước.
⇒ Là người thực sự mất một phần thu nhập vì thuế
⇒ Là tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ
⇒ Là người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
103.Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp:
⇒ Không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế
⇒ Đăng ký thuế không đúng thừi hạn pháp luật quy định
⇒ Không nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn
⇒ Từ chối xuất trình các tài liệu không liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
104.Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
⇒ là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
⇒ là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
⇒ là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
⇒ là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
105.Người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
⇒ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
⇒ Là người thực hiện hành vi dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia
⇒ Là người thực hiện hành vi dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ được phép dịch chuyển qua biên giới quốc gia
⇒ Phải là chủ sở hữu của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế Xuất khẩu, nhập khẩu
106.Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
⇒ Con đang theo học tại trường Trung học chuyên nghiệp
⇒ Bố mẹ hết tuổi lao động có lương hưu
⇒ Cha, mẹ, vợ, chồng, con cái
⇒ Anh, chị, em ruột hết tuôi lao độn
107.Nguồn của pháp luật thuế bao gồm:
⇒ Luật quốc gia và luật quốc tế
⇒ Chỉ bao gồm luật quốc gia
⇒ Chỉ bao gồm: Luật thuế, Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia
⇒ Bao gồm Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
108.Nguyên tắc đánh thuế bình đẳng, công bằng đòi hỏi:
⇒ Những người có hoàn cảnh điều kiện như nhau đều được đối xử bình đẳng, được áp dụng thuế như nhau
⇒ Người nghèo cần được ưu đãi về thuế
⇒ Người được hưởng nhiều lợi ích từ xã hội thì phải đóng thuế nhiều hơn
⇒ Những người thu nhập như nhau phải nộp thuế bằng nhau
109.Nguyên tắc thăng bằng là:
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn NSNN
⇒ thăng bằng khi tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu phi hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
⇒ Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi không có tính chất phí tổn
110.Nội dung của nguyên tắc đơn nhất là?
⇒ Mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất
⇒ Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong 1 năm
⇒ Mỗi năm Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định.
⇒ Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước
111.NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
⇒ 2 cấp
⇒ 1 cấp
⇒ 3 cấp
⇒ 4 cấp
112.Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước áp dụng quyền thu thuế như thế nào?
⇒ Áp dụng cả hai quyền thu thuế theo lãnh thổ và theo quốc tịch
⇒ Theo lãnh thổ
⇒ Theo độ tuổi
⇒ Theo quốc tịch
113.Ông Đức Thắng là cá nhân cư trú, tham dự chương trình: “ Ai là triệu phú” và trúng thưởng giải thưởng trị giá 32 triệu đồng. Hãy tính số thuế TNCN ông Thắng phải nộp?
⇒ 2.2 triệu đồng
⇒ 3.2 triệu đồng
⇒ 10 triệu đồng
⇒ 1 triệu đồng
114.Ông Nguyễn Thành Long chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất giá 1.5 tỉ, lãi 200 triệu. Hãy xác định thu nhập chịu thuế từ việc chuyển nhượng bất động sản trên?
⇒ Xác định dựa trên gía từng lần chuyển nhương, tức là 1.5 tỉ đồng
⇒ Xác định dựa vào sự tự nguyện kê khai và thoả thuận của ông Long với cơ quan thuế
⇒ Xác định dựa vào số tiền thuế tuyệt đối do cơ quan thuế ấn định
⇒ Xác định dựa vào tiền lãi sau khi chuyển nhượng là 200 triệu đồng
115.Ông Nguyễn Văn A vừa chuyển nhượng mảnh đất cho bà Trần Thị B. Giá trị mảnh đất là 650 triệu đồng. Hỏi, ông A phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động này là bao nhiêu?
⇒ 13 triệu đồng
⇒ 6.5 triệu đồng
⇒ 15 triệu đồng
⇒ 20 triệu đồng
116.Phương pháp điều chỉnh của pháp luật thuế mang tính:
⇒ Mệnh lệnh bắt buộc.
⇒ Bắt buộc tương đối
⇒ Mệnh lệnh bắt buộc và thỏa thuận
⇒ Thỏa thuận
117.Quan hệ pháp luật nào không phải là quan hệ pháp luật NSNN?
⇒ Quan hệ mua bán trái phiếu chính phủ giữa các tổ chức, cá nhân
⇒ Quan hệ nộp thuế vào Quỹ NSNN
⇒ Quan hệ trả lương cho cán bộ, công chức
⇒ Quan hệ viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản
118.Quan hệ xã hội nào sau đây được các Quy phạm pháp luật NSNN điều chỉnh?
⇒ UBND phường X trả tiền công dọn dẹp vệ sinh trụ sở UBND phường cho Cô B
⇒ Hiệu trưởng trường mầm non thu tiền ăn trưa của các học sinh
⇒ Ông C ủng hỗ quỹ Ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt
⇒ Bác A nộp phí sử dụng đường bộ cho Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú
119.Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước vào thời hạn nào?
⇒ Trước ngày 15 tháng 11
⇒ Trước ngày 31 tháng 12
⇒ Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm
⇒ Trước ngày 20 tháng 9
120.Quốc hội quyết định dự toán NSNN năm sau vào:
⇒ Ngày 15 tháng 11 năm trước
⇒ Ngày 10 tháng 12 năm trước
⇒ Ngày 15 tháng 12 năm trước
⇒ Ngày 31 tháng 12 năm trước
121.Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng nhằm mục đích:
⇒ Bù đắp thiếu hụt tạm thời của quỹ NSNN
⇒ Chi cho vay
⇒ Chi đầu tư phát triển
⇒ Chi viện trợ
122.Quyền thu thuế theo lãnh thổ cho phép:
⇒ Quốc gia có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với tất cả đối tượng không kể họ là công dân hay cư dân sống trên lãnh thổ quốc gia đó
⇒ Quốc gia chỉ có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với các pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam
⇒ Quốc gia chỉ có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với công dân của mình
⇒ Quốc gia không có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ đối với các pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài
123.Quyền thu thuế theo quốc tịch cho phép:
⇒ Nhà nước thu thuế đối với người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài
⇒ Nhà nước thu thuế đối với người nước ngoài khi họ đến Việt Nam du lịch
⇒ Nhà nước thu thuế đối với Việt Kiều đang định cư ở nước ngoài
⇒ Nhà nước thu thuế với doanh nghiệp nước ngoài khi họ đến Việt Nam nghiên cứu thị trường
124.Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để:
⇒ Giảm bội chi
⇒ Bổ sung quỹ dự trữ tài chính
⇒ Chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện
⇒ Thưởng cho cơ quan tổ chức thu
125.Số tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để:
⇒ Giảm bội chi
⇒ Bổ sung quỹ dự phòng ngân sách
⇒ Thưởng cho cơ quan tổ chức thu
⇒ Chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện
126.So với thuế trực thu, thuế gián thu có ưu điểm gì nổi bật?
