Kết quả sau gần 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

gần 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Ấn tượng hơn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2018 đạt 3.886.892 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2017, bao gồm: 1.478.101 tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 2.408.791 tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động với 42.538 lượt đăng ký tăng vốn. Sự thuận lợi của môi trường kinh doanh là chất xúc tác quan trọng để biến cơ hội đầu tư kinh doanh trở thành sự phát triển thực sự sau khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Chính vì vậy, việc những doanh nghiệp đang hoạt động tiếp tục bổ sung một lượng vốn lớn vào nền kinh tế là một minh chứng rõ nét cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay.

I-Một số điểm nổi bật trong năm 2018 trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh

So sánh rộng hơn, trong giai đoạn 2016 – 2018, trung bình mỗi năm có 122.744 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.221.702  tỷ đồng, tăng 49,3% về số doanh nghiệp và tăng 155,8% về số vốn so với giai đoạn 03 năm trước đó. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký liên tục tăng trong các năm từ 2016 – 2018 với tỷ lệ tăng trưởng trung bình lần lượt là 11,6%/năm và 35,9%/năm.

Những con số trên đã cho thấy rằng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, những chính sách, giải pháp của Chính phủ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ những rào cản trong kinh doanh của doanh nghiệp thời gian qua, đặc biệt là các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng các văn bản hướng dẫn, đã tạo dựng niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp, giúp tăng cường cả về số lượng lẫn quy mô của khối doanh nghiệp tư nhân.

II-Một số chiều cạnh nổi bật góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân (Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư)

1.Giải phóng quyền tự do kinh doanh

Trong giai đoạn 2015 – 2018, đã có 462.988 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký là 4.266.625 tỷ đồng; tăng 54,8% về số doanh nghiệp và tăng 135,5% về số vốn so với giai đoạn 04 năm trước đó. Kể từ năm 2015 đến nay, mỗi năm đều ghi nhận một mức kỷ lục mới về số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp và số vốn đăng ký mới.

Năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và số vốn đạt cao nhất trong lịch sử với 131.275 doanh nghiệp (tăng 3,5%) và 1.478.101 đồng vốn (tăng 14,1% so với năm 2017). Bên cạnh doanh nghiệp thành lập mới, trong năm 2018 cũng có 34.010 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm 2017 và cũng là mức cao nhất trong 05 năm qua.

Minh chứng rõ nét về tác động tích cực của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đối với sự phát triển của khu vực tư nhân.

Các cải cách tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã khơi dậy niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh, đóng vai trò như biện pháp cởi trói nút thắt của dòng tiền đổ vào nền kinh tế. Điều này không chỉ thể hiện thông qua sự gia tăng mạnh mẽ số vốn đăng ký thành lập mới mà chính các doanh nghiệp đang hoạt động cũng không ngừng bổ sung vốn điều lệ để phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong giai đoạn 2015 – 2018 đã ghi nhận 6.758.956 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động, thậm chí, cao hơn 1,6 lần so với tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp mới. Như vậy, có thể thấy, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp với tinh thần tối đa hóa quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đã góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

2.Giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư)

2.1.Đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Trên quan điểm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được đơn giản hóa tối đa và tuân thủ theo thông lệ của các nước có môi trường kinh doanh tốt, đó là: người thành lập doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm; cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Khung khổ pháp lý hiện hành đã cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy định của Hiến pháp thông qua việc bãi bỏ quy định ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành, nghề ghi trên Giấy chứng nhận ĐKDN, thì hiện nay, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý đã được chuyển hoàn toàn từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhờ bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Pháp luật về đăng ký kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu đơn giản hóa tối đa trình tự, thủ tục, giúp giảm gánh nặng tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Mới đây, Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã tiếp tục có những điểm thay đổi lớn.

