Doanh nghiệp trở lại hoạt động, tạm ngừng và giải thể 7 tháng đầu 2016

số doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

1. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2016

– Về tình hình chung:  

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2016 là 16.706 doanh nghiệp, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số hết sức khích lệ, cho thấy niềm tin của cộng đồng vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố. (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 5,8%).  

 Theo vùng lãnh thổ:

tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ

Trong 7 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phân theo vùng lãnh thổ tăng ở tất cả các vùng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất là 1.809 doanh nghiệp, tăng 104,6%; tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ với 6.678, tăng 80,9%; Đồng bằng Sông Hồng với 4.463 doanh nghiệp, tăng 56,5%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 2.471 doanh nghiệp, tăng 56,2%; Tây Nguyên với 548 doanh nghiệp, tăng 54,8% và Trung du và miền núi phía Bắc là 737 doanh nghiệp, tăng 20,8%.      

 – Theo lĩnh vực hoạt động:

tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

Qua số liệu tại Bảng 3 cho thấy tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2016 tăng ở tất cả các ngành so với cùng kỳ năm trước, một số ngành có tỷ lệ tăng cao là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 173 doanh nghiệp, tăng 150,7%; Giáo dục và đào tạo có 274 doanh nghiêp, tăng 109,2%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 367 doanh nghiệp, tăng 103,9%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 869 doanh nghiệp, tăng 88,9%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 856 doanh nghiệp, tăng 73,3%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 6.238 doanh nghiệp, tăng 68,5%;…    

2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 7 tháng đầu năm 2016

– Về tình hình chung:  

+ Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 13.656 doanh nghiệp, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp này sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng sẽ quay trở lại tình trạng hoạt động kinh doanh.  

+ Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước là 22.550 doanh nghiệp, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Theo loại hình doanh nghiệp:

+ Trong số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn có 5.101 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 37,4%; có 4.504 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 33,0%; có 1.507 doanh nghiệp tư nhân chiếm 11,0% và 2.544 công ty cổ phần chiếm 18,6%.  

+ Đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể có 9.300 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 41,2%; có 7.120 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 31,6%, có 2.042 doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,1%; có 4.088 công ty cổ phần chiếm 18,1%.

– Theo quy mô vốn:

Theo số liệu thống kê tại Bảng 4 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,8% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. So sánh với cùng kỳ của năm 2015 thì số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ giảm 0,6%.    

theo quy mô vốn

– Theo vùng lãnh thổ:

sô doanh nghiệp tạm ngưng theo vùng lãnh thổ

Qua số liệu tại Bảng 5 cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2016 chỉ có vùng Đông Nam Bộ là có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể tăng với 11.056 doanh nghiệp, tăng 41,7%. Các vùng còn lại đều có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước.

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Qua số liệu thống kê tại Bảng 6, cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2016 số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể tăng ở một số ngành, nghề so với cùng kỳ năm trước, gồm có: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 525 doanh nghiệp, tăng 352,6%; Thông tin và truyền thông có 604 doanh nghiệp, tăng 34,5%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 10.058 doanh nghiệp, tăng 19,6%; Giáo dục và đào tạo có 328 doanh nghiệp, tăng 10,1%; Khai khoáng có 1.056 doanh nghiệp, tăng 6,6% và Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 1.086 doanh nghiệp, tăng 0,6%.

Ngược lại với các ngành trên, các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm so với cùng kỳ, cụ thể:

Hoạt động dịch vụ khác có 375 doanh nghiệp, giảm 41,3%; Kinh doanh bất động sản có 181 doanh nghiệp, giảm 41,0%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 263 doanh nghiệp, giảm 22,0%; Xây dựng có 2.852 doanh nghiệp, giảm 19,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 59 doanh nghiệp, giảm 18,1%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 102 doanh nghiệp, giảm 17,7%;…    

số doanh nghiệp tạm ngưng theo lĩnh vực hoạt động

3. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2016

– Về tình hình chung:

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2016 của cả nước là 6.422 doanh nghiệp, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp giải thể giảm 2,7%).

– Theo loại hình doanh nghiệp:

Trong tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước trong 7 tháng đầu năm 2016 có 2.591 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 40,3%; có 1.912 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,8%; có 1.070 doanh nghiệp tư nhân chiếm 16,7% và có 848 công ty cổ phần chiếm 13,2% và có 01 công ty hợp danh chiếm 0,02%.

– Theo quy mô vốn:

Trong 7 tháng đầu năm 2016, theo số liệu tại Bảng 7 cho thấy số lượng doanh nghiệp giải thể; phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ; dưới 10 tỷ đồng là 5.987 doanh nghiệp; chiếm tỷ lệ 93,2% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước, tăng 17,5%; so với cùng kỳ năm 2015.  

số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn

– Theo vùng lãnh thổ:

doanh nghiệp trở lại hoạt động số doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ

Qua số liệu tại Biểu đồ 6, cho thấy tình hình doanh nghiệp đăng ký giải thể; trong 7 tháng đầu năm 2016 tăng tại một số vùng trong cả nước; so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: vùng Đông Nam Bộ có 2.913 doanh nghiệp, tăng 63,1%; Đồng bằng Sông Hồng có 1.134 doanh nghiệp, tăng 13,1% và Tây Nguyên có 189 doanh nghiệp, tăng 5,0%. Ở chiều ngược lại, Đồng bằng Sông Cửu Long có 956 doanh nghiệp, giảm 21,2%; Trung du và miền núi phía Bắc có 326 doanh nghiệp, giảm 10,1% và Bắc Trung Bộ; và duyên hải miền Trung có 904 doanh nghiệp, giảm 0,6%.

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Phân theo lĩnh vực hoạt động, trong 7 tháng đầu năm 2016; một số ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm; so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Thông tin và truyền thông có 245 doanh nghiệp, giảm 18,1%; Kinh doanh bất động sản có 67 doanh nghiệp, giảm 5,6%; Xây dựng có 624 doanh nghiệp, giảm 4,4%. Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng so với cùng kỳ.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!