⇒ Dễ thu thuế
⇒ Đảm bảo công bằng
⇒ Người nộp thuế được tự kê khai thuế
⇒ Điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
127.Tại tỉnh B, đến hết năm ngân sách vẫn chưa thực hiện xong một số khoản chi đã được duyệt. Hỏi trong các khoản chi sau, khoản nào được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện?
⇒ Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán
⇒ Chi tổ chức hội nghị
⇒ Chi trả lương
⇒ Chi mua sắm văn phòng phẩm
128.Tại tỉnh Hòa Bình, số thu (NSTW) từ các khoản thu phân chia thực hiện năm trước là 500 tỷ đồng. Năm nay, dự toán thu NSTW được giao là 550 tỷ đồng, tỷ lệ thưởng trên số thu vượt dự toán giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 30%, kết quả thực hiện đạt 600 tỷ đồng. Hỏi, mức thưởng cho tỉnh Hòa Bình là bao nhiêu?
⇒ 15 tỷ đồng
⇒ 100 tỷ đồng
⇒ 50 tỷ đồng
⇒ 20 tỷ đồng
129.Tên gọi của luật thuế:
⇒ Được xác định theo nội dung tính chất của hoạt động làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế giữa Nhà nước với người nộp
⇒ Gắn liền với phạm vi áp dụng của luật thuế
⇒ Luôn được xác định theo đối tượng tính thuế
⇒ Thể hiện đặc điểm của người nộp thuế
130.Thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc về:
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính phủ
⇒ Quốc hội
131.Thẩm quyền ban hành luật thuế:
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy ban thường vụ quốc hội
⇒ Chính phủ
⇒ Bộ Tài Chính
132.Thẩm quyền điều chỉnh dự toán NSNN thuộc về:
⇒ Quốc Hội
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính Phủ
⇒ Ủy ban thường vụ quốc hội
133.Thẩm quyền điều chỉnh sự toán ngân sách cấp Huyện thuộc về:
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Huyện
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Ủy ban Nhân dân cấp huyện
⇒ Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
134.Thẩm quyền gia hạn nộp thuế thuộc về:
⇒ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp
⇒ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi gặp thiêt hại
⇒ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi phát sinh nghĩa vụ thuế
⇒ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý cấp trên trực tiếp
135.Thẩm quyền lập dự toán điều chỉnh NSNN thuộc về:
⇒ Chính Phủ
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
136.Thẩm quyền lập dự toán ngân sách cấp tỉnh thuộc về:
⇒ Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Sở Tài Chính
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
137.Thẩm quyền lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước thuộc về?
⇒ Chính phủ
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Bộ tài chính
⇒ Quốc hội
138.Thẩm quyền lập dự toán ngân sách địa phương thuộc về:
⇒ Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Sở Tài Chính
⇒ Bộ Tài Chính
139.Thẩm quyền lập dự toán ngân sách nhà nước thuộc về:
⇒ Chính phủ
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội
140.Thẩm quyền Lập quyết toán NSNN thuộc về:
⇒ Chính phủ
⇒ Bộ Kế hoạch và đầu tư
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Quốc hội
141.Thẩm quyền phát hành Trái phiếu Chính phủ là:
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính phủ
⇒ Quốc hội
⇒ Ủy ban kinh tế và ngân sách
142.Thẩm quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là:
⇒ Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
⇒ Ủy ban nhân dân các cấp
⇒ Hội đồng nhân dân các cấp
143.Thẩm quyền phê chuẩn dự toán NSNN thuộc về:
⇒ Quốc Hội
⇒ Bộ Tài Chính và Bộ kế hoạch đầu tư
⇒ Chính phủ
⇒ Ủy ban thường vụ quốc hội
144.Thẩm quyền phê chuẩn quyết toán NSNN thuộc về:
⇒ Quốc hội
⇒ Thanh tra Chính phủ
⇒ Thủ tướng Chính phủ
⇒ Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội
145.Thẩm quyền quy định Mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp thuộc về:
⇒ Quốc hội
⇒ Bộ Tài Chính
⇒ Chính Phủ
⇒ Ủy Ban Kinh tế và Ngân sách
146.Thẩm quyền quy định áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng thuộc về:
⇒ Bộ trưởng Bộ Tài chính
⇒ Quốc hội
⇒ Thủ tướng Chính Phủ
⇒ Ủy ban thường vụ Quốc hội
147.Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là:
⇒ Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu
⇒ Cục trưởng cục kiểm lâm
⇒ Cục trưởng cục quản lý thị trường
⇒ Giám đốc sở Tài chính
148.Thẩm quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương thuộc về?
⇒ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
⇒ Bộ tài chính
⇒ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
⇒ Quốc hội
149.Thẩm quyền thu NSNN thuộc về:
⇒ Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách
⇒ Cơ quan nhà nước
⇒ Hội đồng nhân dân các cấp
⇒ Ủy ban nhân dân các cấp
150.Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
⇒ Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu
⇒ Cục trưởng cục kiểm lâm
⇒ Cục trưởng cục quản lý thị trường
⇒ Giám đốc sở Tài chính
151.Tháng 7/2017, ông A đã phát sinh một số khoản thu nhập. Hãy xác định, trong các khoản thu nhập sau, khoản thu nhập nào mà ông A phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
⇒ Được chị gái ở Úc gửi tặng 1 chiếc xe ô tô BMW
⇒ Trúng sổ xố kiến thiết miền Bắc với giá trị giải thưởng là 5 triệu
⇒ Thu nhập từ lãi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là 20 triệu đồng
⇒ Được anh trai ở Mỹ gửi tặng 1000 đô la Mỹ
152.Tháng 9/2020, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung thực hiện chuyển nhượng chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán. Sau phiên giao dịch, bà chuyển nhượng 1000 chứng khoán với giá 150 triệu đồng. Hãy tính số thuế thu nhập cá nhân của bà Nhung sau đợt chuyển nhượng?
