Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký tăng cao Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 được xây dựng với tinh thần cải cách mạnh mẽ, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt, chủ động trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, đặt yêu cầu cao hơn về tính minh bạch, công khai thông tin, bảo vệ cổ đông… Tư duy cải cách trên đã thực sự khích lệ tinh thần khởi nghiệp, tạo một làn sóng thành lập doanh nghiệp nửa cuối năm 2015 và duy trì đà tăng cho đến nay.
Trong các tháng cuối năm 2015, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cao đặc biệt.
Tại một số thời điểm, số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng cao. Cả nước có thêm 54.501 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ.
Tính theo thời điểm, kể từ ngày 01/7/2015 đến 01/7/2016, đã có 105.975 doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp mới, số vốn đăng ký đạt 767.970 tỷ đồng, tăng 27,8% về số doanh nghiệp và tăng 42,4% về số vốn so với cùng kỳ. Về đăng ký doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã có 1.660 doanh nghiệp FDI được thành lập trong giai đoạn này với tổng số vốn 62.205 tỷ đồng, bình quân 37,5 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp.
Như vậy, những con số trên đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về số lượng doanh nghiệp thành lập và số vốn cam kết đưa vào thị trường sau khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.
Trong một năm qua, xu hướng tăng tiếp tục được duy trì, đặc biệt là số vốn đăng ký mới, cho thấy nhà đầu tư, doanh nghiệp nhìn thấy nhiều cơ hội sinh lời từ thị trường. Như vậy, tâm lý nhà đầu tư và cách đánh giá của họ đối với tiềm năng của thị trường đã tích cực hơn kể từ khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đi vào cuộc sống, cùng với những thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần khởi sắc môi trường kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng.
Tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những điểm còn chưa nhất quán giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp với các Luật chuyên ngành
Trong thực tế triển khai, việc áp dụng các quy định tại hai văn bản Luật mới gặp một số khó khăn, vướng mắc là điều không tránh khỏi. Về cơ bản, những vướng mắc phát sinh thời gian qua do có sự khác nhau giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và luật, văn bản pháp luật liên quan khác trong thực hiện các thủ tục đầu tư, chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, nhà ở, bất động sản và các ngành dịch vụ chưa mở hoặc mở hạn chế đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
So sánh một cách khách quan thì các vấn đề, vướng mắc phát sinh liên quan đến thực thi Luật Doanh nghiệp không nhiều; tính chất của các vướng mắc phát sinh chủ yếu mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, thái độ và cách thức làm việc của các công chức, cơ quan có liên quan. Đối với Luật Đầu tư, do quy mô và mức độ đổi mới rất lớn, được thực hiện trên phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật, nhiều cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau từ Trung ương đến địa phương, nên phát sinh khá nhiều vấn đề vướng mắc cần được nghiên cứu, xem xét giải quyết.
Sự khác nhau, không tương thích, không phù hợp thể hiện ở một số nội dung, ví dụ như:
(i) Khác nhau về trật tự các thủ tục cụ thể (điển hình là thủ tục đánh giá tác động môi trường quy định trong Luật Bảo vệ môi trường); (ii) Khác nhau về quy trình thủ tục, thẩm quyền giải quyết một số thủ tục đầu tư;
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) với sự hỗ trợ của Tổ công tác thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũng đã nhận diện và đánh giá khá đầy đủ các vướng mắc nêu trên và đã báo cáo Chính phủ để có phương án xử lý đối với các vướng mắc này. Một mặt, Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời giải quyết dứt điểm các vướng mắc nêu trên theo yêu cầu của Chính phủ tại Thông báo số 66.
Mặt khác, Bộ cũng đã chủ động triển khai nhiều khóa tập huấn, đào tạo các địa phương về thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, giải đáp trực tiếp các vướng mắc mà địa phương gặp phải trong thực tiễn. Những góp ý của các địa phương luôn được lắng nghe, ghi nhận để Bộ tiếp tục có những giải pháp và đề xuất triển khai phù hợp, với mục tiêu tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại địa phương. Đây là những nỗ lực cụ thể mà Bộ đang thực hiện và sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.
