Các nguyên nhân các doanh nghiệp ngừng hoạt động 10 tháng đầu 2018

doanh nghiệp ngừng hoạt động

Việc gia tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 10 tháng đầu năm 2018 chịu sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đối với doanh nghiệp cũng như quy luật vận động của nền kinh tế thị trường.

1- Tình hình đăng ký doanh nghiệp 10 tháng năm 2018

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng năm nay là 924.791 lao động, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

  Biểu đồ: So sánh tình hình DN thành lập mới trong 10 tháng đầu năm (Từ năm 2014-2018)

doanh nghiệp ngừng hoạt động

So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy số lượng thành lập doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký giữ xu hướng liên tục tăng (Biểu đồ).

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm là 3.161.090 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 1.115.952 tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2017) và 2.045.138 tỷ đồng (tăng 44,6%) thông qua 35.838 lượt đăng ký tăng vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động (tăng 21,4%).

Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2018 là 27.935 doanh nghiệp, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 10 tháng năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 24.467 doanh nghiệp, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2017; số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 53.937 doanh nghiệp, tăng 62,6%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 13.307 doanh nghiệp, tăng 35,9%.  

Các số liệu nói trên cho thấy, bên cạnh số doanh nghiệp gia nhập thị trường và quay trở lại hoạt động vẫn trong xu thế tăng, thì số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và giải thể vẫn còn ở mức khá cao, vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này. Phần viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích một số nguyên nhân chính và đề ra các giải pháp khắc phục.

2 – Một số nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng cao trong 10 tháng năm 2018

– Thứ nhất, những hạn chế cố hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả, dẫn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp.

Hạn chế về tầm nhìn chiến lược, năng lực quản trị, tính đổi mới sáng tạo, năng suất lao động là những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cụ thể:

+ Về năng suất lao động: Theo kết quả thống kê tình hình KT-XH năm 2017 của Tổng cục Thống kê, trong thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao, tuy nhiên, vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia, 56,7% của Philippines và bằng 87,4% của Lào.

+ Về tính năng động và đổi mới sáng tạo: Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố ngày 19/10/2018, điểm số Tính năng động của doanh nghiệp (Business Dynamism) đạt 53,7/100 điểm, đứng thứ 101/140 nền kinh tế; điểm số Năng lực đổi mới (Innovation Capability) của Việt Nam ở mức thấp, chỉ đạt 33,4/100 điểm, đứng thứ 82/140.

Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (xây dựng dựa trên phương pháp tiếp cận Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu GEM)

Cho thấy chỉ số đổi mới trong các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ở mức rất thấp, xếp thứ 50/60 nền kinh tế. Cụ thể, ở giai đoạn khởi nghiệp, chỉ có 4,8% sản phẩm được xem là mới, 4,4% là công nghệ mới, 2,2% là thị trường mới. Khi bước vào giai đoạn kinh doanh ổn định thì ba yếu tố chính này còn giảm xuống mức thấp hơn, chỉ còn chiếm từ 0,5 đến 2,8%.

– Thứ hai, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp còn kém.

Theo thông tin báo cáo tại Tờ trình số 83/TTr-BTC ngày 20/7/2018 của Bộ Tài chính về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, tính đến 31/12/2017, có 14.816 doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa điểm đăng ký nhưng không thực hiện thủ tục giải thể theo quy định.

Theo nhận định của Bộ Tài chính tại Tờ trình nói trên, một bộ phận chủ doanh nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh đã có sự lựa chọn chưa phù hợp về ngành nghề, nguồn vốn “mỏng”, chủ yếu là vốn vay ngân hàng; khi tình hình kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán nên đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, bỏ trốn để trốn tránh các nghĩa vụ về thuế và thanh toán các khoản nợ.

Đồng thời, cũng tồn tại một bộ phận người dân lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật về đầu tư kinh doanh để trục lợi thông qua việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động kinh doanh bất chính (như mua bán hóa đơn VAT); những doanh nghiệp này sau đó ngừng hoạt động mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước.

Số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN; cho thấy số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động; không đăng ký hoặc chờ giải thể luôn chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt, trong 10 tháng năm 2018, số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm này tăng 62,6% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh việc cho thấy vẫn còn nhiều trở ngại đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, số liệu trên cũng thể hiện rằng ý thức tuân thủ quy định pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp còn kém khi không chủ động đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước.

