Điều kiện để tư vấn giám sát thi công trạm biến áp 35 KV

Điều kiện để tư vấn giám sát thi công trạm biến áp 35 KV. Đối tượng nào được phép tư vấn giám sát thi công trạm biến áp.


Tóm tắt câu hỏi:

Em học đại học chuyên ngành công nghệ chế tạo máy, bằng thạc sỹ chuyên ngành tự động hóa thì em có làm tư vấn giám sát công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV được không? Em cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tư vấn giám sát công trình đường dây và trạm biến áp là ngành nghề cần xin giấy phép hoạt động theo quy định Luật điện lực 2004Luật điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012.

* Điều 28 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực:

Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

Xem thêm: Giám sát tác giả là gì? Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Như vậy, trước tiên bạn phải thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

* Điều 44 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp:

Xem thêm: Biên bản kiểm tra an toàn thực thẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp, ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tổ chức xây dựng.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ trì thực hiện giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát trong lĩnh vực chứng khoán

– Đối với cấp điện áp 35Kv, cần có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

* Hồ sơ cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu số 01 – Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực).

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính (theo Mẫu 7a – Thông tư 10/2015/TT-BCT); Bản sao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

* Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương cấp tỉnh nơi tổ chức có trụ sở.

Xem thêm: Quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:  

– Thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực

– Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực

– Trách nhiệm của đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 0274.2203.888  để được giải đáp.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!