Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (sửa đổi)

dự thảo luật doanh nghiệp luật đầu tư sửa đổi

Ngày 16/10/2014, tại Hà Nội, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Vụ Pháp chế tổ chức Hội thảo xin ý kiến về Dự thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi).

Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư như cán bộ một số Bộ, ngành, cán bộ làm đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư tại địa phương và đại diện của doanh nghiệp, công ty luật.

Phát biểu tại Hội thảo, Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng nói chung cũng như của các cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp nói riêng trong việc tham gia tham vấn, xây dựng Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư thời gian qua, góp phần nâng cao chất lượng chính sách đối với doanh nghiệp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, Hội thảo lần này được tổ chức ngay trước kỳ họp Quốc hội thứ 8 (tháng 10/2014) nhằm tổng hợp những ý kiến xác đáng, có ý nghĩa quan trọng để đưa vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trước khi đưa ra thảo luận tại Quốc hội.  Với ý nghĩa đó, những ý kiến trao đổi tại Hội thảo sẽ được chọn lọc tiếp thu nhằm đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

Chia sẻ quan điểm đó, Ông Phan Đức Hiếu – Trưởng ban Ban môi trường kinh doanh, CIEM, đồng thời là Tổ phó Tổ biên tập Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã nhấn mạnh quan điểm sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005 là tôn trọng tối đa quyền tự quyết của doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động kinh doanh.

Tại Dự thảo lần này (Dự thảo 12), một số quy định tiếp tục được thay đổi nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như:

Không yêu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN), đồng thời bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp; tách bạch Giấy chứng nhận đầu tư và GCN ĐKDN; tách bạch khái niệm vốn điều lệ doanh nghiệp và vốn đầu tư triển khai dự án;

Bổ sung thêm mô hình quản trị doanh nghiệp với công ty cổ phần; tăng cường các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ cổ đông; quy định chi tiết hơn về các đối tượng, trình tự, thủ tục thực hiện tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; bổ sung quy định về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp xã hội.

Hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực và cụ thể vào một số nội dung, bao gồm: đổi mới thủ tục đăng ký doanh nghiệp và việc ghi ngành, nghề trong GCN ĐKDN; lựa chọn số lượng người đại diện theo pháp luật, cải cách quy định về con dấu của doanh nghiệp; bổ sung nghĩa vụ báo cáo về hoạt động doanh nghiệp; quy trình giải thể doanh nghiệp, thu hồi GCN ĐKDN; cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin về doanh nghiệp; một số quy định của Luật Đầu tư có tác động trực tiếp tới nghiệp vụ của cơ quan đăng ký doanh nghiệp. 

Về việc ghi ngành, nghề trong GCN ĐKDN

Một số ý kiến tại Hội thảo tiếp tục nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc đăng ký và cập nhật ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo nghiệp vụ thống kê, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin khi doanh nghiệp gia nhập thị trường. Do đó, cần cân đối các quy định tại Dự thảo để một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, một mặt đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Về quy định số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quan điểm xây dựng Luật Doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp là người biết rõ nhất và chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước không nên hạn chế quyền lựa chọn số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chỉ nên có một người đại diện theo pháp luật để tránh các rủi ro và tranh chấp pháp lý.

Theo kinh nghiệm của một số luật sư tham gia Hội thảo, việc có nhiều người đại diện theo pháp luật là yêu cầu rất thực tiễn của doanh nghiệp. Khi hoạt động của doanh nghiệp càng lớn và càng tham gia vào nhiều lĩnh vực, số lượng người đại diện theo pháp luật cần tăng lên để đảm bảo tính chuyên trách và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Ông Lê Quốc Đạt (Văn phòng Luật sư Trí tuệ) cho rằng Luật cần quy định rõ cho phép doanh nghiệp chỉ định người đại diện với các vai trò khác nhau, thẩm quyền quyết định và phạm vi hoạt động khác nhau để tránh các tranh chấp phát sinh.

Về vấn đề quản lý, sử dụng con dấu tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Doanh nghiệp lần này đã đổi mới theo hướng cho phép doanh nghiệp tự quyết định việc sử dụng dấu, hình thức và nội dung con dấu. Theo đánh giá của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, quy định này đã thể hiện rõ tư duy cải cách, làm hạn chế “quyền lực vô hình” của con dấu và phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Tuy nhiên, trong nội dung trình bày về vấn đề này, cán bộ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cũng nhấn mạnh việc trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp cũng cần cân nhắc các yếu tố là đặc thù của môi trường kinh doanh Việt Nam như: hạ tầng công nghệ chưa phát triển để áp dụng rộng rãi các công cụ hỗ trợ xác định nhân thân như chữ ký điện tử, chữ ký số; công tác quản lý nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh tính pháp lý của văn bản trong các tranh chấp kinh doanh; yếu tố về văn hóa kinh doanh coi con dấu có tính xác tín nhiều hơn chữ ký cá nhân.

Đồng ý với quan điểm trên, Ông Từ Danh Trung (Trưởng phòng Phòng ĐKKD 3, Sở KH&ĐT Hà Nội)

Cho rằng muốn gỡ bỏ con dấu cần có lộ trình phù hợp, nếu cho phép doanh nghiệp; quyết định hình thức, nội dung con dấu thì cũng cần quy định chung; về giới hạn cho phép và phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, các ý kiến đề nghị bỏ quy định “Con dấu là tài sản của doanh nghiệp”; do con dấu không thể định giá, không thể thực hiện các chức năng của một loại tài sản.