⇒ 150.000 đồng
⇒ 1.5 triệu đồng
⇒ 15 triệu đồng
⇒ 500.000 đồng
153.Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào?
⇒ Ngày 31 tháng 01 năm sau
⇒ Ngày 1 tháng 12
⇒ Ngày 31 tháng 12
⇒ Ngày 15 tháng 11
154.Thời gian được chuyển lỗ trong thuế TNDN :
⇒ Không quá 5 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
⇒ Không quá 3 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
⇒ Không quá 4 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
⇒ Không quá 2 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
155.Thời hạn kê khai truy nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là:
⇒ 2 (hai) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
⇒ 12 ( mười hai) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
⇒ 15 (Mười năm) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
⇒ 5 (năm) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan.
156.Thời hạn phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước thông thường là:
⇒ Trước ngày 31 tháng 12
⇒ Trước ngày 20 tháng 9
⇒ Trước ngày 15 tháng 11
⇒ Trước ngày 15 tháng 5
157.Thời hạn Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN là:
⇒ 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
⇒ 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
⇒ 15 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
⇒ 21 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc
158.Thời hạn truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế, tiền phạt là:
⇒ Trong thời hạn 5 (năm) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
⇒ Trong thời hạn 2 (hai) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
⇒ Trong thời hạn 3 (ba) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
⇒ Trong thời hạn 4 (bốn) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.
159.Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:
⇒ Là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện
⇒ Là ba năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện
⇒ Là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được phát hiện
⇒ Là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm gây hậu quả
160.Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là:
⇒ 5 năm
⇒ Từ 5 đến 6 năm
⇒ Từ 4 đến 5 năm
⇒ Từ 2 đến 3 năm
161.Thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp:
⇒ Là thu nhập hợp pháp được pháp luật quy định là thu nhập chịu thuế
⇒ Là thu nhập hợp pháp phát sinh tại Việt Nam
⇒ Là thu nhập hợp pháp phát sinh tại Việt Nam và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
⇒ Là thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam
162.Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng để tính thuế thu nhập cá nhân được xác định là?
⇒ Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng được nhận theo từng lần trúng thưởng
⇒ Thu nhập từ các giải thưởng có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên
⇒ Thu nhập từ tất cả các hoạt động trúng thưởng
⇒ Chỉ tính thuế đối với trúng thưởng từ xổ số
163.Thu nhập nào sau đây được miễn thuế thu nhập cá nhân
⇒ Kiều hối
⇒ Quà tặng
⇒ Trúng thưởng
⇒ Thừa kế
164.Thu nhập tính thuế TNCN từ trúng thưởng là:
⇒ phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
⇒ phần giá trị giải thưởng bằng tiền mặt vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
⇒ phần giá trị giải thưởng bằng tiền mặt mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
⇒ phần giá trị giải thưởng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng
165.Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của Luật sư được xác định là thu nhập gì để tính thuế TNCN?
⇒ Thu nhập từ kinh doanh
⇒ Thu nhập từ tiền lương, tiền công
⇒ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
⇒ Thu nhập từ đầu tư vốn
166.Thuế gián thu có đặc điểm:
⇒ Tiền thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
⇒ Người nộp thuế và người chịu thuế đồng thời là một
⇒ Nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ là người chịu thuế
⇒ Người nộp thuế là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế
167.Thuế suất đối với dịch vụ Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê là
⇒ 30%
⇒ 10%
⇒ 20%
⇒ 40%
168.Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là?
⇒ 0.1% trên giá bán chứng khoán từng lần
⇒ 10% tiền lãi của mỗi lần chuyển nhượng chứng khoán
⇒ 10% tổng thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán trong 1 tháng
⇒ 2% trên giá bán chứng khoán trong 10 phiên giao dịch liên tiếp
169.Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú được xác định là?
⇒ 5% tổng thu nhập tính thuế
⇒ 20% tổng thu nhập tính thuế
⇒ 10% tổng thu nhập tính thuế
⇒ 1% tổng thu nhập tính thuế
170.Thuế suất thuế Bảo vệ môi trường áp dụng với 01 lít xăng A95 là:
⇒ 1.000 VNĐ
⇒ 1.500 VNĐ
⇒ 2.000 VNĐ
⇒ 2.500 VNĐ
171.Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là:
⇒ 25% trên thu nhập tính thuế
⇒ 0,2% trên giá chuyển nhượng
⇒ 2% trên thu nhập tính thuế
⇒ 25% trên giá chuyển nhượng
172.Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là:
⇒ 5%.
⇒ 15%
⇒ 20%
⇒ 10%
173.Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là:
⇒ 20%.
⇒ 10%
⇒ 15%
⇒ 5%
174.Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo biểu thuế toàn phần là:
⇒ 10%
⇒ 15%
⇒ 20%
⇒ 5%
175.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam là:
⇒ từ 32% đến 50%
⇒ từ 22% đến 32%
⇒ từ 32% đến 35%
⇒ từ 35% đến 50%
176.Thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt áp dụng với dịch vụ Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê là?
⇒ 30%
⇒ 20%
⇒ 40%
⇒ 50%
177.Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là:
⇒ 5%
⇒ 15%
⇒ 20%
⇒ 10%
178.Thuế suất thuế TNDN áp dụng với Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm (của năm trước liền kề) không quá hai mươi tỷ đồng là:
⇒ 20%
⇒ 18%
⇒ 22%
⇒ 25%
179.Thuế suất thuế TNDN áp dụng với Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm (của năm trước liền kề) trên hai mươi tỷ đồng là:
⇒ 22%
⇒ 18%
⇒ 20%
⇒ 25%
180.Thuế suất thuế TTĐB đối với Vàng mã, hàng mã là
⇒ 70%
⇒ 40%
⇒ 50%
⇒ 60%
181.Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ:
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có quan hệ láng giềng với Việt Nam
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có quan hệ thân thiết với Việt Nam
⇒ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam
182.Thuế trực thu có đặc điểm:
⇒ Không làm tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ
⇒ Làm tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ
⇒ Người nộp thuế thường là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ
⇒ Người nộp thuế thường là nhà sản xuất
183.Thuế trực thu có ưu điểm nổi bật là gì?
⇒ Đảm bảo tính công bằng
⇒ Dễ thu
⇒ Thu được nhiều tiền hơn so với thuế gián thu
⇒ Là loại thuế đơn giản, dễ tính toán
184.Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại:
⇒ cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.
