Ngày 20/9/2016, Bộ KH&ĐT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Huy Đông. Những số liệu về đăng ký doanh nghiệp, những cải thiện về chất lượng dịch vụ công tại các địa phương là các dẫn chứng thực tế và sinh động về những tác động tích cực của hai đạo luật trên đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
Kết quả đạt được sau một năm triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014
Cùng với hàng loạt các đạo luật quan trọng như Luật đấu thầu, Luật kinh doanh bất động sản, Luật phá sản, các Luật về thuế…, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Giải phóng quyền tự do kinh doanh
Với tư tưởng cải cách sâu rộng, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; đã lan tỏa một luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh. Trong suốt 12 tháng triển khai vừa qua, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng liên tục hai con số so với cùng kỳ và số vốn cam kết đưa vào thị trường duy trì ở mức cao cho thấy doanh nghiệp vẫn tiếp tục tin tưởng và nhìn thấy nhiều cơ hội kinh doanh từ thị trường. Báo cáo tại Hội nghị, Ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết, những quy định mang tính cải cách mạnh mẽ của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã “giải phóng quyền tự do kinh doanh”.
Trong vòng 01 năm từ khi thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (1/7/2015 – 1/7/2016), cả nước đã có hơn 105.975 doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn 767.900 tỷ đồng, bình quân vốn là 7,25 tỷ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,8%, vốn đăng ký mới cũng tăng trên 42% và bình quân vốn tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, trong trong giai đoạn này cũng đã có 23.950 lượt doanh nghiệp tăng vốn điều lệ với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 690 nghìn tỷ đồng.
Thủ tục hành chính thuận lợi, thân thiện
Bên cạnh việc phát huy nội lực của cộng đồng doanh nghiệp, nỗ lực của hệ thống cơ quan đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh đã đóng góp một phần lớn tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ này. Trong đó, sự thay đổi đáng kể nhất là chất lượng dịch vụ công thể hiện ở thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh và thái độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ nghiệp vụ tại các địa phương.
Hà Tĩnh là địa phương xử lý hồ sơ doanh nghiệp nhanh nhất chỉ trong 1 ngày; Tiền Giang là 1,3 ngày; Hậu Giang là 1,32 ngày và Đà Nẵng là 2,52 ngày. Thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới của cả nước là 2,9 ngày. Tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên và tỷ lệ hồ sơ được trả kết quả đúng hẹn cũng tăng lên đáng kể (Bảng dưới).
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử cũng đã được cải thiện; trong đó, Thủ đô Hà Nội đạt bước tiến ấn tượng nhất, chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành địa phương có số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cao nhất trên cả nước, đạt tỷ lệ 40% (Biểu đồ dưới).
Tại một số địa phương đã áp dụng những sáng kiến tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Ở Hà Nội, từ cán bộ đến lãnh đạo Sở KH&ĐT thường xuyên trao đổi, vận động doanh nghiệp tìm hiểu
Thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Khi lần đầu doanh nghiệp đến làm thủ tục, nếu chưa biết đến tiện ích trên thì sẽ được cán bộ ĐKKD hướng dẫn về việc lựa chọn nộp hồ sơ giấy hay hồ sơ qua mạng. Nếu doanh nghiệp chọn nộp hồ sơ qua mạng thì nhân viên ngồi tại quầy, hỗ trợ chi tiết cho đến khi doanh nghiệp khai xong hồ sơ trên máy. Sau lần đầu tiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngồi tại nhà để thực hiện thủ tục. Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng sẽ được giải quyết trong vòng 02 ngày thay vì 03 ngày như quy định.
Tại Hà Tĩnh, Phòng ĐKKD được đặt tên là “Cơ quan đăng ký kinh doanh vui vẻ”. Theo đó doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận ngay trong ngày, có thể nói là nhanh nhất trong cả nước. Đại diện Sở KH&ĐT Hà Tĩnh cho biết, không chỉ trông chờ vào chính sách của Trung ương, Tỉnh đã chủ động ban hành 19 nghị quyết, quyết định về hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, tỉnh miễn toàn bộ phí, lệ phí cho doanh nghiệp, bao gồm lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí đăng bố cáo, phí đăng công bố con dấu
Ngoài ra, doanh nghiệp được hỗ trợ phần mềm kế toán và được nhận khoản hỗ trợ từ 10-15 triệu đồng tiền vốn nếu có phương án sản xuất kinh doanh tốt. Bên cạnh đó là các chính sách thu hút đầu tư như hỗ trợ đất, giải phóng mặt bằng, các cuộc đối thoại để đề xuất các phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng được tổ chức thường xuyên.
Hải Dương lại là một địa phương điển hình trong việc tích cực tuyên truyền, phổ biến khung khổ pháp lý mới về đầu tư, kinh doanh. Theo đó, cán bộ Sở KH&ĐT tham gia nghiên cứu, tiếp cận luật và các văn bản hướng dẫn ngay từ quá trình xây dựng dự thảo để nắm bắt nguyên lý cốt lõi của các quy định mới, từ đó, tích cực phổ biến đến người dân, doanh nghiệp bằng nhiều phương thức như báo chí, truyền thanh, truyền hình, công bố trên website của Sở KH&ĐT, tổ chức hội thảo.
Nhờ đó, hiệu quả triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trên địa bàn đã đạt được tương đối tốt: số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD đều tăng so với cùng kỳ, đưa tổng số doanh nghiệp của Hải Dương lên tới gần 10.000 doanh nghiệp (9.300 doanh nghiệp trong nước và gần 350 dự án FDI, các chi nhánh .v.v.); thực sự chuyển từ tư duy “quản lý” sang “phục vụ” đối với doanh nghiệp.
Tại Đà Nẵng, sau một năm thi hành hai Luật, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại địa phương đã tăng 44%, trong khi số vốn tăng 17%.
Điều này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ của luật đã tạo điều kiện mở ra môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đà Nẵng cũng khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 3 ngày xuống còn 1-2 ngày.
Những kết quả trên ghi nhận nỗ lực lớn của lãnh đạo, cán bộ các cơ quan đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh và của cả cộng đồng doanh nghiệp khi cùng sát cánh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ban đầu và vượt qua một năm đầy thách thức. Những vấn đề về thời gian, số lượng hồ sơ tăng đột biến (khối lượng công việc tăng 40%), sự thiếu hụt nguồn lực chỉ là một phần trong những áp lực mà cán bộ đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư phải vượt qua. Nhưng qua khó khăn, đã thấy các địa phương có nhiều sáng kiến cải tiến trong tổ chức, sắp xếp và ý thức trách nhiệm từ cấp trung ương đến địa phương được nâng lên.
Tại Hội nghị, Ông Đặng Huy Đông – Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã đánh giá cao và biểu dương những cố gắng
Nỗ lực của các địa phương trong thời gian qua. Việc doanh nghiệp tham gia vào thị trường tăng cao cũng chính là một sự khích lệ, một sự ghi nhận của cộng đồng đối với những thay đổi chính sách và công tác triển khai một năm qua.
Tuy vậy, từ một khía cạnh khác, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng nhận định rằng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao chưa nói lên chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên cạnh tranh như một xu thế tất yếu. Các cơ hội kinh doanh liên tục xuất hiện nhưng cũng sẽ thay đổi, chuyển biến không ngừng, tạo nên những thách thức, yêu cầu cao về khả năng thích ứng, linh hoạt, năng lực đổi mới, cải tiến nội tại của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là đòi hỏi mà Luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan phải ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với thực tiễn.
Một số điểm cần sửa đổi, bổ sung của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014
Có thể nói sau một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; bên cạnh những thành tựu thì cũng đã xuất hiện những vướng mắc, tồn tại. Những tư tưởng cải cách tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp còn chưa phát huy hết hiệu quả. Một số văn bản pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa phù hợp với tinh thần cải cách của Luật Đầu tư, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường,… Còn chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý.
Đặc biệt là thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng là chuỗi thủ tục tồn tại; nhiều khó khăn nhất cho doanh nghiệp và là một trong những “nút thắt” cần phải tháo gỡ. Chính vì vậy, việc nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung; một số Luật về đầu tư, kinh doanh nhằm khắc phục những điểm còn chưa thống nhất; giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành cần được đẩy nhanh; để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ việc triển khai hai Luật trên đạt mục tiêu và hiệu quả như kỳ vọng.
Trong đợt sửa các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh lần này, mục tiêu; về cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được cụ thể hóa; hướng đến tăng cường tính liên thông, đồng bộ giữa các thủ tục đầu tư; và các thủ tục liên quan khác, chuyển mạnh phương thức quản lý nhà nước; từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Đối với Luật Doanh nghiệp:
Trình bày về định hướng sửa Luật Doanh nghiệp 2014; Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT) cho biết; phương thức sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; chủ yếu liên quan nội dung kỹ thuật, tập trung; vào một số quy định chưa cụ thể, chưa rõ ràng; tương thích giữa Luật DN và Luật; có liên quan trên các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, luật sư, công chứng.
Về đăng ký doanh nghiệp: Thống nhất thủ tục đăng ký doanh nghiệp; theo Luật doanh nghiệp, không phân biệt loại hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư. Trên thực tế, một số hoạt động kinh doanh; như chứng khoán, bảo hiểm, giám định tư pháp, luật sư, công chứng… Hoạt động dưới các hình thức doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp; nhưng lại thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định riêng; và tại cơ quan khác, dẫn đến các vấn đề: thông tin doanh nghiệp; bị phân tán, hệ thống quản lý riêng; một số cải cách của Luật Doanh nghiệp không áp dụng được (chẳng hạn như cải cách về con dấu).
Về người đại diện theo pháp luật: Quy định rõ việc doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trước bên thứ ba trong trường hợp doanh nghiệp; có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật và lạm quyền khi thiết lập giao dịch.
Về quyền của cổ đông: Quy định rõ hơn quyền của của cổ đông trong việc tiếp cận thông tin; về cổ đông trong công ty (quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 chưa thật rõ ràng; dẫn đến cổ đông “nhỏ” khó tiếp cận thông tin của các cổ đông khác; trong công ty nhằm liên kết cổ đông; giảm hiệu lực quy định về bảo vệ cổ đông nhỏ của Luật Doanh nghiệp).
Đối với Luật Đầu tư:
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ KH&ĐT), Ông Quách Ngọc Tuấn; phân tích những tồn tại, vướng mắc của Luật Đầu tư 2014; cũng như giữa Luật này với các luật chuyên ngành liên quan; đồng thời, cho biết định hướng sửa đổi, bổ sung; tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh.
Về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Dự thảo Luật bãi bỏ 50 ngành, nghề không cần thiết; phải quy định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; hoặc trùng lặp với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác; chuẩn hóa tên gọi của 29 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; và bổ sung 14 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới. Tổng số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ còn 231 ngành,nghề; (giảm 36 ngành, nghề so với Danh mục hiện hành).
Sửa đổi, bổ sung, làm rõ một số khái niệm, bao gồm khái niệm; về: Đầu tư, Kinh doanh, Điều kiện kinh doanh, Điều kiện đầu tư; đối với nhà đầu tư nước ngoài, Tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài.
Về quyết định chủ trương đầu tư: Làm rõ chủ trương đầu tư; là một bước trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Loại bỏ một số dự án thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng; và bổ sung một số dự án vào loại này (như dự án thuộc thẩm quyền; quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh nằm trên 2 tỉnh); bổ sung vào diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; đối với các dự án nước ngoài sử dụng đất ở địa bàn nhạy cảm; dự án sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng môi trường; đưa dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao ra khỏi diện quyết định chủ trương đầu tư; làm rõ nội dung thẩm định, giá trị pháp lý của quyết định chủ trương đầu tư.
Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Làm rõ các bước thực hiện; mối quan hệ giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp; và dự án đối với việc thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài; điều chỉnh một số quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; làm rõ các trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quan hệ giữa đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh.
Tổng kết một năm thi hành Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014
Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhận định những kết quả đã đạt được là rất đáng ghi nhận; tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt vẫn còn rất nhiều, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước; cần nỗ lực hơn nữa, cần mạnh dạn hơn nữa trong đề xuất giải pháp, chủ động; tích cực phối hợp, loại bỏ những rào cản pháp lý không còn phù hợp; gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Trong mỗi nhiệm vụ được giao, cần không ngừng nâng cao tính minh bạch; trách nhiệm thực thi, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm cá nhân. Trong nhiệm kỳ mới của mình, Chính phủ đã đề ra phương hướng; xây dựng một Chính phủ liêm chính, Chính phủ hành động, kiến tạo và phục vụ. Để làm được điều đó, mỗi cán bộ nhà nước cần; là những cán bộ liêm chính, hành động, kiến tạo và phục vụ, thực sự cống hiến; và thực sự vì lợi ích chung của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp.
Những nội dung tổng kết một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014
Đã làm rõ những tác động tích cực cũng như những tồn tại và định hướng điều chỉnh, sửa đổi; đối với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014. Nhìn lại một năm qua, có thể thấy nỗ lực của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước; trong việc cụ thể hóa tư tưởng cải cách và quyết tâm đổi mới; vì người dân, vì doanh nghiệp của Chính phủ.
Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng và doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng; trong việc tham mưu, kiến nghị và phối hợp triển khai thi hành Luật; góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh năng động, linh hoạt; cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Sự tham gia, phối hợp hiệu quả giữa cơ quan quản lý và cộng đồng; chính là một trong các yếu tố tạo nên những kết quả bước đầu; sau một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014.