Diễn đàn Đăng ký kinh doanh Asean 2016: Bài học rút ra cho Việt Nam

diễn đàn Đăng ký kinh doanh Asean 2016

Ngày 18-19/10/2016, tại Kuala Lumpur – Malaysia đã diễn ra Hội thảo kỹ thuật lần thứ 2 năm 2016 của Diễn đàn đăng ký kinh doanh khu vực ASEAN. Tham dự Hội thảo có đại diện các nước bạn: Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Newzealand, Cộng hòa liên bang Đức, Qatar, Cộng hòa Maldives, Cộng hòa Vanuatu, Quốc đảo Solomon, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Chương trình Hội thảo bao gồm các hoạt động: trao đổi, chia sẻ về tầm nhìn, kinh nghiệm triển khai công tác đăng ký kinh doanh và tham quan cơ quan đăng ký kinh doanh Malaysia (Ủy ban Công ty Malaysia – SSM). Dưới đây là một số kinh nghiệm và bài học rút ra từ thực tiễn triển khai công tác đăng ký kinh doanh tại các nước.

A. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐKKD TẠI MỘT SỐ NƯỚC (Đăng ký kinh doanh)

1. Malaysia – phát huy tối đa tính sáng tạo, năng động trong công tác ĐKKD

a) Về cơ quan đăng ký kinh doanh Malaysia (SSM)

– Tầm nhìn của SSM

“Trở thành một cơ quan đăng ký tầm cỡ thế giới, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc phát triển các dịch vụ đăng ký, dữ liệu thông tin, môi trường trường pháp lý và tư vấn hiệu quả”.

– Chức năng của SSM

+Quản lý các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, công ty và các thực thể kinh doanh khác dưới sự điều chỉnh của pháp luật;

+Hoạt động với tư cách là một cơ quan của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ cũng như quản lý các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

+ Khuyến khích các đối tượng hoạt động trong khối doanh nghiệp như các tổ chức kinh tế, giám đốc doanh nghiệp, thư ký công ty, nhóm ngành công nghiệp và các tổ chức chuyên môn thực hiện các hành vi hợp pháp;

+ Tham mưu cho Bộ trưởng về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Đẩy mạnh cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho cộng đồng;

+ Thực hiện hoạt động nghiên cứu và các nghĩa vụ khác liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh;

– Quyền hạn của SSM

+ Toàn quyền sử dụng các tài sản SSM, bao gồm cả động sản và bất động sản theo cách thức phù hợp, bao gồm cả việc vay thế chấp bằng các tài sản đó;

+ Áp dụng mức phí, lệ phí cho các dịch vụ do SSM thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng;

+ Thành lập, bổ nhiệm các đơn vị, chuyên gia hoặc tư vấn viên, nếu xét thấy cần thiết để phục vụ tốt cho chức năng, nhiệm vụ của SSM;

+ Cung cấp các khoản vay cho nhân viên của SSM dưới sự đồng ý của Bộ trưởng;

+ Lập kế hoạch và thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực, hợp tác tài chính nhằm phục vụ tốt cho các chức năng, nhiệm vụ của SSM;

+ Thiết lập các mối quan hệ phối hợp, liên kết thông minh với các tổ chức xã hội, tổ chức chính phủ để phục vụ tốt cho các chức năng, nhiệm vụ của SSM;

+ Thực hiện các hành động khác phù hợp với chức năng, quyền hạn của SSM.

– Cơ cấu tổ chức của SSM

SSM là một đơn vị trực thuộc Bộ Thương mại nội địa, Hợp tác và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Malaysia. SSM có trụ sở đặt tại Thủ đô Kuala Lumpur và 14 chi nhánh thuộc 14 tỉnh của Malaysia.