⇒ cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh
⇒ cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh
⇒ cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có văn phòng đại diện
185.Toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm được gọi là:
⇒ Quỹ ngân sách nhà nước
⇒ Quỹ đầu tư mạo hiểm
⇒ Quỹ tài chính ngoài ngân sách
⇒ Quỹ dự trữ tài chính
186. Trong các cấp ngân sách, ngân sách cấp nào giữ vai trò chủ đạo?
⇒ Ngân sách trung ương
⇒ Ngân sách cấp xã
⇒ Ngân sách cấp huyện
⇒ Ngân sách cấp tỉnh
187.Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào nằm trong diện người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh của cá nhân cư trú?
⇒ Con ruột trên 18 tuổi đang học đại học Mở Hà Nội
⇒ Con ruột trên 18 tuổi đang theo học chương trình đào tạo thạc sỹ tại đại học mở Hà Nội
⇒ Anh ruột đang thất nghiệp
⇒ Bố mẹ đã về hưu có lương hưu 2 triệu đồng/ tháng
188.Trong các khoản chi sau, khoản chi nào được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
⇒ Khoản chi trả lương cho người lao động có chứng từ hợp pháp
⇒ Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
⇒ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính
⇒ Khoản chi trả tiền lương cho chủ doanh nghiệp tư nhân
189.Trong các khoản thu nhập dưới đây, khoản thu nhập nào được miễn thuế thu nhập cá nhân?
⇒ Thu nhập từ kiều hối
⇒ Thu nhập từ quà tặng là ô tô 4 chỗ ngồi
⇒ Lợi tức cổ phần
⇒ Các khoản phụ cấp, trợ cấp
190.Trong các khoản thu nhập sau đây, khoản thu nhập nào là thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân?
⇒ Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức
⇒ Thu nhập từ tiền lãi cho vay
⇒ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cá nhân
⇒ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của Luật sư
191.Trong các khoản thu nhập từ quà tặng sau, khoản nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
⇒ Chứng khoán
⇒ Ngoại tệ
⇒ Vàng, bạc, kim cương
⇒ Điện thoại thông minh
192.Trong các khoản thu sau, khoản nào ngân sách Trung ương được hưởng 100%?
⇒ Thuế nhập khẩu
⇒ Thuế giá trị gia tăng với hàng sản xuất trong nước
⇒ Thuế Thu nhập doanh nghiệp
⇒ Thuế thu nhập cá nhân
193.Trong các loại thu nhập sau đây, thu nhập nào được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
⇒ Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
⇒ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính
⇒ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
⇒ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân;
194.Trong các loại thuế sau đây, loại thuế nào thuế trực thu?
⇒ Thuế thu nhập cá nhân
⇒ Thuế tài nguyên
⇒ Thuế tiêu thụ đặc biệt
⇒ Thuế giá trị gia tăng
195.Trong các loại thuế sau, loại thuế nào là thuế gián thu?
⇒ Thuế giá trị gia tăng
⇒ Thuế sử dụng đất nông nghiệp
⇒ Thuế thu nhập doanh nghiệp
⇒ Thuế thu nhập cá nhân
196.Trong năm 2020 Công ty cổ phần A đạt doanh thu 12 tỷ đồng. Trong năm Công ty thực hiện các khoản chi sau:- Chi mua nguyên vật liệu 5 tỷ đồng- Chi trả lương công nhân 4 tỷ đồng- Chi phạt do vi phạm hành chính 200 triệu đồng- Chi 1 tỷ để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới Tính số thuế mà công ty A phải nộp. Biết thuế suất là 20%.
⇒ 400 triệu đồng
⇒ 375 triệu đồng
⇒ 500 triệu đồng
⇒ 200 triệu đồng
197.Trong năm 2021, ông Nguyễn Văn A có các hoạt động kinh tế sau:- Ông đã nghỉ hưu, có lương hưu 3.000.000 đồng/tháng- Ông ký hợp đồng làm việc cho công ty X và được hưởng lương 8.000.000 đồng/tháng. – Ngoài ra ông còn tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty Y và có thu nhập 4.000.000 đồng/tháng. Biết rằng:- Hàng tháng, ông chu cấp cho 2 đứa cháu ruột, mỗi cháu 2 triệu đồng để phụ cấp thêm cho cha mẹ các cháu nuôi các cháu đi học.- Trong năm ông có góp 7 triệu đồng cho quỹ hỗ trợ trẻ em thành phố.Yêu cầu: tính thuế thu nhập cá nhân mà ông A phải nộp trong năm 2021?
⇒ 250.000 đồng
⇒ Không phải nộp thuế
⇒ 2. 520.000 đồng
⇒ 1.450.000 đồng
198.Trong những nhóm tổ chức sau đây, tổ chức nào được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp?
⇒ Tổ chức tài chính vi mô
⇒ Công ty cho thuê tài chính
⇒ Công ty tài chính
⇒ Ngân hàng thương mại
199.Trong trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương thì xử lý như nào nào theo Luật NSNN?
⇒ Thưởng cho các địa phương có tăng thu
⇒ Sử dụng số tăng thu để trả nợ
⇒ Thực hiện các dự án đầu tư phát triển
⇒ Bổ sung các khoản chi thường xuyên cho ngân sách trung ương
200.Trường hợp nào sau đây không được hoàn thuế GTGT đầu vào:
⇒ Cơ sở kinh doanh nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý
⇒ Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
⇒ Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển đổi sở hữu
⇒ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng
201.Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự sau đây:
⇒ 1. Tiền thuế nợ;2. Tiền thuế truy thu;3. Tiền thuế phát sinh;4. Tiền phạt.
⇒ 1. Tiền thuế truy thu;2. Tiền thuế nợ;3. Tiền thuế phát sinh;4. Tiền phạt.
⇒ 1. Tiền thuế truy thu;2. Tiền thuế phát sinh;3. Tiền phạt.4. Tiền thuế nợ;
⇒ 1. Tiền thuế truy thu;2. Tiền thuế phát sinh;3. Tiền thuế nợ;4. Tiền phạt.
202.Tỷ lệ chi phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn… trong dự toán chi NS Trung ương và NS các cấp chính quyền địa phương là:
⇒ 2 đến 5 % tổng số chi
⇒ 2 đến 3 % tổng số chi
⇒ 2 đến 4 % tổng số chi
⇒ 3 đến 5 % tổng số chi
203.Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được quy định ổn định ….