Theo đó, sau việc trao quyền cho doanh nghiệp tự quyết định về nội dung, hình thức, số lượng con dấu và chỉ cần thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an như trước đây, thì hiện nay, đăng ký kinh doanh là lĩnh vực đi đầu về bãi bỏ yêu cầu sử dụng con dấu khi tất cả các văn bản do doanh nghiệp phát hành trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đều không phải đóng dấu. Bên cạnh đó, thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp được cho phép thực hiện đồng thời với thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2.2.Giảm đáng kể thời gian xử lý hồ sơ, chi phí thực hiện thủ tục

Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp, số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cũng đã tăng đột biến. Tuy nhiên, mặc dù số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tăng cao, thời gian xử lý trung bình một hồ sơ lại giảm từ 4.24 ngày trong năm 2014 xuống còn 2.3 ngày trong năm 2018. Theo tính toán của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, với những thay đổi mới đây tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 540.000 lượt đi lại và hơn 1 triệu giờ làm việc mỗi năm.

Bên cạnh đó, với mục tiêu giảm chi phí khởi sự kinh doanh và giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, kể từ ngày 20/01/2018, lệ phí đăng ký doanh nghiệp đã được giảm 50% so với quy định trước đây và miễn 100% nếu doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử (theo quy định tại Thông tư số 130/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp).

Những nỗ lực cắt giảm thủ tục hành chính trong công tác đăng ký doanh nghiệp đã nhận được sự đánh giá tích cực từ nhiều phía.

Tại Báo cáo Doing Business – Môi trường kinh doanh năm 2019 do Ngân hàng Thế giới công bố, Chỉ số Khởi sự kinh doanh năm 2018 của nước ta đạt 84,82/100 điểm, tăng 19 bậc so với năm trước.

Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong chỉ số này tại Việt Nam khi việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng cách cho phép đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và giảm lệ phí đăng ký kinh doanh. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018 ghi nhận Gia nhập thị trường là lĩnh vực xếp thứ nhất về mức độ hài lòng so với lĩnh vực khác trong vòng 12 năm liên tiếp.

Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2018 do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cũng đánh giá Đăng ký kinh doanh là lĩnh vực đứng thứ hai về chi phí tuân thủ thấp nhất trong số 08 lĩnh vực được đánh giá. Ngoài ra, Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện trên cơ sở thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng Đăng ký kinh doanh đã duy trì là một điểm sáng trong cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

3. Tạo cơ hội cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận; sử dụng dịch vụ công cấp độ 4, nhanh gọn, thân thiện và minh bạch (Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư)

Kể từ 01/7/2015 đến nay, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã trải qua 10 lần nâng cấp ở các cấp độ khác nhau; nhằm đáp ứng các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; và các văn bản pháp lý liên quan, đồng thời cũng thường xuyên cải tiến các ứng dụng; theo hướng thân thiện, tối ưu cho người sử dụng.

Để tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; hướng tới một dịch vụ hành chính công hiện đại, Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; đã được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành. Hệ thống này đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, giúp giảm thời gian; chi phí thành lập doanh nghiệp; đồng thời góp phần xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch; hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.

Bên cạnh đó, toàn bộ quy trình đăng ký doanh nghiệp cũng như tình trạng hồ sơ doanh nghiệp; đều được công khai hóa trên Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo thống kê, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; của cả nước năm 2014 chỉ dưới 1%; nhưng tính đến ngày 03/12/2018 tỷ lệ này là 59,33%; riêng thành phố Hà Nội đạt 99,7% và Thành phố Hồ Chí Minh đạt 61,38% – vượt chỉ tiêu; so với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 36ª/NQ-CP về chính phủ điện tử.

