Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đăng Ký Bản Quyền Thương Hiệu Tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

Có rất nhiều người đã từng tự hỏi. Tại sao chúng ta phải đăng ký bản quyền thương hiệu trong khi thực chất chúng vốn là của mình? Nhưng sự thật đã chứng minh, tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền thương hiệu là rất lớn, nhất là trong kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Vậy đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết sau đây nhé.

Đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong kinh doanh

Những điều cần biết về đăng ký thương hiệu

Vì sao cần đăng ký thương hiệu độc quyền?

Trong thời buổi mà sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường đang một ngày một tăng cao. Chính vì vậy để có thể chiến thắng trong cuộc chiến này, bắt buộc các công ty cần có những nét riêng biệt để thu hút khách hàng. Trong đó, thương hiệu cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Lý do cũng không có gì xa lạ, bởi thương hiệu thường đi liền với một sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc đăng ký thương hiệu độc quyền giúp xác lập lại quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi có bất cứ một bên nào đó có hành vi xâm phạm đến thương hiệu của doanh nghiệp. Ngay lập tức, pháp luật sẽ có động thái can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo chỉ có người đã đăng ký bản quyền thương hiệu mới được phép sử dụng thương hiệu. Hay nói cách khác, thương hiệu đó đã trở thành thương hiệu độc quyền của riêng chủ sở hữu đó.

Đăng ký thương hiệu và đăng ký bản quyền thương hiệu khác nhau như thế nào?

Trong quá trình giao dịch hằng ngày, chúng ta vẫn thường hay dùng khái niệm “Đăng ký thương hiệu” hoặc “Đăng ký bản quyền thương hiệu” để chỉ chung cho một vấn đề. Thế nhưng, chúng thực ra lại khác nhau. Bởi thực chất “Thương hiệu” ở đây thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp. Hay nó còn được gọi chính xác hơn là “Đăng ký nhãn hiệu”, thương hiệu không thuộc đối tượng đăng ký bản quyền của phía tác giả. Một thương hiệu sẽ được tiến hành đăng ký để đi kèm với một sản phẩm/ dịch vụ của mình mà thương hiệu muốn hoàn toàn độc quyền. 

Ví dụ: Khi nhắc đến Vietcombank chúng ta sẽ biết đến nhãn hiệu dịch vụ, bởi nó đi liền với dịch vụ ngân hàng. Tương tự, khi nhắc đến Phúc Long sẽ nhắc đến nhãn hiệu đồ uống và gắn liền với sản phẩm đồ uống.

Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?

Để đăng ký bản quyền cho thương hiệu, doanh nghiệp nên nộp trực tiếp tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký bản quyền thương hiệu. Hoặc phía doanh nghiệp cũng có thể nhờ đến đại diện của mình để hoàn thành thủ tục này.

Hiện nay, bên cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu này chính là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục có trụ sở chính tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và cả Đà Nẵng.

Đăng ký bản quyền thương hiệu cần những hồ sơ gì?

Để tiến hành đăng ký bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Chủ sở hữu cần phải chuẩn bị đầy đủ một số giấy tờ quan trọng sau:

  • 5 mẫu thương hiệu đăng ký in trên Giấy A4
  • Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu theo như mẫu đã có của nhà nước
  • Nếu ủy quyền cho phía đại diện là luật sư làm thì cần có giấy ủy quyền
  • Chứng từ lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu
  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ thương hiệu mà bạn dự định đăng ký

Quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu

Khi đăng ký bản quyền thương hiệu, bạn cần phải trải qua nhiều bước khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Tiến hành thiết kế và lựa chọn thương hiệu sẽ đăng ký
  • Tra cứu thương hiệu đã đăng ký trước khi bắt đầu nộp đơn để xem khả năng đậu cao hay thấp
  • Nộp đơn và theo dõi
  • Xét duyệt hình thức đơn đăng ký 
  • Công bố đơn đăng ký thương hiệu và bản quyền thương hiệu
  • Thẩm định lại nội dung của đơn đăng ký thương hiệu
  • Quyết định cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu

Mất bao lâu để có kết quả đăng ký bản quyền thương hiệu?

Theo như quy định, thì thời gian sau khi tiếp nhận đơn đăng ký và hồ sơ là khoảng 12 tháng. Bởi trong khoảng thời gian này, bên phía Cục sở hữu trí tuệ cần phải trải qua quá trình thẩm định. Chúng bao gồm các bước:

  • Xét duyệt đơn
  • Thẩm định lại nội dung
  • Xét duyệt tính trùng lặp
  • Công bố đơn
  • Cấp chứng nhận quyền sở hữu

Đôi khi có trường hợp sẽ kéo dài hơn bình thường bởi những tranh chấp về bản quyền thương hiệu từ nhiều phía khác nhau. Hoặc cũng có thể là do số lượng đơn nộp về cục khá nhiều khiến cho khối lượng công việc bị quá tải. Vì vậy, chúng ta không còn cách nào hơn ngoài việc chờ đợi và cung cấp mọi thông tin nhanh chóng khi có yêu cầu.

Những điều cần lưu ý khi đăng ký bản quyền thương hiệu?

Trong quá trình đăng ký bản quyền thương hiệu, có một số lưu ý mà các bạn cần phải chú ý đến như sau:

Cần lựa chọn đơn vị ủy quyền uy tín

Việc lựa chọn đơn vị ủy quyền sẽ giúp thay mặt cho các bạn tiến hành đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời xử lý một số công việc liên quan khác. Vì vậy việc lựa chọn một đơn vị ủy quyền uy tín sẽ giúp ích nhiều hơn cho phía khách hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình ủy quyền thì các bạn cũng cần thêm Giấy ủy quyền. Đây là giấy tờ bắt buộc có trong hồ sơ để bên ủy quyền có thể đại diện cho bạn xử lý công việc.

Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ rõ ràng

Việc phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ một cách rõ ràng là cách xác định phạm vi độc quyền mà khách hàng mong muốn đối với thương hiệu của mình. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc xác định lệ phí được chính xác hơn. Do đó mà phía chủ sở hữu cần hoàn thành các thông tin trong tờ khai đăng ký . Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị từ chối đơn cực cao.

Có nhiều lưu ý bạn cần chú trọng khi đăng ký bản quyền thương hiệu 

Để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp cần đăng ký bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là những gì mà những người tiêu dùng hiện nay trên thị trường có thể nghe – nhìn thấy về thương hiệu đó. Để nói dễ hiểu hơn thì bộ nhận diện thương hiệu chính là các hình thức mà thương hiệu tiếp cận với đối tượng khách hàng.

Đăng ký bản quyền logo công ty

Logo có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất để phía doanh nghiệp có thể nhận diện và thu hút khách hàng. Hiện nay, hầu như mỗi doanh nghiệp đều tự thiết kế riêng cho mình một logo khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh hay phạm trù lĩnh vực mà logo đó sẽ có những dấu ấn khác nhau trên thị trường.

Việc đăng ký logo thương hiệu độc quyền sẽ giúp cho công ty chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với logo. Đồng thời được bảo vệ quyền lợi của mình khi có bên thứ 3 đánh cắp ý tưởng logo chẳng hạn.

Đăng ký bản quyền sản phẩm

Khi cá nhân/ doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm và muốn đem nó ra thị trường để kinh doanh. Thì để bảo vệ được sản phẩm của mình khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái. Đồng thời có biện pháp xử lý hành vi phạm luật đối với bên làm nhái. Cách tốt nhất đó chính là đăng ký bản quyền cho sản phẩm.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tài sản rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó giống như một dấu nhấn giúp khách hàng ghi nhớ và giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu một cách bền vững. 

Do đó mà khi tiến hành bảo hộ nhãn hiệu, phía chủ sở hữu hoàn toàn có thể khai thác được những lợi ích thương mại mà nhãn hiệu mang lại. Đặc biệt, không có bất kỳ chủ thể nào khác được phép sử dụng nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Mọi hành vi xâm phạm sẽ đều được xử trí theo quy định của pháp luật.

Để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp thì bạn cũng cần đăng ký bộ nhận diện thương hiệu

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, quý khách cần phải tìm đến địa chỉ Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam với trụ sở được đặt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số điện thoại cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: 024 3858 3069

Cục sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại cục sở hữu trí tuệ tại Tp. HCM: 028 3920 8485

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Để tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo, các bạn cần tiến hành thực hiện theo từng bước như sau:

Logo có hai hình thức đăng ký. Đó là đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu và đăng ký theo thể loại tác phẩm. Vì vậy, việc của bạn cần làm đó chính là lựa chọn hình thức đăng ký độc quyền logo sao cho phù hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi đã phân loại xong các hình thức đăng ký bảo hộ logo. Bạn tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký logo tại Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi nộp đơn, đơn sẽ được phía cơ quan thẩm định tiến hành kiểm duyệt hồ sơ. Chính vì vậy bạn cần theo dõi đơn đăng ký logo bản quyền để nhận được kết quả sớm nhất nhé.

Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

Để đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm, các bạn cũng cần dựa theo các bước sau đây:

Bước 1: Phân loại hình đối tượng đăng ký

Đối với thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Quý khách hàng sẽ có tổng cộng 3 đối tượng đăng ký bản quyền cho sản phẩm. Chúng bao gồm:

  • Đăng ký kiểu dáng sản phẩm
  • Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) sản phẩm
  • Đăng ký sáng chế sản phẩm

Theo đó, tùy thuộc vào loại hình sản phẩm mà bạn đăng ký. Hãy tiến hành phân loại chúng vào nhóm sản phẩm phù hợp nhé.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Tương tự như trên, sau khi đã phân loại xong loại hình sản phẩm. Các bạn tiếp tục chuẩn bị hồ sơ theo từng loại hình sản phẩm:

  • Kiểu dáng sản phẩm: 
  • Bản chụp sản phẩm: Ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau
  • Giấy ủy quyền công việc
  • Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Thông tin chủ sở hữu
  • Nhãn hiệu sản phẩm
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Giấy ủy quyền công việc
  • File mềm nhãn hiệu hoặc bản in nhãn hiệu in trên giấy A4 (kích thước yêu cầu là 8cm x 8cm)
  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn đăng ký
  • Sáng chế sản phẩm
  • Bản mô tả sáng chế
  • Yêu cầu bảo hộ sáng chế
  • Giấy ủy quyền đăng ký
  • Tờ khai đăng ký sáng chế
  • Ảnh sáng chế, bản vẽ kỹ thuật sáng chế

Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm

Bước 4: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận giấy chứng nhận đăng ký

Trong trường hợp sản phẩm được đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Lúc này, phía chủ sở hữu sẽ cần phải nộp phí cấp văn bằng bảo bộ. Thời gian nhận được văn bằng có lẽ sẽ mất trong khoảng từ 2 – 3 tháng.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cũng tương tự như hai hình thức bảo hộ trên. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu yêu cầu bạn cần tuân theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu sơ bộ trước đó sẽ giúp các bạn đánh giá được khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cao hay thấp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

  • Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm.
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  • Tờ khai đăng ký 
  • Giấy ủy quyền
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không có quá nhiều khó khăn

Tổng kết

Như các bạn cũng đã thấy, tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền thương hiệu hiện nay là cực kỳ lớn. Nhất là khi thị trường ngày nay đang dần phải đối mặt vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan. Do đó, việc đăng ký bản quyền cho thương hiệu sẽ giúp có lợi cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh của mình. Vậy nên, nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề đăng ký quyền bảo hộ cho thương hiệu của mình. Hãy liên hệ ngay vncount để được chúng tôi tư vấn chi tiết và hỗ trợ cho bạn nhé.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!