Các đơn vị khác trực thuộc trụ sở SSM gồm: Phòng Dịch vụ đăng ký (Registration Services Division), Phòng Nguồn lực doanh nghiệp (Corporate Resource Division), Phòng Dịch vụ pháp lý (Legal Services Division), Phòng Marketing và Phát triển kinh doanh (Marketing and Business Development Division), Phòng Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communications Technology Division), Phòng Tuân thủ (Compliance Division), Phòng Phát triển doanh nghiệp và chính sách (Corporate Development and Policy Division), Phòng Điều tra (Investigation Division), Bộ phận Quản lý hoạt động chi nhánh (Branch Operations Section), Bộ phận Các vấn đề về công chúng (Public Affairs Section), Bộ phận xử lý khiếu nại (Complaints Section).

– Thủ tục đăng ký kinh doanh

Tính đến ngày 31/12/2015, Malaysia có gần 1,2 triệu doanh nghiệp trong nước, gần 6,3 triệu hộ kinh doanh và hơn 4.700 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.

+ Đối với doanh nghiệp (company)

Hai loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 1965 là: Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty cổ phần phải có ít nhất là 02 cổ đông, 02 giám đốc và 01 thư ký công ty. Giám đốc và thư ký công ty phải sống ở Malaysia hoặc là công dân của Malaysia.

Việc đăng ký tên doanh nghiệp (name search) là bắt buộc để đảm bảo rằng tên doanh nghiệp dự kiến sử dụng không trùng với tên doanh nghiệp đã được sử dụng. Phí đăng ký tên doanh nghiệp là RM30/1 tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp sẽ được giữ trong 03 tháng kể từ thời điểm được chấp nhận.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải được gửi đến SSM trong vòng 03 tháng kể từ thời điểm đăng ký tên doanh nghiệp. Quá thời hạn này, người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện lại thủ tục bắt đầu từ bước đăng ký tên doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm: Điều lệ công ty (phí đóng dấu điều lệ công ty là RM100), Bản cam kết của giám đốc hoặc người thành lập doanh nghiệp (cam kết không phải là người bị vỡ nợ/phá sản, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự), Bản cam kết tuân thủ (cam kết tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, được ký bởi thư ký công ty – người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và được ghi tên trong Điều lệ công ty) và một số giấy tờ khác.

Phí đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần thay đổi tư RM1.000 – RM70.000 tùy thuộc vào vốn đăng ký, đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là RM1.000.

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm của các thành viên phải được quy định rõ tại Điều lệ công ty.

+ Đối với công ty hợp danh (Limited Liability Partnership)
  • Các vấn đề pháp lý về Công ty hợp danh được quy định tại Luật Công ty hợp danh năm 2012.
  • Một người có thể đăng ký thành lập công ty hợp danh với hồ sơ và phí đăng ký do cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định.
  • Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập Công ty hợp danh phải có một bản đăng ký trong đó có chữ kỹ của tất cả các thành viên hợp danh và bao gồm các thông tin: tên dự kiến sử dụng của Công ty hợp danh; loại hình của Công ty hợp danh; tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú của các thành viên hợp danh, các thông tin khác mà cơ quan ĐKKD yêu cầu, địa chỉ hoạt động của Công ty hợp danh.
phí đăng ký do cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định
Ảnh: Viewing Gallery tại SSM – Nơi người dân, doanh nghiệp tìm kiếm và in các mẫu biểu cần thiết
+ Đối với hộ kinh doanh thương mại (business)
  • Hộ kinh doanh thương mại là các cá nhân hoặc nhóm cá nhân (không quá 20 người) thực hiện hoạt động kinh doanh buôn bán mà không có văn phòng, không thuê nhân công, không thực hiện hoạt động từ thiện dưới danh nghĩa hộ kinh doanh và không thực hiện các ngành nghề quy định tại mục Schedule của Luật Đăng ký kinh doanh 1956 (bao gồm hoạt động về/liên quan đến xây dựng, xe đẩy y tế ba bánh trở lên hoặc quầy hàng phải có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật…).
  • Hộ kinh doanh phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh.
  • Có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại SSM hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến (Ezbiz Online).
  • Hộ kinh doanh có thể sử dụng tên cá nhân hoặc tên thương mại. Trong trường hợp sử dụng tên thương mại thì phải đăng ký tên với cơ quan ĐKKD.
  • Việc đăng ký hộ kinh doanh có hiệu lực trong thời gian ít nhất là 01 năm và tối đa là 05 năm.
  • Phí đăng ký hộ kinh doanh là: RM30/1 năm nếu sử dụng tên cá nhân, RM60/1 năm nếu sử dụng tên thương mại. Phí đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là RM5/1 năm/1 địa điểm.
  • Thời gian thực thủ tục đăng ký hộ kinh doanh là 01 giờ kể từ khi thanh toán phí.
+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài
  • Một doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện hoạt động kinh doanh ở Malaysia bằng một trong hai cách: đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Malaysia qua SSM hoặc đăng ký hoạt động doanh nghiệp nước ngoài với SSM.
  • Thủ tục và phí đăng ký thực hiện tương tự như đối với doanh nghiệp trong nước.

b) Cổng điện tử MyCoID

MyCoID (The Malaysia Corporate Identity Number) là hệ thống đăng ký trực tuyến do SSM xây dựng và vận hành, cho phép người sử dụng thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến một cách tiện lợi và nhanh chóng. Hệ thống MyCoID lưu giữ một cơ sở dữ liệu thống nhất với một mã số doanh nghiệp duy nhất do SSM cấp và cho phép tự động sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu này cho các hoạt động đăng ký khác nhau với cơ quan Chính phủ.

ki-ốt đăng ký doanh nghiệp trực tuyến tại SSM
Ảnh: Ki-ốt đăng ký doanh nghiệp trực tuyến tại SSM

c) Mạng lưới phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh Malaysia với các cơ quan, tổ chức khác

Cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng ký kinh doanh Malaysia (SSM) là một nguồn tài nguyên phong phú trên cơ sở kết nối, hợp nhất với cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực khác. Nhằm hoàn thiện và khai thác tối đa tài nguyên này để phục vụ cho lợi ích của nhà nước và cộng đồng, SSM đã thiết lập mạng lưới phối hợp, chia sẻ thông tin với nhiều cơ quan, tổ chức liên quan khác thuộc Chính phủ cũng như khu vực tư nhân.        

Về phía Chính phủ, SSM đã liên thông điện tử với các cơ quan thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Cơ quan thuế hàng hóa và dịch vụ – Malaysia Goods & Services Tax (quản lý thông tin về các tổ chức kinh tế có đăng ký thuế GST)

Thuế vụ – Inland Reveneu Board of Malaysia (quản lý các thông tin phục vụ cho việc thu các khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước)

Lập kế hoạch quản lý hành chính và hiện đại hóa – Malaysian Administrative Modernisation and Management Planning Unit (xác minh thông tin của tổ chức kinh tế phục vụ cho việc cấp giấy phép kinh doanh)

Cơ quan kế toán tổng hợp – Accountant General’s Department of Malaysia (xác minh khả năng thanh toán của tổ chức kinh tế)

Hệ thống quản lý tập trung người lao động nước ngoài – Foreign Workers Centralized Management System (xác minh thông tin của tổ chức kinh tế để cấp giấy phép lưu trú cho người lao động nước ngoài)

Hệ thống điện tử hỗ trợ cấp giấy phép kinh doanh – Business Licensing Electronic Support System (xác minh thông tin của tổ chức kinh tế để cấp giấy phép kinh doanh), Bộ Du lịch và Văn hóa – Ministry of Tourism and Culture (xác minh thông tin để cấp phép cho đại lý du lịch)

Ban Dầu cọ Malaysia – Malaysian Palm Oil Board (cung cấp thông tin về các tổ chức kinh tế cho các công ty sản xuất, kinh doanh dầu cọ)

Bộ Nông nghiệp – Ministry of Agriculture (cung cấp thông tin về các tổ chức kinh tế cho các công ty nông nghiệp). Riêng đối với hoạt động cấp giấy phép kinh doanh, các lĩnh vực đã được liên thông gồm có: sản xuất chế tạo, xây dựng, khách sạn, du lịch, y tế, giáo dục và dạy nghề, logistics, dịch vụ.