4. Công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về đăng ký doanh nghiệp

Nguyên tắc “tiền đăng, hậu kiểm” trong thành lập doanh nghiệp; quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư – kinh doanh của nhà đầu tư; mà còn vì mục tiêu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Một trong những cơ sở để nguyên tắc này thực sự phát huy hiệu quả chính; là yêu cầu về minh bạch hóa, công khai hóa thông tin; về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng những điều kiện; mà doanh nghiệp phải tuân thủ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó, thực hiện quy định tại Luật Đầu tư; Danh mục 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; và các điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng đã được đăng tải, cập nhật; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và là địa chỉ tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp, xã hội tìm hiểu và tra cứu; các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, để đảm bảo tính minh bạch cũng như tính khẳng định; về tư cách pháp nhân, doanh nghiệp thực hiện đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định Điều 33 Luật Doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, từ khi xây dựng Cổng thông tin; đến nay đã có hơn 1,7 triệu lượt bố cáo trên Cổng thông tin; và có xu hướng tăng cao qua các năm.

Trong những năm qua, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thông tin chính thống; về doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích của Nhà nước và xã hội. Sự giám sát của bên thứ ba đối với hoạt động của doanh nghiệp; đã được đề cao khi mà hiện nay mọi tổ chức, cá nhân; đều có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin chính thống; có giá trị pháp lý về đăng ký doanh nghiệp; thông qua các ứng dụng cung cấp thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tính minh bạch, an toàn, lành mạnh; của môi trường kinh doanh, bởi bên cạnh việc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp; với một nguồn thông tin mở về thị trường; thì sự giám sát của bên thứ ba cũng được đề cao, giúp hạn chế những tranh chấp; và hành vi trái pháp luật gây tổn hại cho đối tác; bạn hàng tham gia trong các giao dịch kinh tế. Trong năm 2018, tổng số yêu cầu về dịch vụ thông tin được xử lý thành công; đạt gần 30.000 yêu cầu và vẫn duy trì xu hướng gia tăng mạnh mẽ; kể từ năm 2015 đến nay.

5. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin quản lý nhà nước

Bên cạnh đó, phát huy tinh thần cải cách của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; trong việc nâng cao cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng; giúp kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương; đến địa phương với người dân, doanh nghiệp; trong việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác có liên quan.

Song song với đó, việc thường xuyên có sự trao đổi; đối soát thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp với hệ thống của cơ quan thuế; đã tạo nền tảng cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; về doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước; cũng như việc xây dựng, hoạch định chính sách của Chính phủ và Bộ, ngành các cấp.

Đặc biệt, với nguyên tắc “hậu kiểm” nêu trên; thì yêu cầu phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước; cùng một cấp, giữa các cấp trong theo dõi, giám sát doanh nghiệp; nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định. Đi cùng với đó là những quy định tạo môi trường thuận lợi; cho các chủ thể khác có liên quan như các đối tác, khách hàng… Tham gia theo dõi, giám sát doanh nghiệp và cả hoạt động quản lý nhà nước; của các cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc liên kết, chia sẻ; liên thông dữ liệu giữa các hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cũng đang được triển khai thí điểm việc kết nối chia sẻ các thông tin đăng ký doanh nghiệp; qua Trục kết nối quốc gia do Bộ Thông tin truyền thông chủ trì.

Có thể nói, hơn 3 năm Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống; là khoảng thời gian đầy thách thức đối với cả cộng đồng doanh nghiệp; và cơ quan quản lý nhà nước trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang; ngày càng trở nên cạnh tranh, các cơ hội kinh doanh liên tục xuất hiện; và thay đổi, chuyển biến không ngừng, đưa ra yêu cầu cao; về khả năng thích ứng và năng lực đổi mới, cải tiến nội tại của mỗi doanh nghiệp.

Những kết quả đã đạt được nêu trên là rất đáng ghi nhận; tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện quyết tâm đổi mới vì người dân, vì doanh nghiệp của Chính phủ; thì sự tham gia, phối hợp hiệu quả; giữa cơ quan quản lý và cộng đồng trong việc chủ động nghiên cứu; đề xuất giải pháp cải cách môi trường kinh doanh là nhiệm vụ then chốt; nhất là khi chương trình xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung; một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; đang được gấp rút triển khai trong giai đoạn hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!