Những nỗ lực của Chính phủ trong việc rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp và xây dựng các Nghị định quy định điều kiện kinh doanh
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quyết tâm rất cao trong việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư về điều kiện đầu tư, kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ phải trình Chính phủ các dự thảo quy định; về điều kiện đầu tư kinh doanh đúng hạn, trình tự thủ tục; được thực hiện theo quy trình rút gọn; nhưng phải đảm bảo chất lượng, phải tham vấn cộng đồng doanh nghiệp. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng rất nỗ lực thực hiện chỉ đạo; của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện các dự thảo Nghị định. Bộ KH&ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp tham gia sâu; vào quá trình rà soát, tiếp thu ý kiến của Phòng Thương mại; và Công nghiệp Việt Nam để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Chính phủ.
Nhiều cuộc họp đã diễn ra với tinh thần làm việc thẳng thắn; với sự đóng góp ý kiến tích cực của các Bộ chuyên ngành.
Qua đó cho thấy Chính phủ đã làm việc hết sức trách nhiệm; để loại bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, công khai hóa; các điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm tiền kiểm; tăng cường chức năng hậu kiểm trong quản lý nhà nước; đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Với việc ban hành gần 50 Nghị định trong tháng 6 vừa qua; cho thấy Chính phủ và các Bộ, ngành đã làm việc rất khẩn trương, nghiêm túc; để rà soát, cắt giảm được khá nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý; trái với quy định của Hiến pháp và Luật Đầu tư.
Hoàn thiện Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Ngay sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được ban hành, Bộ KH&ĐT; đã khẩn trương nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Hệ thống); nhằm đáp ứng các quy định về pháp lý mới đối với công tác đăng ký doanh nghiệp.
Một trong những thay đổi nổi bật của Hệ thống là tăng cường tính minh bạch, công khai thông tin; về doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Cổng thông tin). Kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, các thông tin cơ bản của doanh nghiệp; đã được công bố công khai trên Cổng thông tin; bao gồm các thông tin như tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; ngày thành lập; địa chỉ trụ sở chính; tên người đại diện theo pháp luật; thông báo mẫu con dấu; ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp…
Các thông tin này góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch; hiệu quả, tăng cường khả năng giám sát của cộng đồng đối với các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế cũng được tăng cường; góp phần quan trọng trong việc cắt giảm thời gian thực hiện; thủ tục đăng ký doanh nghiệp (từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc).
Đồng thời, trong 01 năm qua, Bộ KH&ĐT cùng với các địa phương; đã nỗ lực đẩy mạnh công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Chỉ riêng trong 06 tháng đầu năm 2016, trên cả nước đã có 2.704 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; qua mạng điện tử thành công, tăng gấp 04 lần so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó có 1.744 hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp; và đơn vị trực thuộc, chiếm 64,4% tổng số hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.
Hướng triển khai để Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu quả hơn trong thời gian tới
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trong thời gian tới; Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung vào hai nhiệm vụ chính; đó là tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; theo tinh thần các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ; và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện.
Về nhiệm vụ hoàn thiện khung khổ pháp lý: Bộ KH&ĐT tiếp tục; giữ vai trò chủ trì, tổ chức phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành; đề xuất Chính phủ trình Quốc hội bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung; một số Luật về đầu tư, kinh doanh nhằm khắc phục; những điểm còn chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành.
Đối với văn bản hướng dẫn cấp Nghị định, Bộ KH&ĐT sẽ chủ trì; phối hợp với các Bộ chuyên ngành xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều; của các nghị định liên quan, trình Chính phủ trong tháng 10/2016.
Trước mắt, Bộ đang lấy ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn; về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp; đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài; trong việc thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư kinh doanh và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Về triển khai thực hiện: Bộ KH&ĐT tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ giao; triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, phục vụ mục tiêu chung; về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, cần tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổ công tác; thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp trong việc tham mưu; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đầy đủ; và nhất quán Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, Bộ KH&ĐT đang rà soát các vấn đề còn vướng mắc; trong quá trình thi hành hai Luật để kịp thời nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước các cấp; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn những điểm mới tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân để cùng thống nhất thực hiện.