Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ.
Tỉnh Hậu Giang phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ – Trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng ĐBSCL; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặt bằng và tỉnh Vĩnh Long – trục đường thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên 1.608km vuông.
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ.
Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ…
Vùng đất Hậu Giang còn nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, là nơi mưa thuận gió hòa thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới. Miền đất Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc miền sông nước Nam Bộ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hòa nhập với tiến trình phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế.
Trên bước đường đi tới Hậu Giang mong muốn hợp tác phát triển có hiệu quả với các tỉnh bạn, các tổ chức quốc tế và bè bạn gần xa.
Với tiềm năng sẵn có và truyền thống mến khách, Hậu Giang luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Đến với Hậu Giang các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án.
Năm 2019, kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,4%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,64%; doanh thu du lịch tăng 8,73%, xuất khẩu giảm 11,26%, nhập khẩu tăng 7,58%.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều người tỏ ra e ngại và thận trọng trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nên tình hình đăng ký doanh nghiệp tại Hậu Giang chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên hiện nay đã có nhiều cải thiện.
I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại Hậu Giang
1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:
Tính đến tháng 6/2020, Hậu Giang có 2.057 doanh nghiệp đang hoạt động, trong khi đó cả nước có 780.056 đang hoạt động (chiếm 3,7% khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 0,3% cả nước). So với năm 2019, số doanh nghiệp đang hoạt động tại Hậu Giang tăng 7,8%. Hậu Giang hiện đang xếp thứ 51 trên cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.
Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Hậu Giang có 2,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của cả nước.
Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.
Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụthể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và (8) Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. Hậu Giang có 5,2 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao động (khoảng 1/3 mức trung bình cả nước).
2. Về doanh nghiệp thành lập mới:
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mới được kiểm soát và thực hiện dừng cách ly xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh không thiết yếu đã được phép hoạt động trở lại, nên tình hình doanh nghiệp thành lập mới của tỉnh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm đã từng bước được phục hồi và có chuyển biến tích cực.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hậu Giang có 213 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 4,7% khu vực đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước) với số vốn đăng ký đạt 1.833 tỷ đồng (chiếm 5% khu vực và chiếm 0,2% cả nước), tăng 6% về số doanh nghiệp và tăng 2,9% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Hậu Giang là 1.947 (chiếm 3,4% khu vực và chiếm 0,4% cả nước), giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2019.
(Cả nước có 62.049 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 697.089 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507.233 người, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về số vốn và giảm 21,8% về số lao động đăng ký so với cùng kỳ 2019).
Riêng Quý II/2020, Hậu Giang có 123 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.251 tỷ đồng, tăng 36,7% về số doanh nghiệp và 114,9% về số vốn so với Quý I/2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Hậu Giang là 1.239, tăng 75% so với Quý I/2020.
Từ những số liệu trên có thể thấy tinh thần khởi nghiệp tại Hậu Giang đã có những tín hiệu đáng mừng. Cho thấy giải pháp của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục nền kinh tế đạt được những hiệu quả nhất định.
3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
Tại Hậu Giang, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 66 doanh nghiệp quay lại hoạt động (chiếm 3,7% khu vực và chiếm 0,3% cả nước), tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. (Cả nước có25.157 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16,4% so với cùng kỳ 2019).
Riêng Quý II/2020, Hậu Giang có 27 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 42,6% so với Quý I/2020.
4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:
Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường tiếp tục thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là xu hướng chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để nghe ngóng, xem xét diễn biến của dịch bệnh, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay “đóng cửa” doanh nghiệp, chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm dịch bệnh. Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể trong 6 tháng đầu năm.
Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Hậu Giang có:
48 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 3% khu vực và chiếm 0,2% cả nước), giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 29.169 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 38,2% so cùng kỳ 2019); 91 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 3,8% khu vực và chiếm 0,5% cả nước), tăng 184,4% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 19.625 doanh nghiệp tạm ngừng chờ giải thể, giảm 10,2% so cùng kỳ 2019); và 15 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 2% khu vực và chiếm 0,2% cả nước), tăng 36,4% so cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 7.433 doanh nghiệp giải thể, giảm 5% so cùng kỳ 2019).
Riêng trong Quý II/2020, Hậu Giang có: 12 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; giảm 66,7% so với Quý I/2020; 22 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 69% so với Quý I/2020; 6 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 33,3% so với Quý I/2020.
Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Hậu Giang có 78 doanh nghiệp; không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký tăng 32,2%; so cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 22.398 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; tăng 33,9% so cùng kỳ 2019). Đây là các doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.
II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh
– Nhìn chung, tình hình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); về đăng ký doanh nghiệp tại Hậu Giang được xử lý tương đối tốt. Cụ thể trong năm 2019: thời gian trung bình; xử lý hồ sơ đăng ký thành lập mới là 2,09 ngày; nhanh hơn so với quy định tại Luật Doanh nghiệp (03 ngày làm việc); tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt 95,06% chưa đạt mức trung bình cả nước là 98,36%. Hâu Giang cũng đã triển khai rất tốt việc áp dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp; qua mạng điện tử với tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; được thực hiện bằng phương thức này đạt 24,67%, thấp hơn mức trung bình của cả nước là 70,7%.
– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thứ hạng của Hậu Giang liên tục giảm trong những năm trở lại đây. Từ thứ 25 tại bảng xếp hạng PCI năm 2014 xuống thứ 36 (2015); thứ 37 (2016) và thứ 50 (năm 2017). Năm 2018 có sự tăng nhẹ lên thứ 44; và năm 2019 lên thứ 43 với 64,14 điểm, thuộc nhóm Khá.
So với các tỉnh/thành phố trên cả nước, Hậu Giang có 4/10 chỉ số trên 7 điểm; đó là chỉ số Chi phí thời gian (8,12 điểm), Gia nhập thị trường (7,74 điểm); Tính năng động (7,15 điểm) và Chi phí không chính thức (7,01 điểm). Một số lĩnh vực hiện còn ở thứ hạng thấp; do vậy, đề nghị tỉnh cần lưu ý để có giải pháp cải thiện.
– Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu ý là năm 2019; Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI); của Hậu Giang đạt 44,49 điểm và xếp thứ 19 cả nước; nằm trong nhóm 16 tỉnh có điểm số Trung bình cao; tăng so với năm 2015 (33,77 điểm), 2016 (33,63 điểm), 2017 (36,16 điểm) và 2018 (42,06 điểm)
–Tại Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2019; Hậu Giang đạt 81,05%, xếp hạng 31/63, thuộc nhóm B (nhóm trung bình, gồm 43 tỉnh, thành phố).
Trong bối cảnh đất nước đang kiểm soát tốt dịch bệnh; cũng như được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động; có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN; thì việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là rất quan trọng đối với mỗi địa phương.
Do vậy, trong thời gian tới, đề nghị chính quyền tỉnh quyết liệt hơn; thực hiện hiệu quả hơn các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng; sẵn có để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.