Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 1 năm 2020

đăng ký doanh nghiệp tháng 1 năm 2020

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 1 năm 2020, Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong tháng 01 năm 2020 là 16.746 doanh nghiệp (giảm 9,7% so với cùng kỳ 2019), bao gồm: 8.267 doanh nghiệp thành lập mới (giảm 17,9%) và 8.470 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 0,1%).

1. Tình hình doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

a) Tình hình doanh nghiệp thành lập mới

– Tình hình chung:

Trong tháng 01 năm 2020, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm trong khi số vốn đăng ký tăng và đạt mức cao nhất so với cùng kỳ của các năm trước đây. Cụ thể, cả nước có 8.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 267.178 tỷ đồng, giảm 17,9% về số doanh nghiệp, tăng 76,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019 (số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trong tháng 01/2020 giảm mạnh do thời gian giáp Tết Nguyên đán Canh Tý).

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01 năm 2020 đạt 32,3 tỷ đồng, tăng 115,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lý do có sự tăng đột biến về vốn đăng ký là trong tháng 01/2020 có một doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Hà Nội với số vốn 144.000 tỷ đồng, chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới của doanh nghiệp cả nước.

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01 năm 2020 là 84.458 lao động, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 01 năm 2020 là 501.384 tỷ đồng (giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 267.178 tỷ đồng (tăng 76,8%) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 234.206 tỷ đồng (giảm 51,6%) với 3.652 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn.

– Phân theo lĩnh vực hoạt động:

Trong tháng 01 năm 2020, có 147 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 1,8%) với tổng số vốn đăng ký là 2.437 tỷ đồng (chiếm 0,9%), giảm 23,8% về số vốn so với cùng kỳ 2019; có 2.413 doanh nghiệp thuộc khu vực Công nghiệp và Xây dựng (chiếm 29,2%) với tổng số vốn đăng ký là 44.859 tỷ đồng (chiếm 16,8%), giảm 10,6% về số doanh nghiệp, tăng 0,1% về số vốn; có 5.716 doanh nghiệp thuộc khu vực Dịch vụ (chiếm 69,1%) với tổng số vốn đăng ký là 219.882 tỷ đồng (chiếm 82,3%), giảm 21,0% về số doanh nghiệp, tăng 110,8% về số vốn.

Số lượng thành lập doanh nghiệp mới vẫn tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn; bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy với 2.038 doanh nghiệp (chiếm 24,6%) và số vốn đăng ký là 17.377 tỷ đồng (chiếm 6,5%); tiếp đến là ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.216 doanh nghiệp (chiếm 14,7%) với số vốn đăng ký là 15.576 tỷ đồng (chiếm 5,8%); ngành Xây dựng có 1.065 doanh nghiệp (chiếm 12,9%) với số vốn đăng ký là 25.927 tỷ đồng (chiếm 9,7%).

Có 05 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2019 là:

Sản xuất, phân phối điện, nước, gas (tăng 8,6%); Thông tin và truyền thông (tăng 8,0%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (tăng 4,6%); Giáo dục và đào tạo (tăng 2,0%) và Dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 0,2%).

Có 12 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019 trong đó, các ngành có tỷ lệ giảm cao nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (giảm 38,6%); Khai khoáng (giảm 32,6%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 23,9%). Trong đó, các ngành Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Vận tải kho bãi và Y tế hoạt động trợ giúp xã hội cần đặc biệt lưu ý do số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký cùng giảm.

Có 01 ngành không thay đổi về số lượng nhưng tăng về số vốn đăng ký là  Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 23,8%)

Đặc biệt, ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có sự gia tăng đột biến về số vốn đăng ký (tăng 914,0%) nhưng giảm về số lượng doanh nghiệp (giảm 15,7%).

– Phân theo địa bàn:

Trong tháng 01 năm 2020, tất cả 06 vùng lãnh thổ đều có sự sụt giảm về doanh nghiệp thành lập mới, trong đó chỉ có khu vực Đồng bằng sông Hồng có sự gia tăng về số vốn đăng ký.

Khu vực Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất với 3.546 doanh nghiệp (chiếm 42,8% cả nước) và số vốn đăng ký là 54.330 tỷ đồng (chiếm 20,3% cả nước), giảm 12,6% về số doanh nghiệp và giảm 37,9% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh, có 2.583 doanh nghiệp (chiếm 72,8% của khu vực và chiếm 31,2% cả nước) với số vốn đăng ký là 42.478 tỷ đồng (chiếm 78,2% của khu vực và chiếm 15,9% cả nước), giảm 16,3% về số doanh nghiệp và giảm 44,9% về số vốn.

Tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồng với 2.154 doanh nghiệp (chiếm 26,0% cả nước) và số vốn đăng ký là 190.273 tỷ đồng (chiếm 71,2% cả nước), giảm 30,8% về số doanh nghiệp và tăng 456,3% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Thủ đô Hà Nội có 1.203 doanh nghiệp (chiếm 55,8% của khu vực và chiếm 14,5% cả nước) với số vốn đăng ký là 180.739 tỷ đồng (chiếm 95,9% của khu vực và chiếm 67,6% cả nước), giảm 39,6% về số doanh nghiệp và tăng 805,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.

Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm ít nhất với 725 doanh nghiệp (chiếm 8,8% cả nước), giảm 6,7% và số vốn đạt 6.518 tỷ đồng (chiếm 2,4%), giảm 11,7%.

– Phân theo quy mô vốn:

 Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 7.230 doanh nghiệp (chiếm 87,4%, giảm 17,9% so với cùng kỳ 2019) và ít nhất là ở quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng với 136 doanh nghiệp (chiếm 1,6%, giảm 12,3%).

b) Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

– Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 01 năm 2020 là 8.470 doanh nghiệp, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019.