Về phía khu vực tư nhân, SSM đã liên kết, chia sẻ thông tin với một số tổ chức kinh tế lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng, lao động, dịch vụ điện tử viễn thông để phục vụ cho các hoạt động như: thanh toán lệ phí thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xác minh thông tin của tổ chức kinh tế để thực hiện các khoản vay và mở tài khoản ngân hàng, xếp hạng tín dụng, xác minh thông tin của người lao động nước ngoài, cung cấp đường truyền điện thoại và mạng internet; cung cấp tên miền; đánh giá năng lực của công ty bất động sản và nhà thầu…

Bên cạnh đó, SSM đã thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin doanh nghiệp trực tuyến (e-info) và đã đạt được doanh thu tích lũy kể từ năm 2006 đến nay là 30 triệu USD. Đồng thời, SSM cũng đã xây dựng phần mềm dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp qua điện thoại thông minh; người sử dụng có thể thực hiện thanh toán ngay trên thiết bị di động này và nhận được sản phẩm ngay tức khắc.

d) Chiến dịch khuyến khích các đối tượng kinh doanh, buôn bán trực tuyến đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh

Luật Đăng ký kinh doanh năm 1956 của Malaysia quy định: “Tất cả các thực thể kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và hoạt động trên 30 ngày trong lãnh thổ nước này đều bắt buộc phải đăng ký với Ủy ban Công ty”. Việc đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước sẽ mang lại cho các cá nhân/đơn vị/tổ chức kinh tế những lợi ích sau:

(1) có nhiều cơ hội nhận được các khoản hỗ trợ, khoản vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính để mở rộng kinh doanh.

(2) được sự bảo vệ của pháp luật.

(3) tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

(4) bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nhân trẻ tuổi không nhận thức được nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nhiều đối tượng sử dụng mạng internet làm cơ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.

Xuất phát từ thực tế đó, từ tháng 5/2015, SSM đã triển khai Chương trình “Mạng lưới doanh nhân trực tuyến” (tên tiếng Anh là Online Networking Entrepreneurs, gọi tắt là ONE Program). Mục đích của ONE Program là nhằm:

(1) khuyến khích các đối tượng kinh doanh trực tuyến đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh.

(2) giáo dục công chúng về tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh.

(3) tăng số lượng thực thế kinh doanh trực tuyến đăng ký hoạt động.

(4) khuyến khích nhiều người tham gia hoạt động kinh doanh hơn nữa.

(5) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại điện tử.

Các đối tượng mà ONE Program hướng tới là những người làm việc tại nhà (homemakers), những thực thể kinh doanh trực tuyến (online businesses), cộng đồng sinh viên (varsity communities). ONE Program được triển khai thông qua các hình thức: trao đổi trực tiếp, tổ chức triển lãm, tư vấn tại SSM, các lớp thực hành thương mại điện tử, hoạt động thể chất.

Để khuyến khích các đối tượng tham gia, ONE Program đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi khi đến với Chương trình như:

Lời mời đặc biệt đến tham gia tất cả các chương trình được SSM tổ chức trong tương lai; ưu đãi đặc biệt khi liên kết với SSM hay bất kỳ công ty/tổ chức nào nằm trong mạng lưới liên kết của SSM; giảm giá đặc biệt khi mở gian hàng tại Ngày hội One (One Carnival); quảng cáo miễn phí trên cổng thông tin của ONE Program… Các đối tượng có thể đăng ký tham gia ONE Program bằng cách cung cấp thông tin cá nhân trên website của Chương trình. Việc truyền thông cho ONE Program được thực hiện tích cực trên tất cả các kênh thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài).

