Tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang 6 tháng đầu năm 2020

đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Trong định hướng phát triển Tiền Giang đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng các huyện phía Đông là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại hình công nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản; cùng các tiềm năng về du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Vùng các huyện phía Tây có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế Quốc lộ 1. Và vùng thành phố Mỹ Tho – Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiền Giang có nhiều ưu thế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ cũng như với các nước Đông Nam Á đặc biệt là các quốc gia cùng chia sẻ nguồn tài nguyên dọc sông Mekong.

Trong những năm qua, tỉnh đã thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp – nông thôn cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 28.148 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) giảm 0,83% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,02%), khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 5,54%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,39% và khu vực dịch vụ tăng 0,43 % (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm).

Tuy tốc độ tăng trưởng có giảm so cùng kỳ, nhưng đạt được kết quả trên là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo địa phương, các ngành, các cấp trong chỉ đạo điều hành, cộng với sự  đồng lòng, phấn đấu vượt qua khó khăn của các cơ sở kinh tế và nhân dân trong tỉnh. GRDP nếu tính theo giá hiện hành đạt 46.767 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp những tháng đầu năm 2020 của tỉnh Tiền Giang cũng chịu nhiều tác động nhưng đến tháng 6 đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn.

I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang

1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:

Tính đến tháng 6/2020, Tiền Giang có 4.631 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 8,2% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,6% cả nước). Tiền Giang đang xếp thứ 31 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Tiền Giang có 2,6 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước.

Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.

Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. Tiền Giang có 4,6 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động (gần bằng 1/3 mức trung bình của cả nước).

2. Về doanh nghiệp thành lập mới:

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Tiền Giang có 363 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 7,9% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,6% cả nước) với số vốn đăng ký là 2.237 tỷ đồng (chiếm 6,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước), tăng 14,9% về số doanh nghiệp và giảm 38,1% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Tiền Giang là 7.725 (chiếm 13,4% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 1,5% cả nước), tăng 81,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng Quý II/2020, Tiền Giang có 196 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.337 tỷ đồng, tăng 17,4% về số doanh nghiệp và tăng 48,5% về số vốn so với Quý I/2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Tiền Giang là 6.112, tăng 278,9% so với Quý I/2020.

Từ những số liệu trên có thể thấy tinh thần khởi nghiệp tại Tiền Giang thời điểm này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Tâm lý e ngại và thận trọng của các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp đã dần bị xóa bỏ. Điều này cho thấy những giải pháp của Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Tiền Giang nhằm hỗ trợ, đồng  hành cùng doanh nghiệp để khôi phục nền kinh tế trong giai đoạn này đã có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, chính quyền tỉnh Tiền Giang cần bám sát những chỉ đạo của Chính phủ và sớm thực hiện những giải pháp phù hợp với địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.

3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Tại Tiền Giang, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 251 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 14,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 1,0% cả nước), tăng 151% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng Quý II/2020, Tiền Giang có 80 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 35,5% so với Quý I/2020.

4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:

Trong 6 tháng đầu năm 2020; tại Tiền Giang có: 114 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; (chiếm 7,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,4% cả nước); tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2019; 435 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; (chiếm 18,1% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 2,2% cả nước); tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2019; 50 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 6,7% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; và chiếm 0,7% cả nước), tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng trong Quý II/2020, Tiền Giang có: 46 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; giảm 32,4% so với Quý I/2020;

197 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 24,2% so với Quý I/2020; 24 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,0% so với Quý I/2020.

Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Tiền Giang; có 126 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; (chiếm 7,2% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,6% cả nước), tăng 77,5% so cùng kỳ năm 2019. Riêng Quý II/2020, Tiền Giang có 67 doanh nghiệp; không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 19,6% so với Quý I/2020.

II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh

– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019; Tiền Giang đạt 63,91 điểm, xếp vị trí thứ 46/63, thuộc nhóm Khá.

-Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh; ở Việt Nam (PAPI) của Tiền Giang đạt 43,21 điểm; nằm trong nhóm 15 tỉnh có điểm số Trung bình thấp.

– Tại Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX 2019); Tiền Giang đạt 79,68%xếp hạng 48/63, thuộc nhóm C (nhóm thấp nhất, gồm 19 tỉnh, thành phố).

Nhìn vào các chỉ số trên có thể thấy rằng tình hình cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Tiền Giang chưa thực sự hiệu quả; các chỉ số vẫn còn ở mức thấp, chưa tạo được tiền đề để thu hút doanh nghiệp. Mặc dù chỉ sốNăng lực cạnh tranh cấp tỉnh thuộc nhóm khá; nhưng hai chỉ số còn lại đều thuộc nhóm thấp. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có; để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang