Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2018

đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2018

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.655 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 107.564 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và giảm 11,9% về số vốn đăng ký so với tháng 7 năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 8 đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 14,9% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 là 111.172 lao động, giảm 3,3% so với tháng trước.   

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2018    

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 8 trên cả nước là 2.912 doanh nghiệp, giảm 2,0% so với tháng 7 năm 2018.

đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2018
đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2018

Biểu đồ 1. So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp

So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 8 với tháng 7/2018 tại biểu đồ 1 cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.961 doanh nghiệp, giảm 19,7%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 4.255 doanh nghiệp, giảm 23,1% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.421 doanh nghiệp, tăng 31,0%.

II. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2018               

1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:     

Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 87.448 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 878.627 tỷ đồng, tăng 2,4% về số doanh nghiệp và tăng 6,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 10 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đầu năm nay là 734.690 lao động, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.  

Về số vốn đăng ký trong 8 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế là 2.558.228 tỷ đồng tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 878.627 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.679.601 tỷ đồng với 28.672 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.       

– Theo quy mô vốn:

Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

TTQuy mô vốn đăng ký8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số85.35787.4482,4
10-10 tỷ đồng76.97578.2691,7
210-20 tỷ đồng4.1724.64311,3
320-50 tỷ đồng2.2542.3916,1
450-100 tỷ đồng9211.08117,4
5Trên 100 tỷ đồng1.0351.0642,8

Số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2018 tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng tiếp tục có tỷ lệ tăng lớn nhất là 17,4%; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng tăng 11,3%;… quy mô vốn đăng ký từ 0-10 tỷ đồng có tỷ lệ tăng thấp nhất là 1,7%. Mặc dù, có tỷ lệ tăng thấp so với các quy mô vốn đăng ký khác nhưng quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng lại có số lượng đăng ký nhiều nhất là 78.269 doanh nghiệp, chiếm 89,5% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.        

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ

TTNội dung8 tháng đầu năm 20178 tháng đầu năm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Số lượng (DN)Vốn(tỷ đồng)Lao động (người)Số lượng (DN)Vốn(tỷ đồng)Lao động (người)Số lượngVốnLao động
Tổng số85.357822.116822.43187.448878.627734.6902,46,9-10,7
1Đồng bằngSông Hồng26.206199.108261.33026.166262.246232.831-0,231,7-10,9
2Trung du và miền núi phía Bắc3.67238.02978.6193.64031.80257.590-0,9-16,4-26,7
3Bắc Trung Bộ và duyên hảimiền Trung11.587102.837128.44112.270111.247117.3325,98,2-8,6
4Tây Nguyên2.21516.50917.4442.11213.62214.354-4,7-17,5-17,7
5Đông Nam Bộ35.593421.528238.02637.104400.721227.3074,2-4,9-4,5
6Đồng bằng Sông Cửu Long6.08444.10598.5716.15658.98985.2761,233,7-13,5

Số liệu tại Bảng 2 cho thấy, tình hình doanh nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong 8 tháng đầu năm 2018 có một số đặc điểm như sau: 

+ Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với cùng kỳ năm trước tăng ở 03 khu vực là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; các khu vực còn lại giảm. Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao, lần lượt là 37.104 doanh nghiệp (chiếm 42,4% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước) và  26.166 doanh nghiệp (chiếm 29,9%). Trong khi đó, Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất với 2.112 doanh nghiệp (chiếm 2,4% trên tổng số doanh nghiệp).   

+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 400.721 tỷ đồng, chiếm 45,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 262.246 tỷ đồng, chiếm 29,8% tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 13.622 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước.  

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong 8 tháng đầu năm thì khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 10,8 tỷ đồng/doanh nghiệp

Tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng đạt 10 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 9,6 tỷ đồng/doanh nghiệp;… Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất đạt 6,4 tỷ đồng/doanh nghiệp.  

+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 232.831 lao động, chiếm 31,7% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 14.354 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký ít nhất so với các khu vực còn lại, chỉ chiếm 2,0% tổng số lao động đăng ký.  

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 8 tháng đầu năm nay, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 15,8 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 13,9 lao động/doanh nghiệp. Là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng xét về quy mô lao động, khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ chỉ đạt lần lượt là 8,9 lao động/doanh nghiệp và 6,1 lao động/doanh nghiệp.   