Phần lớn các ý kiến đều nhất trí với quy định cho phép doanh nghiệp có nhiều con dấu; và việc quản lý con dấu như thế nào, ở đâu là trách nhiệm của doanh nghiệp. Luật sư Lê Quốc Đạt cho rằng con dấu có ý nghĩa biểu tượng đối với doanh nghiệp; đặc biệt là trong văn hóa kinh doanh của người Châu Á nên việc bãi bỏ con dấu; là điều khó thực hiện, mặt khác, nên cho phép doanh nghiệp có nhiều hơn một con dấu; và các con dấu được đánh số thứ tự để phân biệt.

Ngoài ra, để hạn chế vai trò của con dấu, cần quy định việc đồng thời; có con dấu và chữ ký để xác định tính pháp lý của văn bản. Những kiến nghị này sẽ được Ban Soạn thảo ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu tiếp thu.

Về vấn đề cung cấp báo cáo hoạt động của doanh nghiệp (Luật đầu tư sửa đổi)

Một số đại biểu từ các Phòng đăng ký kinh doanh địa phương; cho rằng quy định này sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực thi. Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng đăng ký kinh doanh Hải Dương; cho biết: “thực tế cho thấy số lượng doanh nghiệp cung cấp báo cáo hoạt động rất ít; chỉ chiếm 15% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động”.

Do đó, quy định này sẽ vừa làm khó cho doanh nghiệp, vừa khó cho cơ quan quản lý; vì không thể dùng biện pháp thu hồi GCN ĐKDN để áp dụng; cho phần lớn các doanh nghiệp không nộp đủ báo cáo. Các kiến nghị cho rằng có thể gộp chung báo cáo hoạt động; và báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế.

Mặt khác, nếu áp dụng các biện pháp chế tài; thì cần chia theo giai đoạn, có thể xử phạt hành chính; theo số ngày nộp muộn như một số nước trong khu vực. Về vấn đề này, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; cho rằng thời gian tới, sự phối hợp chia sẻ thông tin ;giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký doanh nghiệp; sẽ tiếp tục được tăng cường nhằm công khai hóa thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc quy định cụ thể về nghĩa vụ cung cấp thông tin hoạt động; của doanh nghiệp sẽ tiếp tục được nghiên cứu đưa vào Nghị định hướng dẫn Luật.

Về vấn đề giải thể, thu hồi GCN ĐKDN (Luật đầu tư sửa đổi)

Nhiều đại biểu đã nhận xét đây là một chức năng quan trọng của cơ quan đăng ký doanh nghiệp; nhưng đồng thời cũng vô cùng thách thức vì thực tế; cho thấy để giải thể hay thu hồi GCN ĐKDN của một doanh nghiệp là rất khó. Theo đại diện Phòng ĐKKD Hải Dương, việc thu hồi GCN ĐKDN; trong một số trường hợp như nộp báo cáo hoạt động muộn 6 tháng; là không khả thi do số lượng doanh nghiệp không nộp chiếm phần lớn.

Theo ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, quy định; về việc giải thể doanh nghiệp đã được đơn giản hóa; tại Dự thảo lần này, theo đó quy trình giải thể được thiết kế theo hướng “tự động”; với thời hạn tối đa để cơ quan đăng ký doanh nghiệp; thực hiện thủ tục xóa tên doanh nghiệp; là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được tự động giải thể sau 180 ngày; kể từ ngày doanh nghiệp ra quyết định giải thể, điều này đòi hỏi các cơ quan; đặc biệt là cơ quan thuế sẽ phải khẩn trương hơn; trong việc thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp.

Về việc góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài; của tổ chức kinh tế tại Việt Nam (Luật đầu tư sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) góp vốn; vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên; tại Sở KH&ĐT địa phương. Tuy nhiên, theo ý kiến của đại biểu, quy định về hồ sơ đầy đủ; bao gồm cả hợp đồng, thỏa thuận chuyển nhượng là không khả thi; do việc góp vốn, mua lại cổ phần chỉ mang tính chủ trương; do đó chỉ nên quy định hồ sơ thể hiện ý chí của NĐTNN về việc góp vốn.

Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh không có chức năng điều chỉnh thành viên; cổ đông của các loại hình kinh tế không thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

Một số ý kiến đề xuất nên tách bạch nhiệm vụ xác minh nhà đầu tư; và nghiệp vụ đăng ký thay đổi thành viên của cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp này. Đồng thời, nên cho phép NĐTNN được linh hoạt; trong việc lựa chọn thời điểm thành lập doanh nghiệp khi có dự án đầu tư.

Bên cạnh một số vấn đề nêu trên, các nội dung khác cũng; đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi; và đưa ra đề xuất sửa đổi cụ thể tại Dự thảo Luật. Kết thúc Hội thảo, Ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; phát biểu ghi nhận những ý kiến đóng góp trách nhiệm của các đại biểu. Đây sẽ là cơ sở để Ban soạn thảo tổng hợp; và tiếp thu tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (sửa đổi); trước khi trình Quốc hội thảo luận; và thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!