⇒ Từ 3 đến 5 năm
⇒ Từ 2 đến 3 năm
⇒ Từ 4 đến 5 năm
⇒ Từ 5 đến 6 năm
204.Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là:
⇒ Tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm
⇒ Tối đa 10% thu nhập chịu thuế hàng năm
⇒ Tối đa 15% thu nhập chịu thuế hàng năm
⇒ Tối đa 15% thu nhập tính thuế hàng năm
205.Ủy ban nhân dân tỉnh A tiến hành lập quỹ dự trữ tài chính của tỉnh từ nguồn tăng thu kết dư ngân sách của tỉnh. Hỏi, số dư của quỹ dự trữ tài chính được lập tối đa là bao nhiêu?
⇒ 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tỉnh
⇒ 15% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tỉnh
⇒ 30% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tỉnh
⇒ 50% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tỉnh
206.Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ sử dụng cho mục đích nào sau đây?
⇒ Chi đầu tư phát triển
⇒ Chi thường xuyên
⇒ Chi khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ
⇒ Chi trả lương cho cán bộ, viên chức
207.Việc chủ trì tổ chức giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng là nhiệm vụ của cơ quan nào?
⇒ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
⇒ Quốc hội
⇒ Đảng cộng sản Việt Nam
⇒ Chính phủ
208.VBPL nào không phải là nguồn của luật NSNN?
⇒ Luật doanh nghiệp nhà nước
⇒ Luật NSNN 2002
⇒ Luật quản lý thuế 2006
⇒ Pháp lệnh phí và lệ phí
209. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng để tính thuế Thu nhập cá nhân với thu nhập có nguồn gốc từ?
⇒ Thu nhập từ tiền lương tiền công
⇒ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
⇒ Thu nhập từ quà tặng
⇒ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
210. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với:
⇒ Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
⇒ Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân
⇒ Mọi thu nhập của cá nhân cư trú thuộc diện chịu thuế
⇒ Mọi thu nhập của cá nhân cư trú
211. Chọn câu trả lời đúng nhất về thuế:
⇒ Thuế là khoản thu không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
⇒ Thuế là khoản thu mang tính đối giá và không hoàn trả
⇒ Thuế là khoản thu mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
⇒ Thuế là khoản thu không mang tính đối giá và không hoàn trả
61 Bình Luận “Luật tài chính Việt Nam – Đáp Án Trắc Nghiệm Môn EL24 – EHOU”
Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước; chứng minh luật ngân sách nhà nước 2015 đã thể hiện được những nguyên tắc này như thế nào
tại sao từ câu 11 đến câu 189 lại không có đáp án vậy ạ
Chào anh Tín
MemberPro sẽ xem được hết câu trả lời. Anh vui lòng tham khảo tại MemberPro
Phân tích các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp? Đánh giá tác động
của các quy định đó tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp?
Nguyên tắc thăng bằng là:
Chọn một câu trả lời:
a. Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu phi hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
b. Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi có tính chất phí tổn
c. NSNN thăng bằng khi tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách Câu trả lời không đúng
d. Thăng bằng ngân sách thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi với tổng chi không có tính chất phí tổn
gân sách nhà nước là?
Chọn một câu trả lời:
a. Là quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước
b. Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một thời gian nhất định Câu trả lời đúng
c. Là toàn bộ khoản tiền có trên tài khoản NSNN các cấp, kể cả tiền vay
d. Là bản dự toán các khoản thu chi của nhà nước được thực hiện trong 1 năm
Trong các cấp ngân sách, ngân sách cấp nào giữ vai trò chủ đạo?
Chọn một câu trả lời:
a. Ngân sách cấp xã
b. Ngân sách cấp huyện
c. Ngân sách cấp tỉnh
d. Ngân sách trung ương Câu trả lời đúng
Việc chủ trì tổ chức giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Chính phủ
b. Đảng cộng sản Việt Nam
c. Quốc hội
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Câu trả lời đúng
Nội dung của nguyên tắc đơn nhất là?
Chọn một câu trả lời:
a. Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước
b. Mỗi năm Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định.
c. Mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất Câu trả lời đúng
d. Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong 1 năm
Khoản thu nào là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% ?
Chọn một câu trả lời:
a. Thuế Thu nhập cá nhân Câu trả lời không đúng
b. Lệ phí trước bạ
c. Phí sử dụng đường bộ thu từ chủ sở hữu xe máy
d. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong các khoản thu sau, khoản nào ngân sách Trung ương được hưởng 100%?
Chọn một câu trả lời:
a. Thuế giá trị gia tăng với hàng sản xuất trong nước Câu trả lời không đúng
b. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
c. Thuế thu nhập cá nhân
d. Thuế nhập khẩu
Kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 03 năm là?
Chọn một câu trả lời:
a. Kế hoạch được lập 03 năm 1 lần để thực hiện đầu tư phát triển
b. Là kế hoạch tài chính có thời hạn tối đa 05 năm để bổ sung nguồn tiền cho ngân sách
c. Là kế hoạch được lập trong 03 năm nhằm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
d. Là kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 03 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu
Khoản thu bổ sung là:
Chọn một câu trả lời:
a. Là khoản thu ngân sách cấp trên thu hộ ngân sách cấp dưới
b. Là khoản thu từ ngân sách cấp trên chuyển xuống cho ngân sách cấp dưới
c. Là khoản thu được tổ chức thu ngoài dự toán
d. Là khoản thu ngân sách cấp dưới thu hộ ngân sách cấp trên
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước vào thời hạn nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm
b. Trước ngày 20 tháng 9
c. Trước ngày 31 tháng 12
d. Trước ngày 15 tháng 11
Thẩm quyền lập dự toán ngân sách cấp tỉnh thuộc về:
Chọn một câu trả lời:
a. Sở Tài Chính
b. Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
c. Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
d. Bộ Tài Chính
Kết dư ngân sách cấp huyện được sử dụng để:
Chọn một câu trả lời:
a. Hạch toán vào thu ngân sách năm sau
b. Tăng dự phòng ngân sách nhà nước
c. Chi trả nợ
d. Chi đầu tư phát triển
Số tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để:
Chọn một câu trả lời:
a. Bổ sung quỹ dự phòng ngân sách
b. Giảm bội chi
c. Thưởng cho cơ quan tổ chức thu
d. Chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện
Tại tỉnh B, đến hết năm ngân sách vẫn chưa thực hiện xong một số khoản chi đã được duyệt. Hỏi trong các khoản chi sau, khoản nào được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện?