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo lĩnh vực hoạt động

Bảng 3 cho thấy tình hình doanh nghiệp thành lập mới chia theo lĩnh vực hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2018 có một số đặc điểm như sau:

+ Về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung nhiều nhất ở các ngành như: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 29.646 doanh nghiệp, chiếm 33,9%; Xây dựng có 11.486 doanh nghiệp, chiếm 13,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 10.877 doanh nghiệp, chiếm 12,4%. Các ngành, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thấp nhất là: Khai khoáng có 439 doanh nghiệp, chiếm 0,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 565 doanh nghiệp, chiếm 0,6%; Sản xuất phân phối điện, nước, gas có 756 doanh nghiệp, chiếm 0,9%.

Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2017 ở 10/17 ngành, trong đó, nổi bật có ngành Kinh doanh bất động sản tăng 42,0%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 25,3%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 24,5% và Sản xuất phân phối, điện, nước, gas tăng 19,4%.  

Ở chiều ngược lại, có 7/17 ngành nghề có số doanh nghiệp đăng ký giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 14,6%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 9,6%; Thông tin và truyền thông giảm 9,0%; Khai khoáng giảm 5,4%; Vận tải kho bãi giảm 4,9%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy giảm 3,5% và Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,9%.

+ Các ngành nghề có số vốn đăng ký lớn nhất là: Kinh doanh bất động sản có 259.581 tỷ đồng, chiếm 29,5% trên tổng số vốn đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 130.305 tỷ đồng, chiếm 14,8%; Xây dựng có 123.447 tỷ đồng, chiếm 14,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 94.886 tỷ đồng, chiếm 10,8%.

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, một số ngành có tỷ trọng cao như:

Kinh doanh bất động sản đạt 57,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, gas đạt 55,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 19,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 16,9 tỷ đồng/doanh nghiệp. 

+ Về số lao động đăng ký tại các ngành cho thấy, một số ngành thu hút nhiều lao động gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 260.926 lao động, chiếm 35,5% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 155.878 lao động, chiếm 21,2%; Xây dựng có 76.370 lao động, chiếm 10,4% trên tổng số.  

Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao hơn so với các ngành còn lại là: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 24,0 lao động/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 11,7 lao động/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 11,5 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng có 10,6 lao động/doanh nghiệp.

2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:  

Trong 8 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 20.942 doanh nghiệp, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.   

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ

TTVùng lãnh thổ8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số19.15420.9429,3
1Đồng bằng Sông Hồng5.6476.21610,1
2Trung du và miền núi phía Bắc894871-2,6
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung3.0553.2536,5
4Tây Nguyên57366415,9
5Đông Nam Bộ7.4538.44113,3
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.5321.497-2,3

Số liệu tại Bảng 4 cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2018, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là 8.441 doanh nghiệp, chiếm 40,3% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 6.216 doanh nghiệp, chiếm 29,7% trên tổng số doanh nghiệp; khu vực Tây Nguyên có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thấp nhất là 664 doanh nghiệp, chiếm 3,2% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Cũng trong 8 tháng đầu năm, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước ở 4/6 khu vực của cả nước; chỉ có 02 khu vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, đó là: Trung du và miền núi phía Bắc giảm 2,6% và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 2,3%. 

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 5. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

TTNgành nghề kinh doanh8 tháng đầu năm 20178 tháng đầu năm 2018 8 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số19.15420.9429,3
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy7.2927.5814,0
2Công nghiệp chế biến, chế tạo2.4902.77111,3
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống1.0061.0060,0
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác9391.0188,4
5Giáo dục và đào tạo30741434,9
6Hoạt động dịch vụ khác295285-3,4
7Kinh doanh bất động sản32648548,8
8Khai khoáng213200-6,1
9Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác1.0041.26225,7
10Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản47356118,6
 11Nghệ thuật, vui chơi và giải trí1801852,8
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas10812616,7
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm1581718,2
14Thông tin và truyền thông38545417,9
15Vận tải kho bãi1.0231.0825,8
16Xây dựng2.9023.27212,7
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội536930,2

Thống kê số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2018 phân theo lĩnh vực cho thấy, lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động chủ yếu tập trung ở các ngành như

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 7.581 doanh nghiệp, chiếm 36,2% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 3.272 doanh nghiệp, chiếm 15,6% trên tổng số doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.771 doanh nghiệp, chiếm 13,2% trên tổng số doanh nghiệp.       

So với cùng kỳ năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm giảm ở ngành Khai khoáng với 200 doanh nghiệp, giảm 6,1% và Hoạt động dịch vụ khác có 285 doanh nghiệp, giảm 3,4%. Một số ngành có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái như Kinh doanh bất động sản (48,8%); Giáo dục và đào tạo (34,9%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (30,2%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (25,7%). Bên cạnh đó, ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động không tăng cũng không giảm so với cùng kỳ năm trước.

3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 8 tháng đầu năm 2018   

– Về tình hình chung:  

Trong 8 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 21.575 doanh nghiệp, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2017.

– Theo quy mô vốn:

Bảng 6. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

TTQuy mô vốn đăng ký8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số17.23121.57525,2
10-10 tỷ đồng16.17020.13124,5
210-20 tỷ đồng56980441,3
320-50 tỷ đồng32441026,5
450-100 tỷ đồng11413619,3
5Trên 100 tỷ đồng549474,1

Theo số liệu thống kê tại Bảng 6, trong 8 tháng qua các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 74,1% với 94 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng có 804 doanh nghiệp, tăng 41,3%; từ 20-50 tỷ đồng có 410 doanh nghiệp, tăng 26,5%; từ 0-10 tỷ đồng có 20.131 doanh nghiệp, tăng 24,5% và từ 50-100 tỷ đồng có 136 doanh nghiệp, tăng 19,3%. 

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 7. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)

TTVùng lãnh thổ8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số17.23121.57525,2
1Đồng bằng Sông Hồng5.6047.34931,1
2Trung du và miền núi phía Bắc8311.11634,3
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung3.0713.98629,8
4Tây Nguyên63173817,0
5Đông Nam Bộ6.0797.12217,2
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.0151.26424,5

Trong 8 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tập trung phần lớn ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng chiếm 34,1% và khu vực Đông Nam Bộ chiếm 33,0% so với cả nước. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ít nhất so với các khu vực khác chiếm 3,4% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.   

Về tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở tất cả các khu vực so với cùng kỳ năm 2017, trong đó các khu vực có mức tăng cao là: Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh lớn nhất là 34,3%; Đồng bằng Sông Hồng tăng 31,1%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 29,8%;…

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 8. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TTNgành nghề kinh doanh8 tháng đầu năm 20178 tháng đầu năm 2018 8 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số17.23121.57525,2
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy6.8218.45924,0
2Công nghiệp chế biến, chế tạo2.2472.69119,8
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống8981.16529,7
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác8511.04322,6
5Giáo dục và đào tạo28135727,0
6Hoạt động dịch vụ khác25631422,7
7Khai khoáng15718014,6
8Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác8711.24042,4
9Kinh doanh bất động sản20130652,2
10Nghệ thuật, vui chơi và giải trí13015216,9
11Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản337325-3,6
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas8010328,8
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm12215930,3
14Thông tin và truyền thông36843919,3
15Vận tải kho bãi9691.32536,7
16Xây dựng2.5973.25325,3
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội456442,2

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 8.459 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 39,2% trên tổng số; Xây dựng có 3.253 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 15,1% trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.691 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,5% trên tổng số;…

 Xét tỷ lệ tăng/giảm, trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 thì chỉ có duy nhất ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là có tỷ lệ giảm (3,6%), tất cả các ngành còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm trước.

4. Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 8 tháng đầu năm 2018  

– Về tình hình chung:  

Về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 8 tháng đầu năm cho thấy cả nước có 41.660 doanh nghiệp, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm trước. Kể từ tháng 4/2018 đến nay, các địa phương đang tích cực triển khai công tác chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập từ rất lâu nhưng không còn hoạt động; sau khi rà soát, những doanh nghiệp đó được chuyển sang tình trạng chờ giải thể. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp chờ giải thể trong 8 tháng đầu năm 2018.

– Theo quy mô vốn:

Bảng 9. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn (Đơn vị: DN) 

TTQuy mô vốn đăng ký8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số28.54541.66045,9
10-10 tỷ đồng26.10237.83545,0
210-20 tỷ đồng1.1231.77357,9
320-50 tỷ đồng7481.11549,1
450-100 tỷ đồng31353069,3
5Trên 100 tỷ đồng25940757,1

Theo số liệu thống kê tại Bảng 9, trong 8 tháng đầu năm 2018 tất cả các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 69,3% và quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng có tỷ lệ tăng thấp nhất là 45,0%.       

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 10. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)

TTVùng lãnh thổ8 tháng đầu năm 20178 tháng đầu năm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số28.54541.66045,9
1Đồng bằng Sông Hồng9.23313.88550,4
2Trung du và miền núi phía Bắc9651.62368,2
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung2.8015.833108,2
4Tây Nguyên76599730,3
5Đông Nam Bộ13.00716.46626,6
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.7742.85661,0

Số liệu thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2018 số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể

Tập trung phần lớn ở vùng Đông Nam Bộ (16.466 doanh nghiệp) chiếm 39,5% và vùng Đồng bằng Sông Hồng (13.885 doanh nghiệp) chiếm 33,3% so với tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước.

