Chủ động triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ngày 10/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về các nhiệm vụ và giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020.
Thực hiện các yêu cầu nêu trong Nghị quyết số 35/NQ-CP, Chỉ thị số 14/CT-UBND nhấn mạnh
Các công việc mà UBND tỉnh, các cấp, các sở, ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp cần phải làm cụ thể, quyết liệt trong thời gian tới như: Nhất thiết phải xác định rõ doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của chính quyền, đối tượng nhận được sự hỗ trợ, đồng hành thật sự của chính quyền; quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu;
Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm); không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; xây dựng Phiếu khảo sát đo lường sự hài lòng về chất lượng thủ tục hành chính và tinh thần thái độ, chất lượng phục vụ của công chức để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đánh giá, nhận xét, góp ý.
Chỉ thị cũng yêu cầu Sở Thông tin – Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu giúp UBND tỉnh thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp.
Đây là việc được xác định phải làm ngay của tỉnh khi việc công khai đường dây nóng (Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp)
Hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh sẽ đồng thời giải quyết được nhiều nút thắt quan trọng như thực sự thực hiện chính phủ điện tử, đẩy mạnh đối thoại trực tuyến với người dân, cộng đồng doanh nghiệp, tăng tính công khai, minh bạch, tính giám sát, góp phần tăng cường sự chủ động phối hợp giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp, quy kết được trách nhiệm khi cần thiết.
Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, ngày 14/6/2016, phòng ĐKKD tỉnh Hải Dương đã ban hành Công văn số 1488/KHĐT- ĐKKD gửi cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư vấn, văn phòng luật sư .v.v. trong đó nêu một số giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao được số lượng doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử, những tiện ích nổi bật khi ứng dụng công nghệ này, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong giai đoạn tới.
Chỉ thị cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp; với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã; xây dựng Đề án “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 – 2020”.
Chỉ thị số 14/CT-UBNDcủa tỉnh Hải Dương được ban hành ngay sau khi có Nghị quyết số 35/NQ-CP
Chứng tỏ quyết tâm rất cao của tỉnh trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nói riêng; cải thiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) .v.v. nói chung.
Cùng với việc quyết liệt triển khai quyết liệt ba Nghị quyết; (là Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016; của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017; định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016; của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020); trong thời gian sắp tới UBND tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức gặp mặt doanh nghiệp; và ký cam kết giữa Chủ tịch UBND tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.