Chọn một câu trả lời:
a. Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán
b. Chi trả lương
c. Chi mua sắm văn phòng phẩm
d. Chi tổ chức hội nghị
Thời hạn phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước thông thường là:
Chọn một câu trả lời:
a. Trước ngày 20 tháng 9
b. Trước ngày 15 tháng 11
c. Trước ngày 15 tháng 5
d. Trước ngày 31 tháng 12
Toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm được gọi là:
Chọn một câu trả lời:
a. Quỹ đầu tư mạo hiểm
b. Quỹ ngân sách nhà nước
c. Quỹ dự trữ tài chính
d. Quỹ tài chính ngoài ngân sách
Trong các khoản thu sau, khoản nào ngân sách Trung ương được hưởng 100%?
Chọn một câu trả lời:
a. Thuế giá trị gia tăng với hàng sản xuất trong nước Câu trả lời không đúng
b. Thuế nhập khẩu
c. Thuế thu nhập cá nhân
d. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Khoản thu nào là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% ?
Chọn một câu trả lời:
a. Lệ phí trước bạ
b. Thuế tiêu thụ đặc biệt
c. Thuế Thu nhập cá nhân
d. Phí sử dụng đường bộ thu từ chủ sở hữu xe máy Câu trả lời không đúng
Việc chủ trì tổ chức giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Quốc hội
b. Chính phủ
c. Đảng cộng sản Việt Nam Câu trả lời không đúng
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là:
Chọn một câu trả lời:
a. Từ 5 đến 6 năm
b. Từ 2 đến 3 năm Câu trả lời không đúng
c. 5 năm
d. Từ 4 đến 5 năm
NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
Chọn một câu trả lời:
a. 3 cấp
b. 2 cấp
c. 4 cấp Câu trả lời không đúng
d. 1 cấp
Biểu thuế gồm các mức thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc gọi là:
123. NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
– (S): 1 cấp
– (Đ): 2 cấp
– (S): 3 cấp
– (S): 4 cấp
admin sửa lại đáp án câu 123.
Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng. Tính số thuế TTĐB phải nộp?
Chọn một câu trả lời:
a. 100 triệu
b. 150 triệu
c. 200 triệu
d. 300 triệu
200tr
200 triệu
Trong năm 2021, ông Nguyễn Văn A có các hoạt động kinh tế sau:
– Ông đã nghỉ hưu, có lương hưu 3.000.000 đồng/tháng
– Ông ký hợp đồng làm việc cho công ty X và được hưởng lương 8.000.000 đồng/tháng.
– Ngoài ra ông còn tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty Y và có thu nhập 4.000.000 đồng/tháng. Biết rằng:
– Hàng tháng, ông chu cấp cho 2 đứa cháu ruột, mỗi cháu 2 triệu đồng để phụ cấp thêm cho cha mẹ các cháu nuôi các cháu đi học.
– Trong năm ông có góp 7 triệu đồng cho quỹ hỗ trợ trẻ em thành phố.
Yêu cầu: tính thuế thu nhập cá nhân mà ông A phải nộp trong năm 2021?
Chọn một câu trả lời:
a. 1.450.000 đồng
b. 2. 520.000 đồng
c. 250.000 đồng
d. Không phải nộp thuế
Trách nhiệm tính thuế thuộc về?
Chọn một câu trả lời:
a. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc cư trú
b. Trong mọi trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện
c. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp theo quy định của Chính phủ
d. Bộ tài chính
Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Cá nhân nghỉ làm tại cơ quan thực hiện đăng ký thuế
b. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
c. Doanh nghiệp bị thua lỗ
d. Doanh nghiệp thay đổi trụ sở kinh doanh sang địa bàn khác
Cơ sở A sản xuất hàng mã, vàng mã, giá bán chưa thuế TTĐB, chưa thuế GTGT của lô hàng mã là 1.000.000 đồng, thuế TTĐB hàng mã là 70%. Tính số thuế GTGT phải nộp?
Chọn một câu trả lời:
a. 100.000 đồng
b. 3 triệu đồng
c. 2 triệu đồng
d. 170.000 đồng
Câu hỏi 9
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh
b. Cơ sở kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam
c. Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
d. Công ty cổ phần có doanh thu hàng năm trên 3 tỷ đồng và thực hiện tốt chế độ kế toán hoá đơn chứng từ Câu trả lời đúng
Câu hỏi 3
Câu trả lời không đúng
Điểm 0,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
Chọn một câu trả lời:
a. 1 cấp
b. 2 cấp
c. 3 cấp Câu trả lời không đúng
d. 4 cấp
Câu hỏi 1
Câu trả lời không đúng
Điểm 0,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
Chọn một câu trả lời:
a. 2 cấp
b. 1 cấp Câu trả lời không đúng
c. 4 cấp
d. 3 cấp
NSNN ở Việt Nam được tổ chức thành mấy cấp?
Chọn một câu trả lời:
a. 3 cấp
b. 1 cấp
c. 2 cấp Câu trả lời đúng
d. 4 cấp
Câu hỏi 2
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Trường hợp nào sau đây được khoanh tiền thuế nợ?
Chọn một câu trả lời:
a. Người nộp thuế bị bệnh ung thư
b. Người nộp thuế có kết quả kinh doanh thua lỗ 2 năm liên tiếp
c. Doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
d. Người nộp thuế là người đã chết Câu trả lời đúng
Trường hợp nào sau đây được khoanh tiền thuế nợ?
Chọn một câu trả lời:
a. Người nộp thuế là người đã chết
b. Doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
c. Người nộp thuế có kết quả kinh doanh thua lỗ 2 năm liên tiếp
d. Người nộp thuế bị bệnh ung thư
Câu hỏi 3
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Cá nhân nghỉ làm tại cơ quan thực hiện đăng ký thuế
b. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động Câu trả lời đúng
c. Doanh nghiệp bị thua lỗ
d. Doanh nghiệp thay đổi trụ sở kinh doanh sang địa bàn khác
Câu hỏi 5
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như thế nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó bao gồm khoản lãi trả góp
b. Là giá bán bao gồm khoản lãi trả góp và tiền công tính trên từng ngày trả góp
c. Là giá do cơ sở sản xuất bán ra
d. Là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp
Câu trả lời đúng
Câu hỏi 12
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Tháng 10 năm 2020, công ty Thanh Hà bị cơ quan thuế phát hiện ra hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp để làm giảm số thuế phải nộp. Cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt đối với công ty Thanh Hà về hành vi trốn thuế. Đây là lần vi phạm đầu tiên của công ty và được xác định là có tình tiết giảm nhẹ. Hỏi, với hành vi này, công ty sẽ bị xử phạt như thế nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Phạt 300 triệu đồng và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách
b. Phạt tiền 1 lần số tiền thuế trốn và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách Câu trả lời đúng
c. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách
d. Phạt 100 triệu đồng và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách
Phản hồi
Đáp án đúng là: Phạt tiền 1 lần số tiền thuế trốn và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách
Vì: Khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ – CP quy định: 1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
Tham khảo: Khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ – CP
Câu hỏi 13
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế thì?
Chọn một câu trả lời:
a. Được giảm thuế
b. Được hoàn thuế Câu trả lời đúng
c. Được miễn thuế
d. Bị phạt thuế
Phản hồi
Đáp án đúng là: Được hoàn thuế
Vì: Điểm a Khoản 1 Điều 19 Luật quản lý thuế quy định về các trường hợp hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
Tham khảo: Mục 2.4.5, Chương II, Phần thứ 2 trong giáo trình.
Câu hỏi 19
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng. Tính số thuế TTĐB phải nộp?
Chọn một câu trả lời:
a. 150 triệu
b. 100 triệu
c. 300 triệu
d. 200 triệu Câu trả lời đúng
Câu hỏi 9
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được?
Chọn một câu trả lời:
a. Hoàn thuế
b. Khấu trừ thuế
c. Bồi thường toàn bộ số hàng hoá bị hỏng
d. Giảm thuế Câu trả lời đúng
Câu hỏi 13
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải:
Chọn một câu trả lời:
a. thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thông tin
b. thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin
c. thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin Câu trả lời đúng
d. thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi thông tin
Câu hỏi 3
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Doanh nghiệp C nhập khẩu mặt hàng thảm làm từ song mây thuộc mã số 4601.22.00 từ Ethiopia là nước chưa thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Mặt hàng này phải chịu thuế nhập khẩu với mức thuế suất thông thường theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế suất ưu đãi của mặt hàng này quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP là 20%. Doanh nghiệp C phải nộp thuế nhập khẩu với mức thuế suất thông thường là bao nhiêu?
Chọn một câu trả lời:
a. 20%
b. 0%
c. 30% Câu trả lời đúng
d. 40%
Câu hỏi 9
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Có mấy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?
Chọn một câu trả lời:
a. 04 phương pháp
b. 02 phương pháp Câu trả lời đúng
c. 03 phương pháp
d. 01 phương pháp
Câu hỏi 10
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định là:
Chọn một câu trả lời:
a. Giá bán hàng hóa ra thị trường
b. Giá bán tại cửa khẩu xuất
c. Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên Câu trả lời đúng
d. Giá bán hàng tại nước ngoài
Cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Khi doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng
b. Khi doanh nghiệp trốn thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế
c. Khi doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp
d. Khi doanh nghiệp bị thanh tra về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:
-Nhập khẩu 1500 m vải, giá bán tại cửa khẩu xuất là 40.000 đ/ m, chi phí vận tải, bảo hiểm tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên là 10.000 đ/ m, các chi phí khác của vải nhập khẩu tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bằng 0.
-Trong quá trình vận chuyển , xếp dỡ, vải bị hư hại chất lượng giảm 30 % (Hàng còn trong khu vực hải quan quản lý) có xác nhận của cơ quan giám định theo quy định của pháp luật
-Thuế suất thuế nhập khẩu vải là 60%. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp thứ nhất.
Hỏi: Tính số thuế nhập khẩu doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động trên?
Chọn một câu trả lời:
a. 45 triệu đồng
-b. 31.5 triệu đồng
c. 36 triệu đồng
d. 25.2 triệu động
b
Các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế bằng phương tiện điện tử khi thực hiện các thủ tục về thuế hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và các loại chứng từ, biên lai điện tử khác được gọi là:
Chọn một câu trả lời:
a. Chữ ký điện tử
b. Hóa đơn điện tử
-c. Chứng từ điện tử
Một cơ sở nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, trị giá tính thuế nhập khẩu là 300.000.000 đ/chiếc. Thuế suất thuế nhập khẩu là 90%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 50%. Tính số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp?
Chọn một câu trả lời:
a. 855 triệu đồng
-b. 285 triệu đồng
c. 350 triệu đồng
d. 270 triệu đồng
d. Nộp thuế điện tử
Ông A đang nợ tiền thuế là 20 triệu đồng. Ngày 1/9/2020 ông bị đột tử chết. Tài sản ông để lại là một ngôi nhà trị giá 2 tỷ đồng. Hỏi, nghĩa vụ nộp thuế của ông A trong trường hợp nào thế nào?
Chọn một câu trả lời:
-a. Do người hưởng thừa kế thực hiện trong phạm vi di sản do ông A để lại
b. Được miễn tiền thuế
c. Được xóa nợ tiền thuế
d. Cơ quan thuế sẽ phát mại tài sản để nộp thuế và chuyển toàn bộ tài sản vào ngân sách nhà nước
Cơ sở A sản xuất hàng mã, vàng mã, giá bán chưa thuế TTĐB, chưa thuế GTGT của lô hàng mã là 1.000.000 đồng, thuế TTĐB hàng mã là 70%. Tính số thuế GTGT phải nộp?
Chọn một câu trả lời:
a. 100.000 đồng
b. 2 triệu đồng
c. 3 triệu đồng
-d. 170.000 đồng
Trách nhiệm tính thuế thuộc về?
Chọn một câu trả lời:
-a. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp theo quy định của Chính phủ
b. Trong mọi trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện
c. Bộ tài chính
d. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc cư trú
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có đặc trưng nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Là các dịch vụ phục vụ người cao tuổi
b. Là hàng hóa không hợp pháp
-c. Là hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người
d. Là hàng nông sản chưa qua chế biến
1 cơ sở kinh doanh hàng điện tử trong tháng có tình hình như sau:
– Mua vào trong tháng:
+ 200 sản phẩm A có hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 3.000.000 đ/sp
+ 30 sản phẩm B có hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 5.000.000 đ/sp.
