Công ty mẹ là gì? Công ty con là gì? Thế nào là công ty mẹ con?

Công ty mẹ là gì? Công ty con là gì? Thế nào là công ty mẹ con? Thế nào là công ty mẹ, công ty con? Quy định của pháp luật doanh nghiệp về công ty mẹ, công ty con.

Công ty mẹ, công ty con là khái niệm được nhiều người nhắc đến trong hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên khái niệm này được pháp luật nước ta quy định như thế nào thì vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.

Công ty mẹ là gì? Công ty con là gì? Thế nào là công ty mẹ con?

Việc nhận định như thế nào là một công ty mẹ có thể dựa vào các yếu tố như số vốn đóng góp, quyền quản lý, điều hành hoặc quyền đưa ra quyết định,… của một công ty đối với một công ty khác. Chẳng hạn một công ty A sẽ được coi là công ty mẹ của công ty B nếu đáp ứng được một trong ba yếu tố sau:

– Công ty A có sở hữu ít nhất 50% trở lên vốn điều lệ  hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty B.

– Công ty A được quyền đưa ra quyết định đối với việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty B.

– Hoặc công ty A có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty B.

Điều 189 Luật doanh nghiệp năm 2014. còn quy định về công ty mẹ, công ty con như sau:

– Một công ty là công ty con thì sẽ không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.

– Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Nếu là các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Đặc điểm và sự liên kết trong mô hình công ty mẹ – công ty con

Cụ thể hơn Nghị định 96/2015/ND-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp có hướng dẫn về vấn đề này:

Thứ nhất, góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

Thứ hai, sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

Thứ ba, cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.

Thứ tư, chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.

Thứ năm, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

Thứ sáu, Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về mô hình công ty mẹ, công ty con

Luật doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận rõ về quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con, theo đó:

Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

Như vậy có thể hiểu rằng công ty mẹ là một công ty A sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát điều hành và các hoạt động của công ty B (công ty con). Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó.Luật Doanh nghiệp năm 2014  đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa công ty mẹ – công ty con, mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự và sản xuất kinh doanh của công ty con theo chiến lược chung  đối với công ty con.

II.TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Xem thêm: Công ty liên kết là gì? Quy định của Luật doanh nghiệp về công ty liên kết?

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty cổ phần có 3 cổ đông có 6 thành viên hội đồng quản trị; 1 cổ đông chiếm 50% vốn điều lệ công ty và 3 thành viên hội đồng quản trị nắm giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị; 3 thành viên hội đồng quản trị khác do 2 cổ đông khác. Xin hỏi trong trường hợp này, cổ đông giữ 50% có phải là công ty mẹ của công ty cổ phần đó không?

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi, về vấn đề của bạn công ty chúng tôi xin trả lời như sau:

Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp năm 2014.  như sau:

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

Xem thêm: Công ty con ký hợp đồng với công ty mẹ có được xuất hóa đơn không?

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”

Việc tổ chức, quản lý công ty cổ phần được quy định tại các điều từ Điều 149 đến Điều 152 Luật doanh nghiệp năm 2014. như sau:

– Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

– Hội đồng quản trị quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty.

– Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp;

+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;

+ Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

+ Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

– Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

Theo đó, số lượng thành viên hội đồng quản trị là 6 thành viên do Điều lệ công ty quy định là không trái pháp luật tuy nhiên nội dung bạn cung cấp là 3 thành viên hội động quản trị nắm giữ chức chủ tịch quản trị là không chính xác bởi chủ tịch hội đồng quản trị là chức danh quản ký cho 1 cá nhân là thành viên hội đồng quản trị. Nội dung này phải được hiểu là: trong công ty có 1 cổ đông chiếm giữ 50% vốn điều lệ, cổ đông này cử 3 thành viên tham gia hội đồng quản trị, trong đó có 1 người giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị.

Điều 189 Luật doanh nghiệp năm 2014. quy định về công ty mẹ, công ty con với nội dung sau đây:

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”

Theo đó, trong trường hợp này cổ đông chiếm giữ 50% vốn điều lệ của công ty mà bạn đề cập được hiểu là một công ty khác, tuy nhiên chưa đủ điều kiện để trở thành công ty của công ty có phần vốn góp bởi:

– Không sở hữu trên 50% vốn điều lệ (chiếm 50% vốn điều lệ);

– Không có quyền bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên hội đồng quản trị (3/6 thành viên);

– Không có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty (thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang