Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 năm 2018

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 năm 2018

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 13.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 152.541 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2017, tăng 16,5% về số doanh nghiệp, tăng 27,9%% về số vốn đăng ký.

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2018

1. tháng đầu năm 2018

1.1. Số liệu đăng ký doanh nghiệp tháng 10/2018    

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 10/2018 đạt 11,7 tỷ đồng, tăng 26,8% so với tháng trước.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2018 là 105.049 lao động, tăng 23,5% so với tháng trước, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2017.     

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên cả nước là 3.453 doanh nghiệp, tăng 28,1% so với tháng 9/2018, tăng 159,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 10/2018 là 1.911 doanh nghiệp, tăng 2,9% so với tháng 9/2018 và tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 4.773 doanh nghiệp, giảm 43,6% so với tháng 9/2018.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.771 doanh nghiệp, giảm 26,2% so với tháng 9/2018 và tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2017.

1.2. Số liệu đăng ký doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2018               

1.2.1. Tình hình chung cả nước trong 10 tháng năm 2018
a) Về doanh nghiệp thành lập mới

Trong 10 tháng năm 2018, cả nước có 109.611 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.115.952 tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng năm nay là 924.791 lao động, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.  

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm là 3.161.090 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 1.115.952 tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2017) và 2.045.138 tỷ đồng (tăng 44,6%) thông qua 35.838 lượt đăng ký tăng vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động (tăng 21,4%).

Biểu đồ 1: So sánh tình hình DN thành lập mới trong 10 tháng đầu năm (Từ năm 2014-2018)

Biểu đồ 1 cho thấy số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký trong 10 tháng đầu năm liên tục tăng trong giai đoạn 2014-2018 nhưng có xu hướng tăng chậm lại kể từ năm 2017; số lao động đăng ký có xu hướng giảm kể từ năm 2015 đến nay.

b) Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Trong 10 tháng năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 27.935 doanh nghiệp, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.    

c) Về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể

– Trong 10 tháng năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 24.467 doanh nghiệp, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2017.

– Về tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 10 tháng đầu năm cho thấy cả nước có 53.937 doanh nghiệp, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 37.722 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký và 16.215 doanh nghiệp chờ giải thể.

– Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng năm 2018 của cả nước là 13.307 doanh nghiệp, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2017.       

Biểu đồ 2: So sánh tình hình doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, hoàn tất giải thể (Từ năm 2014 – 2018)

Biểu đồ 2 cho thấy tổng số lượng doanh nghiệp đăng ký ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng năm 2018 tăng cao đáng kể so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2014-2018; trong đó, tăng mạnh nhất là số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể.

Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Điều này một mặt thể hiện ý thức tuân thủ quy định về đăng ký tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp còn kém; mặt khác, cho thấy điểm yếu trong công tác hậu kiểm.

1.2.2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ
Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ trong 10 tháng năm 2018 (Bảng 1, Bảng 2 Phụ lục) cho thấy một số điểm cần lưu ý như sau:

– Trong số 06 vùng lãnh thổ trên cả nước, chỉ có 03 vùng có tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới khả quan với biến động cùng tăng về số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký, đó là: Đồng bằng Sông Hồng (tăng 3% về số doanh nghiệp, tăng 32,2% về số vốn), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (tăng 7,7% về số doanh nghiệp, tăng 2,7% về số vốn), Đồng bằng Sông Cửu Long (tăng 3,1% về số doanh nghiệp, tăng 69,1% về số vốn).

Vùng Đông Nam Bộ có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp  mới (tăng 5,1%), tuy nhiên, giảm về số vốn đăng ký (giảm 5,7%). Tuy vậy, trong 10 tháng năm 2018, Đông Nam Bộ vẫn đứng đầu về cả số lượng doanh nghiệp mới (46.817 doanh nghiệp, chiếm 42,7% của cả nước) và số vốn đăng ký (508.273 tỷ đồng, chiếm 45,5%).

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có số lượng doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký đều giảm.

– Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, Đồng bằng Sông Cửu Long đạt cao nhất là 11,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là Đông Nam Bộ đạt 10,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng đạt 10,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; vhu vực Tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất, đạt 6,9 tỷ đồng/doanh nghiệp.

– Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là điểm tích cực trong bức tranh toàn cảnh về đăng ký doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2018. Ở tất cả các vùng lãnh thổ đều có sự gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Ở mỗi vùng, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động xấp xỉ số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngoại trừ tại vùng Đông Nam Bộ, lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (11.569 doanh nghiệp) cao hơn đáng kể so với lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng (8.047 doanh nghiệp).

– Đối với các chỉ tiêu số doanh nghiệp đăng ký ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tại tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng cao (chi tiết tại Bảng 2), ngoại trừ một con số giảm duy nhất là số lượng doanh nghiệp giải thể ở vùng Tây Nguyên (giảm 54,8%).

Vùng Đồng bằng Sông Hồng có tổng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể cao nhất cả nước (32.907 doanh nghiệp);

Trong đó, các chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp đăng ký ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng lần lượt là 30,5%, 103,8% và 40,9%.

05 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể cao nhất là: Hà Nội (17.334), TP. Hồ Chí Minh (14.918), Đà Nẵng (1.559), Bình Dương (1.297), Thanh Hóa (1.263).

05 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cao nhất là: TP. Hồ Chí Minh (3.382), Quảng Nam (2.240), hà Nội (1.325), Bắc Ninh (438), Khánh Hòa (384).

– Số lao động đăng ký của doanh nghiệp mới tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 289.970 lao động, chiếm 31,4% tổng số của cả nước; ít nhất là ở Tây Nguyên với 17.853 lao động, chiếm 1,9%. 

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 15,5 lao động/doanh nghiệp;

Tiếp đến là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 13,2 lao động/doanh nghiệp. Ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ chỉ đạt lần lượt là 8,9 lao động/doanh nghiệp và 6,1 lao động/doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thành lập mới suy giảm kéo theo giảm số lao động đăng ký ở tất cả các vùng lãnh thổ, ngoại trừ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trong đó, giảm mạnh nhất ở các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc (giảm 21,3%), Tây Nguyên (giảm 13,7%), Đồng bằng Sông Cửu Long (giảm 13%).

1.2.3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động

Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động trong 10 tháng năm 2018 (Bảng 3 Phụ lục) cho thấy một số xu hướng, đặc điểm như sau:

– Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2017 ở 12/17 lĩnh vực kinh doanh chính; trong đó, nổi bật có ngành Kinh doanh bất động sản tăng 42,5%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 25,6%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 24,7%.

Các ngành nghề có số doanh nghiệp mới giảm; so với cùng kỳ năm trước là: Vận tải kho bãi giảm 20,3%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 9,7%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 6,6%; Thông tin và truyền thông giảm 4,8%; Khai khoáng giảm 2,8%.   

– Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung nhiều nhất ở các ngành:

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 38.121 doanh nghiệp, chiếm 34,8%; Xây dựng có 14.136 doanh nghiệp, chiếm 12,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 13.526 doanh nghiệp, chiếm 12,3%. Các ngành, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thấp nhất; là: Khai khoáng có 549 doanh nghiệp, chiếm 0,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 722 doanh nghiệp, chiếm 0,7%; Sản xuất phân phối điện, nước, gas có 926 doanh nghiệp, chiếm 0,8%.   

– Các ngành nghề có số vốn đăng ký lớn nhất là: Kinh doanh bất động sản; có 332.354 tỷ đồng, chiếm 29,8% trên tổng số vốn đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 173.783 tỷ đồng, chiếm 15,6%; Xây dựng có 148.344 tỷ đồng, chiếm 13,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 129.766 tỷ đồng, chiếm 11,6%.

 Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, các ngành có tỷ trọng cao như:

Kinh doanh bất động sản đạt 57,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, gas đạt 56,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 19,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 17,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; Khai khoáng đạt 15,7 tỷ đồng/doanh nghiệp.

– Tất cả các ngành nghề đều có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Ở mỗi ngành nghề, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; đều xấp xỉ số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; ngoại trừ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; và Xây dựng là các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp; quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng.

– Tất cả 17 ngành, nghề kinh doanh chính đều đang đối mặt với tình trạng số lượng doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tạm ngừng hoạt động không đăng ký; hoặc chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao trong 10 tháng đầu 2018.

Biểu đồ 3: 10 ngành nghề có số lượng doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cao nhất trong 10 tháng năm 2018

tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 năm 2018

Biểu đồ 4: 10 ngành nghề có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký; hoặc chờ giải thể cao nhất trong 10 tháng năm 2018

đăng ký doanh nghiệp tháng 10 năm 2018
 – Một số ngành thu hút nhiều lao động gồm có:

Công nghiệp chế biến, chế tạo có 339.447 lao động, chiếm 36,7% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 199.690 lao động, chiếm 21,6%; Xây dựng có 93.938 lao động, chiếm 10,2% trên tổng số. 

 Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao hơn; so với các ngành còn lại là: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 25,1 lao động/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 11,2 lao động/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 11,1 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng có 10,2 lao động/doanh nghiệp.

1.2.4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn

Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn; trong 10 tháng năm 2018 (Bảng 4 Phụ lục) cho thấy tất cả các quy mô vốn; đều có số lượng doanh nghiệp tăng ở tất cả các tiêu chí.

Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới tăng cao nhất là ở nhóm; quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng (31,9%) và thấp nhất là ở nhóm quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng (2,7%). Điểm đáng mừng là nhóm doanh nghiệp lớn có quy mô vốn; trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng tương đối đáng kể là 15%.

Nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng cao nhất (96,8%) về số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn; đồng thời, tỷ lệ tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký; và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể của nhóm này cũng ở mức cao; (lần lượt là 71,9% và 30,2%); trong khi đó, tỷ lệ tăng về số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh; có thời hạn, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể ở nhóm doanh nghiệp; có quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng là ở mức thấp hơn (lần lượt là 61,7% và 35,9%).

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!