  Về tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng đầu năm cho thấy, khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể tăng cao lần lượt là 108,2% và 68,2%.    

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Bảng 11. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TTNgành nghề kinh doanh8 tháng đầu năm 20178 tháng đầu năm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%)
Tổng số28.54541.66045,9
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy11.99014.78923,3
2Công nghiệp chế biến, chế tạo3.2125.06757,8
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống1.3352.40079,8
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác1.3952.39271,5
5Giáo dục và đào tạo52798086,0
6Hoạt động dịch vụ khác45068452,0
7Khai khoáng23635952,1
8Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác1.4872.33557,0
9Kinh doanh bất động sản465967108,0
10Nghệ thuật, vui chơi và giải trí48267139,2
11Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản47486181,6
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas15827674,7
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm27748374,4
14Thông tin và truyền thông7891.22655,4
15Vận tải kho bãi1.2682.14469,1
16Xây dựng3.9105.84249,4
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội90184104,4

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tại các ngành cho thấy:

Ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lớn nhất chiếm 35,5% trên tổng số; tiếp đến là ngành Xây dựng chiếm 14,0%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 12,2% trên tổng số;… Còn tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng ở tất cả các ngành so với cùng kỳ năm trước.    

5. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 8 tháng đầu năm 2018

– Về tình hình chung:     

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 8 tháng đầu năm 2018 của cả nước là 9.135 doanh nghiệp, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2017.    

– Theo quy mô vốn:    

Bảng 12. Số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)

TTQuy mô vốn đăng ký8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số7.7549.13517,8
10-10 tỷ đồng7.1468.35716,9
210-20 tỷ đồng25434736,6
320-50 tỷ đồng18320411,5
450-100 tỷ đồng8210831,7
5Trên 100 tỷ đồng8911933,7

Thống kê theo quy mô vốn cho thấy, trong 8 tháng đầu năm tất cả các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước. Về số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.  

– Theo vùng lãnh thổ:

Bảng 13. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ

TTVùng lãnh thổ8 tháng đầunăm 20178 tháng đầunăm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số7.7549.13517,8
1Đồng bằng Sông Hồng1.4002.03145,1
2Trung du và miền núi phía Bắc37258356,7
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung1.1891.54930,3
4Tây Nguyên898349-61,1
5Đông Nam Bộ2.6383.34026,6
6Đồng bằng Sông Cửu Long1.2571.2832,1

Tại các khu vực trong cả nước thì khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể lớn nhất chiếm 36,6% trên tổng số doanh nghiệp giải thể;

Tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Hồng chiếm 22,2% trên tổng số doanh nghiệp giải thể.  

Về tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 thì chỉ có khu vực Tây Nguyên là giảm; các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng. Xét hai tiêu chí giải thể gồm số lượng và tỷ lệ tăng/giảm so với cùng kỳ thì về số lượng, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể nhiều nhất nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể so với cùng kỳ năm trước thì khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tăng mạnh nhất so với các khu vực khác.        

– Theo lĩnh vực hoạt động:          

Bảng 14. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

TTNgành nghề kinh doanh8 tháng đầu năm 20178 tháng đầu năm 20188 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ (%)
Tổng số7.7549.13517,8
1Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy2.9213.50319,9
2Công nghiệp chế biến, chế tạo1.0051.27326,7
3Dịch vụ lưu trú và ăn uống5045295,0
4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác36642616,4
5Giáo dục và đào tạo18423628,3
6Hoạt động dịch vụ khác11712910,3
7Khai khoáng10298-3,9
8Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác37847024,3
9Kinh doanh bất động sản15124360,9
10Nghệ thuật, vui chơi và giải trí1261335,6
11Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản253218-13,8
12Sản xuất phân phối, điện, nước, gas65696,2
13Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm6510155,4
14Thông tin và truyền thông22428627,7
15Vận tải kho bãi393384-2,3
16Xây dựng86299215,1
17Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội384518,4

Tại Bảng 14 cho thấy, số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như:

Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 3.503 doanh nghiệp, chiếm 38,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.273 doanh nghiệp, chiếm 13,9%; Xây dựng có 992 doanh nghiệp, chiếm 10,9%. 

Về tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 8 tháng đầu năm giảm ở 3 ngành so với cùng kỳ năm 2017 gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 13,8%; Khai khoáng giảm 3,9% và Vận tải kho bãi giảm 2,3%. Các ngành, nghề còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!