Sau hơn 01 năm triển khai (từ 5/2015-9/2016), số lượng thực thể kinh doanh trực tuyến đăng ký với SSM đã tăng 66,2% (từ 24.322 lên 40.506). Với khẩu hiệu: “Cùng nhau tiến lên hoặc bạn sẽ bị bỏ lại”, đến thời điểm này, ONE Program đã được đánh giá là một chiến dịch thành công.

đ) Quầy đăng ký kinh doanh di động (Business Registration Mobile Counter)

Quầy đăng ký kinh doanh di dộng là quầy đăng ký kinh doanh được bố trí trên một xe buýt, chạy tới các địa phương trên khắp đất nước Malaysia theo một lịch trình xác định. Các dịch vụ được cung cấp tại quầy đăng ký kinh doanh di động là dịch vụ trực tuyến, gồm: đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Đăng ký thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, đăng ký nhận nhắc nhở cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tư vấn về các dịch vụ và sản phẩm của SSM. Chi phí ban đầu để thiết lập quầy đăng ký kinh doanh di động này là khoảng US 80.000. Chi phí vận hành hàng năm là khoảng USD 15.000.

bên trong Business Registration Mobile Counter
Bên trong Business Registration Mobile Counter

2. New Zealand – Quản lý hiệu quả đối với những hành vi thiếu trung thực, vi phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh New Zealand thành lập riêng một nhóm đặc nhiệm; (Registries Integrity Enforcement Team) để thực hiện công tác quản lý đối với các hành vi thiếu trung thực; vi phạm pháp luật của người chủ doanh nghiệp. Tính đến nay, đã có 6.000 doanh nghiệp có yếu tố rủi ro cao; đã bị xóa tên khỏi cơ sở dữ liệu và khoảng 10.000 doanh nghiệp; cùng 85 đại lý đang trong tình trạng bị theo dõi.

Việc đánh giá tính trung thực của doanh nghiệp hay cá nhân người chủ doanh nghiệp; được thực hiện dựa trên 03 yếu tố: trách nhiệm giải trình (accountability), tính minh bạch (transparency) và tính tuân thủ pháp luật (enforcement).

Dưới đây là một số quy định, nguyên tắc quản lý liên quan đến vấn đề này; được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 1993 của New Zealand:

– Luật Doanh nghiệp năm 1993 quy định những yêu cầu cơ bản nhất; đối với một doanh nghiệp đăng ký thành lập tại New Zealand; trong đó có các điều kiện về chủ doanh nghiệp:“Một doanh nghiệp phải có 01 hoặc nhiều giám đốc; trong số đó phải có ít nhất 01 người: (i) sống ở New Zealand; hoặc (ii) sống ở quốc gia chịu sự quản lý của pháp luật chung với New Zealand; và là giám đốc của một doanh nghiệp đăng ký thành lập tại quốc gia đó”. (Hiện tại, Australia là nước duy nhất chịu sự quản lý của pháp luật chung với New Zealand).

– Đối với chủ doanh nghiệp có địa chỉ sinh sống ở nước ngoài, luật pháp; yêu cầu phải cung cấp thêm thông tin/giấy tờ để chứng minh. Điều 365 Luật Doanh nghiệp 1993 của New Zealand quy định:

“(1) Cơ quan đăng ký có thể yêu cầu một người có liên quan đến thông tin; mà chủ doanh nghiệp đã cung cấp để xác thực rằng những thông tin đó là chính xác ;hoặc để điều chỉnh nếu thông tin chưa chính xác.

 (2) Cơ quan đăng ký có quyền quyết định:

           (a) Biểu mẫu nào phải được thực hiện việc xác thực hoặc đính chính thông tin;

           (b) Thời hạn cụ thể phải thực hiện việc xác thực hoặc đính chính thông tin;

           (c) Sự cần thiết phải xác thực thông qua bản chính hoặc bản chụp hoặc bởi công chứng viên”.

