Doanh nghiệp gia nhập thị trường rút ngắn kỷ lục trong điều tra PCI 2015

doanh nghiệp gia nhập thị trường rút ngắn kỷ lục

PCI 2015 là Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm thứ 11 liên tiếp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Năm nay, với hơn 11.700 lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát, Báo cáo PCI 2015 đã cho thấy những điểm sáng tích cực trong kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương cũng như đối với mỗi chỉ số thành phần mà Báo cáo này đo lường. Trong đó, đối với chỉ số Gia nhập thị trường, thời gian chờ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được đánh giá là “rút ngắn ở mức kỷ lục trong vòng 11 năm điều tra PCI”.

Bảng xếp hạng PCI

Lần đầu tiên sau 4 năm, khoảng cách giữa nhóm đầu bảng và cuối bảng đã bắt đầu được nới rộng, cho thấy tín hiệu các tỉnh thuộc nhóm đầu đang nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế mới.

Năm nay, Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu với điểm số 68,34. Trung tâm hành chính tập trung của thành phố này đi vào hoạt động từ tháng 9/2014 đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Những kết quả này đã được ghi nhận trong điều tra PCI 2015 khi đa số các chỉ tiêu đo lường chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính của Đà Nẵng đều cải thiện.

Đà Nẵng đã xây dựng mô hình chính quyền điện tử, thúc đẩy phát triển nhanh các dịch vụ trực tuyến, hiện đại hóa quản lý hành chính công, giám sát được hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Đà Nẵng cũng là địa phương thực hiện “Năm doanh nghiệp” từ năm 2014 và tiếp tục duy trì trong năm 2015, xác định rõ quan điểm coi sự phát triển của doanh nghiệp là động lực phát triển thành phố trong tương lai.

doanh nghiệp gia nhập thị trường bảng xếp hạng pci

Tiếp sau Đà Nẵng là Đồng Tháp duy trì vị trí thứ 2 với 66,39 điểm

Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp Đồng tháp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đừng đầu PCI cả nước. Với những nỗ lực của mình, Đồng Tháp đang từng bước xác lập hình ảnh một chính quyền gần dân và doanh nghiệp. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Đồng Tháp đã chú trọng xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, xem hành chính là để phục vụ xã hội, phục vụ người dân.

Bên cạnh những mô hình như “Nụ cười công sở”, “Ngày thứ sáu nghe dân nói”, UBND tỉnh gần đây đã ban hành kế hoạch giảm 30% số cuộc hội, họp để lãnh đạo các ngành, các địa phương có nhiều thời gian đi cơ sở tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Ba địa phương còn lại nằm trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu PCI là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai. Ở các địa phương này, Báo cáo PCI 2015 đều ghi nhận có sự cải thiện mạnh mẽ trong thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh.

Hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt đứng ở vị trí thứ 6 và 24; trong đó, Hà Nội đã tăng 2 bậc so với kết quả xếp hạng năm 2015.

Năm 2015, nhóm cuối Bảng xếp hạng PCI có ít thay đổi, gồm Đắk Nông; còn lại vẫn là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu và Bắc Kạn. Đáng lo ngại, những tỉnh này cũng đồng thời nằm trong nhóm tỉnh có nhiều hạn chế; về địa lý và cơ sở hạ tầng kém phát triển. Cải thiện chất lượng điều hành có thể coi là con đường tương đối ngắn, thuận tiện hơn; và đòi hỏi nguồn lực ít hơn để các tỉnh này; trở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư.

Các chỉ số thành phần PCI

Khảo sát PCI 2015 ghi nhận sự cải thiện ở các lĩnh vực Gia nhập thị trường; Tính minh bạch, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và Chi phí thời gian. Trong đó, Gia nhập thị trường là chỉ số được đánh giá tốt nhất; và vượt xa các chỉ số thành phần khác với 8,47 điểm. Tiếp theo là Chi phí thời gian (6,59 điểm) và Tính minh bạch (6,14 điểm).

thay đổi điểm số của các chỉ số thành phần PCI

Đối với chỉ số Gia nhập thị trường, thời gian chờ đăng ký; và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đã được rút ngắn ở mức kỷ lục trong vòng 11 năm điều tra PCI (Doanh nghiệp gia nhập thị trường).

Hiện nay, kể cả thời gian chuẩn bị hồ sơ và đi lại, một doanh nghiệp trung bình; chỉ mất 8 ngày để có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong tay; thay vì 10-12 ngày như trước đây.

Thời gian để chuẩn bị và hoàn tất sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng giảm; từ 7 xuống 5 ngày (con số thời gian này đo lường tổng thời gian; mà doanh nghiệp chuẩn bị, nộp hồ sơ và sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Từ khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp; chỉ mất tối đa 03 ngày để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Bảng dưới đây liệt kê danh sách các địa phương đứng đầu; và đứng cuối 10 lĩnh vực điều hành kinh tế trong PCI. Theo đó, gương mặt các địa phương xuất sắc đa dạng hơn; không chỉ là các tỉnh đứng đầu trong bảng xếp hạng tổng thể. Đáng lưu ý, đứng đầu chỉ số thành phần Gia nhập thị trường năm nay; là Hậu Giang với điểm số rất cao (9,23 điểm).

Triển vọng kinh doanh khởi sắc (Doanh nghiệp gia nhập thị trường)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Kết quả điều tra PCI 2015; cho thấy dấu hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp trong nước tăng quy mô đầu tư vốn tiếp tục tăng nhẹ (10,9%). Lần đầu tiên trong vòng 10 năm, quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp; đã tăng đến mức cao nhất, trung bình là 16,5 tỉ đồng; gấp đôi so với quy mô của năm 2006. Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động; cũng tăng gần gấp đôi (12%) so với mức đáy của năm 2012.

Doanh nghiệp lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh: Năm 2015, gần một nửa (49%) doanh nghiệp; dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới; lần lượt tăng 3% và 16% so với năm 2014 và 2013. Đây cũng là mức cao nhất của chỉ tiêu này; trong vòng 5 năm công bố báo cáo PCI gần đây.

Trải qua 11 năm, có thể nói, PCI đã cơ bản khẳng định được sự tin cậy; và trở thành tập hợp “tiếng nói” quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp

Dân doanh trong nước về chất lượng điều hành, môi trường đầu tư và kinh doanh. Cải thiện PCI không còn là nỗ lực riêng của các địa phương; mà chính thức trở thành yêu cầu từ chính quyền trung ương.

Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014, 2015 của Chính phủ đã coi cải thiện PCI; là một trong những giải pháp mà chính quyền các địa phương cần thực hiện; để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2015-2016. Hầu hết các địa phương đều đã chọn việc cải thiện các tiêu chí của PCI; làm nền tảng cho hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Với xu hướng đó, hy vọng rằng, trong thời gian tới, chất lượng cải cách; điều hành kinh tế của cả nước sẽ tiếp tục khởi sắc.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!