Chương trình làm việc của Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ (từ ngày 25-26/01/2018), sáng ngày 25/01/2018, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam – Bà Beatrice Maser Mallor đã có buổi thăm và làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở sự hợp tác hiệu quả của hai Chính phủ trong thời gian qua, Chính phủ Thụy Sỹ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các yếu tố phát triển bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của doanh nghiệp Việt Nam.
Tại thành phố Cần Thơ, chính phủ Thụy Sỹ và các đối tác đã và đang triển khai một số dự án phát triển quan trọng.
Trong chuyến công tác ngắn tại thành phố lần này, Bà Đại sứ đã dành thời gian đến thăm và làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Cần Thơ.
Mục đích của buổi làm việc là nhằm nắm bắt tắt thành tựu, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Cần Thơ và những kết quả của Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, đặc biệt những kết quả cụ thể ghi nhận tại địa phương. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để địa phương trao đổi về những kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác đăng ký kinh doanh.
Trong lịch trình công tác làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư lần này, Bà Beatrice Maser Mallor dành hai giờ đồng hồ để thăm Cơ quan đăng ký kinh doanh thành phố Cần Thơ, bao gồm việc tìm hiểu quy trình đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh, quy trình xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh, phỏng vấn doanh nghiệp Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và họp với Lãnh đạo Sở KH&ĐT, đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những đóng góp của Thụy Sỹ đối với Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam (Sở kế hoạch và đầu tư)
Trong cuộc họp với Bà Beatrice Maser Mallor, Ông Lê Mạnh Tùng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày về những đóng góp, hỗ trợ của Thụy Sỹ đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh của Việt Nam.
Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 2008 với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, trong đó có SECO. Từ năm 2010-2013, “Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam” đã được SECO hỗ trợ để thực hiện hai giai đoạn: Xây dựng Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Giai đoạn 1) và Xây dựng Hệ thống cung cấp báo cáo tài chính và dịch vụ thông tin về doanh nghiệp (Giai đoạn 2).
Những thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được trong giai đoạn này đó là việc hoàn thiện từng bước khung khổ pháp lý về đăng ký doanh nghiệp và xây dựng thành công Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chứa đựng thông tin có giá trị pháp lý về các doanh nghiệp thuộc khối dân doanh trên phạm vi toàn quốc.
Giai đoạn 2014-2018, SECO tiếp tục hỗ trợ thực hiện Dự án “Mở rộng các loại hình doanh nghiệp đăng ký trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.
Mục tiêu của Dự án là nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua việc tăng cường năng lực cho Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, các Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như quan hệ phối hợp liên ngành với các Bộ, cơ quan liên quan.
Cải cách đăng ký kinh doanh có vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Những tiến bộ về đăng ký kinh doanh đã góp phần tích cực trong việc khuyến khích doanh nghiệp gia nhập thị trường. Năm 2017 đã ghi nhận gần 127 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng. Chi phí khởi sự kinh doanh cũng đã giảm từ 44,5% thu nhập bình quân đầu người xuống chỉ còn 4,6%. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới đã giảm từ 15 ngày (trước năm 2010) xuống còn 03 ngày (kể từ năm 2015 đến nay).
Hiện tại, toàn bộ thông tin có giá trị pháp lý của 1,2 triệu doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tiến bộ trong công tác đăng ký kinh doanh tại thành phố Cần Thơ
Trong thời gian vừa qua, hưởng ứng tinh thần quyết liệt cải cách môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ, chính quyền thành phố Cần Thơ đã có những giải pháp chủ động, tích cực, trong đó đặc biệt chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính cũng như thái độ phục vụ của cán bộ.
Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ đã thực hiện rất tốt định hướng, chỉ đạo của cơ quan Trung ương. Về thủ tục đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2017, Phòng Đăng ký kinh doanh đã tiếp nhận và xử lý 11.070 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, trong đó xử lý trước hạn 6.682 hồ sơ (60.36%), đúng hạn 4.259 hồ sơ (38.4%). Đồng thời, thành phố Cần Thơ cũng đã phấn đấu nâng tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử lên 25,4% với 2.815 hồ sơ, tăng gấp 24 lần so với năm 2016 (116 hồ sơ).
Kết quả vượt bậc này đạt được nhờ công tác tuyên truyền về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được thực hiện thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện báo, đài nhằm tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân khuyến khích hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Ngoài ra, công tác hỗ trợ trong quá trình doanh nghiệp; thực hiện thủ tục luôn được thực hiện kịp thời.
Nhiều phương thức hỗ trợ được triển khai như hỗ trợ qua điện thoại, email và các chương trình ứng dụng tin học khác để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thao tác trực tiếp.
Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh cũng phối hợp với Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức lớp tập huấn đăng ký doanh nghiệp qua mạng cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ngoài những kết quả ghi nhận được trong công tác cải cách đăng ký kinh doanh; Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu một số hạn chế, khó khăn; trong công tác quản lý nhà nước. Cụ thể về mặt nhân sự, số lượng biên chế cán bộ được giao còn ít; so với khối lượng công việc cần giải quyết; đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ và lãnh đạo Thành phố; đặt yêu cầu cao về cải cách thủ tục hành chính; dẫn đến áp lực ngày càng gia tăng cho cán bộ.
Một vấn đề khác chính quyền thành phố đang gặp khó khăn; là vấn đề quản lý đối tượng hộ kinh doanh cá thể. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có gần 30 nghìn hộ kinh doanh cá thể; (được cấp bởi Phòng Tài chính – Kế hoạch, thuộc UBND quận/huyện) và 167 Hợp tác xã; đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, do chưa có cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu; giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, cấp tỉnh và cơ quan thuế; chưa có cơ sở dữ liệu chưa tập trung nên hiệu quả quản lý nhà nước; đối với các đối tượng này chưa cao.
Do vậy, Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ; đề xuất xây dựng hệ thống quản lý tập trung đối với tất cả các đối tượng; gồm doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI và hộ kinh doanh cá thể.
Trao đổi tại buổi làm việc; Ông Nguyễn Văn Hồng – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho biết; “Trong nỗ lực chung của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh; chúng tôi luôn hết sức cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi; cho doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động; và đóng góp cho sự phát triển của kinh tế Thành phố Cần Thơ.
Chúng tôi đã đẩy mạnh việc khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; sử dụng dịch vụ ĐKDN qua mạng điện tử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, tiến hành nhiều hình thức cải thiện chất lượng dịch vụ; trong đón tiếp, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp. Nhờ đó, trong năm 2017, số lượng hồ sơ nộp qua mạng; đã tăng gấp 24 lần so với năm 2016.
Theo đánh giá của VCCI, trong năm 2016, chỉ số Gia nhập thị trường của Thành phố Cần Thơ; đã tăng từ 8,18 lên 8,65 điểm, góp phần đáng kể; trong việc đưa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Cần Thơ; vươn lên đứng thứ 11 trên cả nước;
Đây cũng là lĩnh vực được đánh giá tốt nhất trong số 10 lĩnh vực; làm nên năng lực cạnh tranh của Thành phố”. Ông Nguyễn Văn Hồng cũng nhấn mạnh; một trong những yếu tố đóng góp vào những cải thiện trong đăng ký kinh doanh; thời gian qua chính là sự hỗ trợ tích cực; của Chính phủ Thụy Sỹ và Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ.
“Chúng tôi hết sức ghi nhận và biết ơn đối với sự hợp tác, hỗ trợ ;của Chính phủ Thụy Sỹ, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam và SECO; trong phát triển một nền kinh tế bền vững, công bằng tại Việt Nam. Kết quả hỗ trợ giữa Thụy Sỹ và Việt Nam trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; đã đem đến những thay đổi cơ bản trong dịch vụ hành chính công theo hướng hiện đại; nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua ứng dụng công nghệ thông tin; trong trao đổi, chia sẻ thông tin doanh nghiệp, phù hợp; với tiêu chí phát triển bền vững; trong khuôn khổ hợp tác của hai Chính phủ.”
Phát biểu tại buổi làm việc, Bà Beatrice Maser Mallor cho biết:
“Rất ấn tượng với kết quả, hiệu quả triển khai của Việt Nam; đối với Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh trong những năm vừa qua; và Chính phủ Thụy Sỹ hoàn toàn ủng hộ việc cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam”. Đại sứ cũng đánh giá cao những nỗ lực và; kết quả đạt được của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ nói chung; và Phòng Đăng ký kinh doanh nói riêng.
Trong điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, thành phố; đã phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác đăng ký kinh doanh; đóng góp vào việc phát triển môi trường đầu tư, kinh doanh của toàn thành phố. Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ; với những nỗ lực quảng bá; cho các kết quả đạt được của công tác cải cách đăng ký kinh doanh; thông qua phương tiện thông tin đại chúng là một bài học kinh nghiệm tốt; mà các địa phương có thể áp dụng.
Sau buổi làm việc tại Sở Kế hoạch và thành phố Cần Thơ; Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Beatrice Maser Mallor; tiếp tục thăm và làm việc tại Khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.