– Trong một số trường hợp, cơ quan đăng ký kinh doanh; được quyền xóa tên doanh nghiệp ra khỏi cơ sở dữ liệu. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh; đưa ra thông báo về việc xóa tên doanh nghiệp, doanh nghiệp; hoặc các bên liên quan có thể nộp đơn khiếu nại đối với quyết định này; kèm theo các giấy tờ chứng minh khác (quy định tại Điều 318 Luật Doanh nghiệp 1993 của New Zealand).

– Một người giám đốc doanh nghiệp bị coi là phạm tội nếu người đó sử dụng quyền lực hoặc thực hiện các hành vi với vai trò là giám đốc doanh nghiệp mà làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, không vì lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và nhận thức được rằng hành vi đó sẽ gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp (quy định tại Điều 138A Luật Doanh nghiệp 1993 của New Zealand).

– Các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp là: giám đốc của một doanh nghiệp; đã bị phá sản trước đó 05 năm và hiệu quả quản lý tồi của người đó đóng góp vào; nguyên nhân dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

Thời gian cấm thành lập doanh nghiệp đối với những đối tượng này tối đa là 10 năm. Quy trình thực hiện quy định này như sau:

+ Kiểm toán viên hoặc các thành viên khác gửi đơn kiện đến cơ quan đăng ký kinh doanh; về hành vi của người giám đốc doanh nghiệp.

+ Cơ quan đăng ký kinh doanh rà soát dữ liệu; về doanh nghiệp phá sản hoặc danh sách giám đốc các công ty bị phá sản.

+ Xác định các đối tượng liên quan đến việc phá sản của doanh nghiệp; để điều tra (bằng mẫu bản câu hỏi điều tra); về mức độ đóng góp của người giám đốc doanh nghiệp; đối với sự thất bại của doanh nghiệp.

+ Xây dựng báo cáo nội bộ về lỗi quản lý của người chủ doanh nghiệp; và đề xuất hình thức, mức độ xử lý phù hợp.

+ Báo cáo được trình lên người đứng đầu cơ quan đăng ký kinh doanh để ra quyết định.

+ Người đứng đầu cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định; kèm theo biên bản ghi rõ lý do của việc ban hành quyết định này.

+ Đăng tải công khai quyết định cấm thành lập doanh nghiệp; đối với cá nhân trên cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hiện tại, trung bình mỗi năm, cơ quan đăng ký kinh doanh New Zealand đưa ra 15 quyết định; cấm thành lập doanh nghiệp, thời gian cấm trung bình là 6,5 năm.

3. Singapore – Hệ thống đăng ký kinh doanh hiệu quả

ACRA (Accounting and Corporate Regulatory Authority) là cơ quan duy nhất; thực hiện công tác đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tại Singapore. Hệ thống văn thư điện tử và phục hồi thông tin (Bizfile) của ACRA; được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2003 sau các nỗ lực kỹ thuật hóa thủ tục đăng ký kinh doanh. Kể từ đó, tất cả các quy trình, thủ tục đều được thực hiện; thông qua Hệ thống, không có bất kỳ bước nào phải thực hiện thủ công. Hầu hết tất cả các giao dịch đều được xử lý bởi Hệ thống; mà không cần đến sự can thiệp của con người; bao gồm cả việc chấp thuận tên công ty và thu phí xử phạt vi phạm hành chính.

Bizfile của ACRA là một hệ thống đăng ký trực tuyến hoạt động 24/7; cung cấp thông tin theo thời gian thực cho Chính phủ, cộng đồng, doanh nghiệp; và cả các nhà cung cấp dịch vụ. Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc cắt giảm thời thời gian, chi phí; và đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính cho cộng đồng doanh nghiệp.

Sự ra đời của Bizfile đã giúp giảm chi phí thành lập doanh nghiệp từ $1200-$35000 xuồng chỉ còn $300

Giảm thời gian cập nhật thông tin tư 14-21 ngày xuống chỉ còn 30 phút, giảm thời gian thực hiện đăng ký từ 14 ngày xuống chỉ còn 15 phút; giảm số lượng người dân/doanh nghiệp phải đến làm việc trực tiếp tại ACRA từ 800; người xuống chỉ còn 55 người; và thay vì 33 thì hiện nay ACRA chỉ cần bố trí 3 bàn tiếp đón; tại trụ sở là đủ để phục vụ nhu cầu của người dân/doanh nghiệp.

Ngoài việc thiết lập Hệ thống thông tin điện tử Bizfile, Singapore cũng; đã triển khai thành công các sáng kiến khác như: thiết lập bộ phận một cửa và sử dụng mã số định danh duy nhất cho doanh nghiệp. Với việc sử dụng một mã số định danh duy nhất, doanh nghiệp; chỉ cần ghi nhớ một mã số duy nhất khi đến giao dịch; với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, 85% doanh nghiệp Singapore chỉ sử dụng mã số của ACRA trong tất cả các giao dịch.

Những kết quả mà công tác đăng ký kinh doanh ở Singapore; đã đạt được là: tạo nên danh tiếng cho lĩnh vực đăng ký kinh doanh; thông qua các yếu tố nổi bật như tính minh bạch; sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ và thời gian đăng ký doanh nghiệp nhanh; đối với ACRA, năng suất làm việc được nâng cao, việc quản lý các báo cáo trở; nên dễ dàng hơn và quy trình nghiệp vụ được sắp xếp thực hiện hợp lý, hiệu quả hơn.

4. Hồng Kông – một số kinh nghiệm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về ĐKDN

Thống kê đến tháng 9/2016, số lượng doanh nghiệp; đang hoạt động ở Hồng Kông là 1.328.655 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp nước ngoài là hơn 10.000 doanh nghiệp. Hồng Kông thực hiện đăng ký doanh nghiệp; theo cơ chế một cửa bằng cả hai phương thức là bản giấy hoặc trực tuyến. Mỗi ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh; nhận được khoảng 11.000 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ở cả 2 phương thức. Số lượng biểu mẫu sử dụng trong các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh là 84 loại.

Một số quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh:

– Cơ quan đăng ký kinh doanh; có quyền từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ không đạt yêu cầu; có quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp; sửa lỗi bản in hoặc lỗi ghi chép, bổ sung chú thích khi đăng ký doanh nghiệp. 

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể đến địa điểm đăng ký kinh doanh; để kiểm tra về sự tồn tại của doanh nghiệp.

– Có quyền xóa tên doanh nghiệp khỏi cơ sở dữ liệu nếu có bằng chứng; để tin rằng doanh nghiệp không còn hoạt động; hoặc thực sự không tiến hành hoạt động kinh doanh như đã đăng ký.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền nâng cao mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp; hoặc khởi tố doanh nghiệp không hoàn thành các nghĩa vụ bắt buộc; ví dụ như nộp báo cáo thu nhập thường niên. 

Dịch vụ tiện ích:

Doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động ở Hồng Kông; có thể đăng ký sử dụng dịch vụ Nhắc nhở điện tử (e-Reminder) để đảm bảo không vi phạm; về thời hạn thực hiện các nghĩa vụ; với cơ quan đăng ký kinh doanh như như nộp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính. Đây là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Hệ thống thông tin điện tử; về đăng ký kinh doanh của Hồng Kông. Trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, Hệ thống sẽ tự động gửi lời nhắc đến hộp tin nhắn; hoặc hộp thư điện tử đã đăng ký của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cá nhân/doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng dịch vụ Quản lý điện tử (e-Monitor) trên Hệ thống. Dịch vụ này cho phép đăng ký theo dõi thông tin của một doanh nghiệp nhất định. Hệ thống sẽ tự động gửi thông báo khi có thay đổi; liên quan đến thông tin của doanh nghiệp đã đăng ký. Phí sử dụng dịch vụ này là HK$35 (tương đương hơn 100.000vnđ)/doanh nghiệp.

B. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Đăng ký kinh doanh)

1. Một trong những điều kiện quan trọng quyết định hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô; đó là sự trao đổi thông tin hai chiều giữa người dân và Chính phủ. Đây là điều mà các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã thực hiện rất tốt; trong đó có Malaysia là một điển hình đã được tiếp cận trong chuyến công tác này.

Thực tiễn cho thấy, cách thức tổ chức nền hành chính công chia theo ngành chuyên môn; nhưng thiếu sự phối hợp, chia sẻ thông tin; đã cung ứng cho xã hội một lượng thông tin thiếu chuẩn mực và chưa có độ tin cậy cao. Điều này, một mặt, gây lãng phí trong đầu tư công; mặt khác, đối với người dân, doanh nghiệp, rất khó để tìm kiếm và sử dụng thông tin phù hợp.

Đối với hạn chế này, có 03 cách tiếp cận để xử lý:

– Một là, mỗi cơ quan, tổ chức tự xây dựng và thực hiện; một lộ trình tin học hóa cho ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Cách này có thể tạo ra một sự nổi trội về trình độ tổ chức, quản lý thông tin; trong một phạm vi chuyên ngành hẹp nhưng lại chưa tính toán được sự tương thích với các ngành khác.

– Hai là, xây dựng một lộ trình chung cho tất cả các tổ chức theo hệ thống hành chính. Cách này có khả năng tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn mực; có thể dung chung nhưng lại khó thể hiện; và khai thác các nguồn thông tin đặc thù của mỗi ngành, lĩnh vực.

– Cách thứ 3 có thể phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của hai phương án nói trên; đó là lựa chọn một số cơ quan hành chính nắm giữ thông tin cốt lõi; phục vụ cho nền kinh tế để phát triển thành một siêu cơ sở dữ liệu; làm cốt lõi cho mục tiêu Chính phủ điện tử, phục vụ cho việc cung cấp thông tin cần thiết; phù hợp với nhu cầu của Chính phủ cũng như người dân. Thông thường, ở các nước phát triển, các lĩnh vực; được lựa chọn là: đăng ký kinh doanh, thuế và thống kê. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp ba cơ quan này, đặc biệt là sự phối hợp giữa ba cơ quan; nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho điều hành vĩ mô của Chính phủ cần phải được ưu tiên đúng mức.

2. Sử dụng chung mã số định danh duy nhất cho doanh nghiệp; trong tất cả các giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước

Là bài toán trung gian thiết yếu để giải quyết nhiều mục tiêu; bao gồm việc xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính; và tiết kiệm nguồn lực cho cả công chúng và cơ quan quản lý nhà nước. Trong khu vực ASEAN có Singapore, Hồng Kông, Malaysia… Đã thực hiện thành công quá trình cải cách; để tiến đến sử dụng một mã số doanh nghiệp duy nhất.

Ở Việt Nam, tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ; về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh 2016-2017; định hướng đến năm 2020 đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu; mối triển khai nhiệm vụ “Thực hiện việc sử dụng mã số doanh nghiệp duy nhất; sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp trong các quan hệ giữa doanh nghiệp; với các cơ quan quản lý nhà nước (Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội…); và trong các hoạt động của doanh nghiệp”.

Đây là định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của cộng đồng quốc tế; tuy nhiên, việc thực hiện gặp phải một số khó khăn như: thiếu sự quyết tâm, đồng lòng; của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; công tác lưu trữ dữ liệu cũng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; của các lĩnh vực có nhiều khác biệt. Do vậy, để thực hiện được nhiệm vụ này; Chính phủ cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa; cũng như sự đầu tư thích hợp về nguồn lực tài chính, con người.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!