– Tiêu thụ trong tháng:
Trong tháng cơ sở đã tiêu thụ hết sản phẩm A và B với giá bán như sau:
+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm A là 3.800.000 đ/sp
+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sp B là 6.000.000 đ/sp.
– Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác được khấu trừ trong tháng là 10 triệu đồng.
Yêu cầu xác định thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng , biết thuế suất thuế GTGT: 10%, cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Chọn một câu trả lời:
-a. 9 triệu đồng
b. 19 triệu đồng
c. 30 triệu đồng
d. 29 triệu đồng
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng được xác định là:
Chọn một câu trả lời:
a. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi lăm của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
b. Chậm nhất là ngày thứ bảy của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
c. Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
d. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế Câu trả lời đúng
Thực hiện miễn thuế với trường hợp nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Doanh nghiệp có lợi nhuận từ 5 triệu đồng trở xuống
b. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
Câu trả lời đúng
c. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 100.000 đồng trở xuống;
d. Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 500.000 đồng trở xuống.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu được xác định như thế nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Giá do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra
b. Giá của hàng hoá tại cửa khẩu nhập đầu tiên
c. Giá của hàng hoá tại cửa khẩu xuất
d. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu Câu trả lời đúng
Thời hạn gia hạn nộp thuế đối với người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, hây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng là:
Chọn một câu trả lời:
a. Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế Câu trả lời đúng
b. Không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
c. Không quá 03 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
d. Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
Trong những nhóm hàng hoá dưới đây, hàng hoá nào nằm trong đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng
Chọn một câu trả lời:
a. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ Câu trả lời không đúng
b. Nước khoáng đóng chai
c. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
d. Hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
Câu hỏi 7
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Ông A tiến hành rất nhiều các hoạt động kinh doanh. Hỏi, trong các hoạt động kinh doanh sau, hoạt động nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Chọn một câu trả lời:
a. Kinh doanh karaoke Câu trả lời đúng
b. Cho người nước ngoài thuê nhà
c. Kinh doanh vàng
d. Kinh doanh lô đề, cờ bạc
Câu hỏi 18
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Trong những nhóm hàng hoá dưới đây, hàng hoá nào nằm trong đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng
Chọn một câu trả lời:
a. Hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
b. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
c. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ
d. Nước khoáng đóng chai Câu trả lời đúng
Câu hỏi 20
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Thuế giá trị gia tăng có mấy mức thuế suất?
Chọn một câu trả lời:
a. 01 mức thuế suất thống nhất
b. 03 mức thuế suất Câu trả lời đúng
c. 04 mức thuế suất
d. 02 mức thuế suất
Câu hỏi 3
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Mức tính tiền chậm nộp thuế được xác định như thế nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Bằng 0,01/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
b. Bằng 0,05/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
c. Bằng 0,03%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
Câu trả lời đúng
d. Bằng 0,07/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
Câu hỏi 20
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý, áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Phương pháp hỗn hợp
b. Phương pháp trực tiếp Câu trả lời đúng
c. Phương pháp tuyệt đối
d. Phương pháp khấu trừ
Câu hỏi 7
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Mức thuế suất 0% của thuế giá trị gia tăng áp dụng với đối tượng nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Hàng hóa nhập khẩu
b. Hàng hóa xuất khẩu Câu trả lời đúng
c. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt
d. Hàng nông sản chưa qua chế biến
Câu hỏi 6
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Anh B là kế toán của công ty Bình Minh. Tháng 7/2020 anh phát hiện ra tháng 6 anh đã khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp của công ty. Anh đã tự giác đến nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi bị cơ quan thuế phát hiện. Trường hợp này, công ty Bình Minh có bị xử lý không?
Chọn một câu trả lời:
a. Bị xử phạt 10 triệu đồng đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
b. Không bị xử phạt
c. Bị xử phạt với hành vi trốn thuế
d. Bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu Câu trả lời đúng
Câu 1:
Tìm hiểu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng thu chi ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam – một số nhận xét và đánh giá.
Câu 2:
Giải quyết tình huống sau: Công ty TNHH Hoàn Thành có chức năng đăng ký kinh doanh trong giấy CNĐKKD là xuất khẩu nông lâm sản. Mỗi năm, Hoàn Thành xuất khẩu hàng nghìn tấn cà phê cho các thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc. Trong năm, nhận thấy giá phân bón trong nước tăng cao và để tăng cường số lượng xuất khẩu nông sản, Hoàn Thành đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài đổi 100 tấn cà phê để nhập về 250 tấn phân bón hóa học, toàn bộ lô hàng phân bón hóa học đã cập cảng Sài Gòn. Hải quan cảng Sài Gòn không đồng ý cho nhập hàng hóa vì Hoàn Thành không có chức năng kinh doanh nhập khẩu phân bón. Vì vậy, , Hoàn Thành đã ký hợp đồng Ủy thác nhập khẩu lô hàng nói trên cho công ty Cổ phần X. Khi tiến hành làm thủ tục thông quan, hải quan phát hiện khối lượng lô hàng nói trên lên đến 300 tấn. Câu hỏi:
1. Với hoạt động kinh doanh theo chức năng của mình, Hoàn Thành phải nộp những loại thuế nào? Cơ sở pháp lý?
2. Có ý kiến cho rằng, vì Hoàn Thành xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường khác nhau nên thuế suất thuế xuất khẩu qua các thị trường này là khác nhau căn cứ vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia này. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?
3. Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về Việt Nam, Hoàn Thành phải nộp những loại thuế gì? Giá tính thuế trong trường hợp này được xác định như thế nào? Có quan điểm cho rằng vì đây là trường hợp hàng đổi hàng ngang bằng về giá trị nên không phát sinh nghĩa vụ thuế. Ý kiến của anh chị về vấn đề này?
4. Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn thực nhập không? Xác định nghĩa vụ thuế và trách nhiệm pháp lý phát sinh (nếu có) từ việc nhập khẩu số lượng hàng hóa thực tế nhiều hơn tờ khai hải quan?
Câu hỏi 5
Câu trả lời đúng
Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Không gắn cờĐánh dấu để làm sau
Mô tả câu hỏi
Cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp nào sau đây?
Chọn một câu trả lời:
a. Khi doanh nghiệp trốn thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế
Câu trả lời đúng
b. Khi doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp
c. Khi doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng
d. Khi doanh nghiệp bị thanh tra về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế