Sáng ngày 10/7/2014, tại Hà Nội, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo xin ý kiến về Dự thảo 5 Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Dự án đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2014) và dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014).
Hiện nay, trên cơ sở ý kiến thảo luận tại tổ và tại hội trường của các Đại biểu Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội hoàn thiện các nội dung của Dự thảo theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc gia nhập, hoạt động cũng như rút lui khỏi thị trường.
Trong quy trình chung của công tác soạn thảo, ngày 10/7/2014, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổ chức buổi Hội thảo với mục đích giới thiệu về Dự thảo mới nhất của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); đồng thời, tạo diễn đàn để trao đổi, tiếp thu ý kiến về một số vấn đề của Dự thảo đã được các Đại biểu Quốc hội thảo luận trong kỳ họp vừa qua.
Tham dự Hội thảo có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Sở KH&ĐT 12 tỉnh thành phía Bắc, các hiệp hội doanh nghiệp và đặc biệt là một số cơ quan báo chí – những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp đồng hành cùng Ban soạn thảo trong công tác xây dựng Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) trong suốt thời gian qua.
Trong thời gian một buổi sáng, Hội thảo đã tập trung vào 04 nội dung chính liên quan đến các quy định của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)bao gồm:
Các vấn đề về đăng ký thành lập doanh nghiệp và ngành, nghề đăng ký kinh doanh; các vấn đề về vốn và quản trị doanh nghiệp; tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp; đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tại Hội thảo, Ông Phan Đức Hiếu – Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM, đồng thời là Tổ phó Tổ biên tập Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã giới thiệu những điểm thay đổi cơ bản liên quan đến bốn nội dung trên tại Dự thảo.
Theo đó, Dự thảo tiếp tục thuận lợi hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông qua việc: áp dụng thống nhất các thủ tục của Luật Doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp); đơn giản hóa thủ tục ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện);…
Về vấn đề vốn và quản trị doanh nghiệp, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung một số điểm nhằm giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, như:
Áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) cho mọi loại hình doanh nghiệp
Sửa đổi quy định về vốn công ty cổ phần theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần; bổ sung thêm mô hình quản trị doanh nghiệp theo mô hình quản trị đơn hội đồng đối với công ty cổ phần để phù hợp với thông lệ tốt của quốc tế và tăng thêm lựa chọn cho nhà đầu tư; bổ sung các quy định nhằm tăng mức độ bảo vệ cổ đông.
Về vấn đề tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung một số điểm như: cho phép các công ty có cùng bản chất (có thể khác loại hình thức tổ chức) có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục về phương thức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp và đăng ký lại doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp;…
Về vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, các quy định của Dự thảo được xây dựng theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sự giám sát của bên thứ ba đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn, các đại biểu tham gia Hội thảo; đã tích cực thảo luận, đóng góp những quan điểm, ý kiến; về các vấn đề của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi):
– Về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp:
Đại biểu Trần Vũ Hải (Luật sư), thể hiện quan điểm đồng tình; với việc đơn giản hóa quy định về ghi ngành, nghề kinh doanh trên GCNĐKDN; để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Ông cũng cho rằng việc ghi ngành, nghề kinh doanh trên GCNĐKKD; không đi ngược lại với quy định của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh; hơn nữa, đối với bản thân doanh nghiệp thì việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh; và được ghi nhận ngành, nghề kinh doanh trên GCNĐKDN; là quyền lợi của doanh nghiệp để khẳng định với bạn hàng, đối tác về ngành, nghề kinh doanh; đang thực hiện nhằm củng cố sự tin cậy trong kinh doanh và trong nhiều trường hợp; là cơ sở để xây dựng các hợp đồng kinh tế, thiết lập mối quan hệ hợp tác, kinh doanh.
Ngoài ra, theo Luật sư Trần Vũ Hải, việc không ghi ngành, nghề kinh doanh trên GCNĐKDN
Cũng có thể dẫn tới tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp khi không có sự thống nhất; về lĩnh vực kinh doanh trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, Ông đề xuất Dự thảo có thể quy định việc ghi ngành, nghề kinh doanh; theo hai hướng: không ghi ngành, nghề kinh doanh trên GCNĐKDN; hoặc cho phép ghi ngành, nghề kinh doanh trên GCNĐKDN theo nhu cầu của người thành lập doanh nghiệp.
Cũng theo ý kiến của đại biểu Trần Vũ Hải, để đảm bảo tính hiệu lực của Hiến pháp; các quy định về quyền tự do kinh doanh; như danh mục lĩnh vực cấm kinh doanh, giấy phép, điều kiện kinh doanh,… chỉ được quy định tại Luật, không quy định; tại các văn bản quy phạm pháp luật khác như Pháp lệnh, Nghị định,…
– Về quản trị doanh nghiệp:
Quy định về số người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; cũng là một vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Đại biểu Lê Quốc Đạt (Luật sư) cho rằng việc cho phép doanh nghiệp; có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật có thể dẫn đến nhiều thiệt hại hơn; cho doanh nghiệp do tình trạng tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp sẽ diễn ra phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến đồng ý với quan điểm; nên cho phép có nhiều người đại diện theo pháp luật; để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đại biểu Trần Vũ Hải, Dự thảo Luật nên bổ sung quy định; về những người có thẩm quyền làm đại diện theo pháp luật; của doanh nghiệp, đồng thời, quy định tòa án; hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền; chỉ định người đại diện theo pháp luật trong một số trường hợp.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đưa ra những đề xuất sửa đổi cụ thể; đối với một số điều khoản quy định về quản trị doanh nghiệp; tại Dự thảo như: quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ; mô hình quản trị doanh nghiệp, số lượng thành viên hội đồng quản trị,…
– Về công khai hóa thông tin doanh nghiệp:
Đây là một vấn đề có được sự đồng thuận cao tại Hội thảo. Các đại biểu đều ủng hộ quan điểm công khai hóa thông tin; bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ thể tiếp cận thông tin; về doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự giám sát của bên thứ ba; đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Một số ý kiến của đại biểu cho rằng cơ quan đăng ký kinh doanh; nên mở rộng dịch vụ cung cấp thông tin cho cộng đồng; người dân và doanh nghiệp sẵn sàng chi trả phí; theo quy định để được tiếp cận những thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp. Trên thực tế, dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp; đã được thực hiện trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia kể từ tháng 4/2013. Tại đây, tất cả các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đều; có thể tìm kiếm thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp.
Đại biểu Trần Vũ Hải cũng nêu ý kiến đề nghị bỏ các quy định; về việc gửi thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp đến các cơ quan; có liên quan do việc này có thể được thực hiện thông qua trao đổi dữ liệu; đã có trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Ngoài ra, các vấn đề khác cũng đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi; và đưa ra đề xuất sửa đổi cụ thể tại Dự thảo Luật. Kết thúc Hội thảo, Ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; phát biểu ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực của các đại biểu. Đây sẽ là cơ sở để Ban soạn thảo xây dựng được những định hướng đúng đắn; phù hợp với yêu cầu thực tiễn để tham mưu cho Quốc hội trong quá trình hoàn thiện; Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).