– Trong tháng 01 năm 2020, có 08 ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng và 09 ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động giảm.

Số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động trong tháng 01 năm 2020 tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 3.256 doanh nghiệp, giảm 1,8%; Xây dựng có 1.292 doanh nghiệp, tăng 3,9%; Công nghiệp chế biến chế tạo có 1.002 doanh nghiệp, giảm 8,6%. Kinh doanh bất động sản; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí là các ngành có tỷ lệ tăng doanh nghiệp quay lại hoạt động cao nhất, đạt lần lượt là 108,7%, 60,9% và 45,6%.

– Phân theo địa bàn, trong tháng 01 năm 2020, chỉ có 02 vùng lãnh thổ có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng so với cùng kỳ 2019, cụ thể: Đồng bằng Sông Hồng có 2.809 doanh nghiệp, tăng 12,3%, Đông Nam Bộ có 2.810 doanh nghiệp, tăng 7,6%,

 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 1.468 doanh nghiệp, giảm 21,6%, Tây Nguyên có 268 doanh nghiệp, giảm 14,7%, Đồng bằng Sông Cửu Long có 652 doanh nghiệp, giảm 5,4%, Trung du và miền núi phía Bắc có 463 doanh nghiệp, giảm 2,7%.

2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong tháng 01 năm 2020, có 18.878 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (giảm 24,1% so với cùng kỳ 2019), bao gồm: 11.702 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 8,3%), 5.555 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 54,8%), 1.621 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 10,0%).

a) Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 

– Trong tháng 01 năm 2020, cả nước có 11.702 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh; dưới 01 năm với cơ quan đăng ký kinh doanh; sau khi kết thúc thời gian tạm ngừng có thể sẽ quay trở lại hoạt động kinh doanh.

– Trong tháng 01 năm 2020, có 12 ngành kinh doanh chính có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng hoạt động, đáng chú ý gồm: Kinh doanh bất động sản (285 doanh nghiệp, tăng 53,2%); Hoạt động dịch vụ khác (163 doanh nghiệp, tăng 20,7%); và Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng; và các dịch vụ hỗ trợ khác (651 doanh nghiệp, tăng 16,5%).

– Phân theo địa bàn, có 05 trên 06 vùng lãnh thổ đều tăng về số lượng doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Tây Nguyên và khu vực duy nhất có số lượng doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng kinh doanh giảm. Đồng bằng Sông Hồng có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất; với 4.110 doanh nghiệp (chiếm 35,1% cả nước), tăng 11,4%; tiếp đến là Đông Nam Bộ với 3.619 doanh nghiệp (chiếm 30,9%), tăng 8,0%.

b) Tình hình doanh nghiệp chờ giải thể

– Trong tháng 01 năm 2020, số doanh nghiệp chờ giải thể là 5.555 doanh nghiệp; giảm 54,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 615 doanh nghiệp; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 2.133 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 2.807 doanh nghiệp; chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.

– Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 2.263 doanh nghiệp, chiếm 40,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 666 doanh nghiệp, chiếm 12,0%; Xây dựng có 571 doanh nghiệp, chiếm 10,3%.

– Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng doanh nghiệp; chờ giải thể lớn nhất với 2.616 doanh nghiệp, chiếm 47,1%; tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 1.032 doanh nghiệp, chiếm 18,6%.

c) Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể

– Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 01 năm 2020 là 1.621 doanh nghiệp; giảm 10,0% so với cùng kỳ năm 2019.

– Có 10 ngành có số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm; và 07 ngành có số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng. Các ngành có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể mạnh nhất là; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 14 doanh nghiệp, tăng 75,0%; Kinh doanh bất động sản có 81 doanh nghiệp, tăng 44,6%; Giáo dục và đào tạo có 54 doanh nghiệp, tăng 22,7%. Các ngành có tỷ lệ giảm doanh nghiệp giải thể đáng chú ý là; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; (16 doanh nghiệp, giảm 27,3%) và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (34 doanh nghiệp, giảm 26,1%)

– Phân theo vùng lãnh thổ, 04 vùng có số lượng doanh nghiệp giải thể giảm là; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (262 doanh nghiệp, giảm 33,2%); Đồng bằng Sông Cửu Long (171 doanh nghiệp, giảm 27,2%); và Trung du và miền núi phía Bắc (81 doanh nghiệp, giảm 21,4%). Tây nguyên là khu vực giảm mạnh nhất về số lương doanh nghiệp giải thể; trong tháng 01 năm 2020 (59 doanh nghiệp, giảm 41,0%).

Khu vực Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất; với 647 doanh nghiệp (chiếm 39,9% cả nước), tăng 11,0%. Đồng bằng Sông Hồng có 401 doanh nghiệp giải thể (chiếm 24,7%), tăng 3,1%.

3. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (Đăng ký doanh nghiệp tháng 1 2020)

– Trong tháng 01 năm 2020, cả nước có 3.496 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.

– Số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký tập trung chủ yếu ở các ngành; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (1.197 doanh nghiệp, chiếm 34,2%); Xây dựng (515 doanh nghiệp, chiếm 14,7%); Công nghiệp chế biến, chế tạo có 388 doanh nghiệp (chiếm 11,1%).  

– Các địa phương có số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký lớn nhất là; Hà Nội (769 doanh nghiệp, chiếm 22,0% cả nước), TP Hồ Chí Minh (701 doanh nghiệp, chiếm 20,1%); Thanh Hóa (341 doanh nghiệp, chiếm 9,8%), Đà Nẵng (198 doanh nghiệp, chiếm 5,6%).

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!