Việc này gây ảnh hưởng đến lợi ích của chính cộng đồng doanh nghiệp; bởi, khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh theo đúng quy định; mọi quyền lợi của pháp nhân doanh nghiệp; sẽ được pháp luật bảo vệ, đồng thời, những rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp; sẽ được cơ quan quản lý nhà nước; ghi nhận kịp thời để có sự điều chỉnh chính sách phù hợp; giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

– Thứ ba, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến; về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký; hoặc chờ giải thể là do việc triển khai công tác rà soát; đối với các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động tại trụ sở từ lâu; nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Kể từ tháng 4/2018 đến nay; các địa phương trên cả nước đang tích cực triển khai công tác rà soát; nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập từ rất lâu nhưng không còn hoạt động; sau khi rà soát, những doanh nghiệp đó được chuyển sang tình trạng chờ giải thể. Trong 10 tháng đầu năm 2018, trên cả nước có 53.937 doanh nghiệp ngừng hoạt động; không đăng ký hoặc chờ giải thể, trong đó có 37.722 doanh nghiệp ngừng hoạt động; không đăng ký và 16.215 doanh nghiệp chờ giải thể.

– Thứ tư, quy luật cạnh tranh, thanh lọc, đào thải của thị trường. 

Trong mọi nền kinh tế thị trường luôn có một tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới; và doanh nghiệp bị giải thể, phá sản; việc đào thải, thanh lọc là một quy luật khách quan của nền kinh tế. Theo đó, những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ; để thay vào đó là những doanh nghiệp mới với những ý tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, nền kinh tế Việt Nam lại là một nền kinh tế năng động; đang có nhiều triển vọng, khoa học công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay; thì sức ép đối với doanh nghiệp càng lớn, tính cạnh tranh, thanh lọc càng thể hiện rõ rệt.

– Thứ năm, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện đáng kể; nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Những kết quả cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận; tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; như: quy định pháp lý về đầu tư, kinh doanh vẫn còn những chồng chéo, bất cập; quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh; vẫn là rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp; doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như tín dụng, đất đai; hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó dễ cho doanh nghiệp vẫn còn xảy ra…

Kết quả một khảo sát thuộc dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam; tăng cường tiếp cận tín dụng, thông qua nâng cao năng lực quản trị; và minh bạch hoạt động tài chính” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI; thực hiện trong năm 2018 cho thấy tình trạng doanh nghiệp; khó tiếp cận được vốn đến từ cả phía doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Cụ thể, doanh nghiệp thiếu khả năng hoạch định chiến lược làm giảm độ tin cậy; về tính khả thi của dự án đầu tư, thiếu minh bạch; về tài chính làm giảm mức độ tín nhiệm; về phía các tổ chức tín dụng thì hồ sơ cho vay vốn còn phức tạp; lãi suất cho vay cao, đánh giá rủi ro chưa phù hợp.

3- Một số giải pháp

Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế tình trạng tăng cao; về doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, trong thời gian tới; cần tích cực triển khai một số giải pháp như sau:

– Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Trong đó chú trọng giải quyết một cách thực chất, có hiệu quả những vấn đề; có tác động lớn, trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp; như: tiếp tục cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh; đơn giản hóa, hợp lý hóa quy trình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; giải quyết khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; như tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ;

– Thứ hai, cần có sự nghiên cứu đánh giá, dự báo các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng vận động

Khả năng phát triển của các lĩnh vực đầu tư kinh doanh; để có sự điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp. Một số lĩnh vực cần có được sự quan tâm đặc biệt; hiện nay là xây dựng, bán lẻ và công nghiệp chế biến, chế tạo.

– Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện quy định về giải thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Cụ thể là: bổ sung quy định; hướng dẫn về thủ tục giải thể đối với các doanh nghiệp hoạt động; theo Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bổ sung quy định cho phép giãn thời gian thanh lý hợp đồng; và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; xem xét lại sự cần thiết của việc yêu cầu doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ; rồi mới được nộp hồ sơ giải thể.

– Thứ tư, tăng cường chất lượng công tác hậu kiểm thông qua việc bổ sung nguồn lực con người

Cải thiện hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành, giải quyết tình trạng chồng chéo; về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động hậu kiểm. Các cơ quan quản lý nhà nước; cần phối hợp và nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác hậu kiểm. Theo đó, các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp; thực hiện quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể; thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp; thuộc lĩnh vực mình quản lý. Đồng thời, cần đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp; thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

– Thứ năm, đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; một cách toàn diện (về khả năng tiếp cận các nguồn lực, năng lực quản trị; hoạch định chiến lược, ý thức tuân thủ pháp luật…) để nâng cao sức cạnh tranh.

Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng để góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ; với doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để doanh nghiệp Việt Nam; tham gia vào chuỗi liên kết của doanh nghiệp FDI.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!