Nét nổi bật trong công tác năm 2017 của cục quản lý đăng ký kinh doanh

nét nổi bật năm 2017 của cục quản lý đăng ký kinh doanh

Bối cảnh chung

Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm Chính phủ đẩy mạnh hoạt động theo phương châm Chính phủ hành động, kiến tạo và phục vụ. Theo đó, nhiều nhiệm vụ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được triển khai thực hiện bởi cục quản lý đăng ký kinh doanh. Đối với công tác đăng ký kinh doanh, đã đẩy mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý về đăng ký kinh doanh; tiếp tục rà soát, cập nhật thông tin trong Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; tiếp tục hoàn thiện hệ thống liên thông thực hiện đăng ký đầu tư – đăng ký doanh nghiệp theo yêu cầu pháp lý mới,…

Năm 2018 tiếp tục đặt ra những thách thức và yêu cầu mới, đòi hỏi cơ quan đăng ký kinh doanh từ trung ương đến địa phương phải nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh minh bạch hóa thông tin và tích cực hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho công tác nghiệp vụ. Đồng thời, việc phối hợp trong nước và quốc tế về đăng ký kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo nhiều cơ hội hợp tác phát triển và là xu thế tất yếu trong quá trình kiện toàn, nâng cao vai trò của cơ quan đăng ký kinh doanh trong tương lai.

1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký doanh nghiệp

Ngày 25/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1078/QĐ-TTg ban hành Danh mục văn bản để ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Việc sửa đổi Nghị định 78 sẽ tạo ra một bước chuyển lớn trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý trong đăng ký doanh nghiệp.

Nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT ngày 18/4/2017

Hướng dẫn giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thông tư số 02/2017/TT-BKHĐT được thiết kế theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài.

Theo đó, Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp, thông tin về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký đầu tư trao đổi thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Điều này giúp giảm chi phí tuân thủ cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời, đẩy mạnh sự công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước theo mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử đã nêu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ.

nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

2. Triển khai áp dụng các quy định về đăng ký kinh doanh quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (Cục quản lý đăng ký kinh doanh)

Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân và các địa phương triển khai áp dụng các quy định về đăng ký kinh doanh

Về hỗ trợ trực tiếp thông qua điện thoại, skype, teamviewer, email, live chat ước tính đã có trên 96 nghìn lượt yêu cầu hỗ trợ, trong đó có gần 10 nghìn lượt yêu cầu hỗ trợ từ Phòng ĐKKD địa phương và trên 86 nghìn yêu cầu hỗ trợ của người dùng Cổng thông tin được tiếp nhận và xử lý, bao gồm:

Các yêu cầu về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, thanh toán qua mạng điện tử, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thông tin và về các nội dung khác (tính đến ngày 04/12/2017). Từ tháng 6/2017, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã triển khai tổng đài hỗ trợ 1900.9026. Công tác hỗ trợ đã góp phần nâng cao chất lượng và tiến độ giải quyết các bước nghiệp vụ trên Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Về hỗ trợ, hướng dẫn pháp lý qua văn bản, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về đăng ký doanh nghiệp hoặc tham gia đóng góp ý kiến đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp như:

Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hoặc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, không phổ biến

Hướng dẫn đăng ký thay đổi vốn điều lệ, chào bán cổ phần riêng lẻ để hoán đổi cổ phần trong sáp nhập doanh nghiệp, hướng dẫn xử lý đối với các vướng mắc về con dấu doanh nghiệp, hướng đẫn đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật: tổ chức khoa học công nghệ công lập, tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội,…

Về hỗ trợ thông qua hội thảo, truyền thông, Cục quản lý đăng ký kinh doanh đã tổ chức 18 chương trình tập huấn, hướng dẫn, tư vấn pháp lý cho các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, các Quận, Huyện, các doanh nghiệp trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Cục cũng đã xây dựng các bộ tài liệu, tờ rơi, video hướng dẫn ứng dụng trên Cổng Thông tin, xây dựng các bài viết hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp tình huống pháp lý trên Cổng Thông tin. Việc vận dụng, kết hợp đa dạng các hình thức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp giúp giảm tải khối lượng văn bản, đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính trong công tác này.

Mở rộng và nâng cấp Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Song song với công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; đã mở rộng và nâng cấp lớn các ứng dụng Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp lên phiên bản 2.1.3.2, cho phép cập nhật các quy trình pháp lý; theo quy định mới, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho Trung tâm dữ liệu TTDL 1 và TTDL 2.

Cùng với đó, Cục tiếp tục triển khai dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử với hơn 100 quy trình được triển khai từ mức độ 3 trở lên, trong đó có 95 quy trình được triển khai ở mức độ 4, đồng thời, thực hiện công khai hóa toàn bộ quy trình đăng ký doanh nghiệp cũng như tình trạng hồ sơ doanh nghiệp trên Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tính từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 11/12/2017, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của cả nước đạt 45,8%, tăng gấp 3,27 lần so với cùng kỳ năm ngoái (14%).

nâng cấp Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Về Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến ngày 18/12/2017 đã có hơn 183 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin.

Về sự tăng trưởng, số lượng truy cập Cổng thông tin của cả năm 2015 chỉ đạt 19 triệu lượt; nhưng đến năm 2016 đã tăng lên đạt 43 triệu lượt và riêng năm 2017; tổng lượt truy cập đạt hơn 105,16 triệu lượt. Từ kết quả so sánh số liệu truy cập Cổng thông tin của các năm; có thể thấy rõ mức độ quan tâm của cộng đồng; đối với Cổng thông tin tăng một cách rõ rệt.

Thực hiện kế hoạch rà soát dữ liệu hàng năm, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; đã tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu đăng ký doanh nghiệp; trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cục tiếp tục phối hợp với cơ quan Thuế; xử lý kịp thời các trường hợp lỗi hệ thống; gửi và nhận giao dịch thuế, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đúng hạn.

Trong năm 2017, trên cơ sở quy định tại Thông tư số 303/2016/TT-BTC; hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí; thuộc ngân sách, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; đã triển khai áp dụng biên lai điện tử thu phí cung cấp thông tin doanh nghiệp; trên Cổng thông tin từ ngày 01/10/2017 và là đơn vị đầu tiên trên cả nước áp dụng. Việc áp dụng biên lai điện tử đã mang lại hiệu quả rất lớn; vừa tạo sự thuận lợi cho bên sử dụng; và bên cung cấp dịch vụ công, đến nay đã có hơn 4.000 biên lai điện tử được phát hành.

Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp phục vụ cho công tác xây dựng chính sách

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tiếp tục duy trì thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin; về đăng ký doanh nghiệp cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, Bộ, ngành; phục vụ cho công tác xây dựng chính sách.

Bên cạnh đó, thông tin về doanh nghiệp cụ thể và vai trò của các cá nhân trong doanh nghiệp; cũng được cung cấp cho các đơn vị; trong và ngoài Bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Trong  năm 2017, tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt so với các năm. Tính đến 20/12/2017, Cả nước có thêm 126.859 doanh nghiệp thành lập mới; với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng; tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.

Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

Trong năm 2017, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên trong rà soát, cập nhật thông tin; để công khai Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; và điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc đăng tải công khai thông tin pháp lý liên quan; đến các lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện; góp phần thể hiện tính minh bạch, an toàn, cạnh tranh bình đẳng của môi trường kinh doanh; đồng thời, khẳng định vai trò của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong việc cung cấp nguồn thông tin chính thống về doanh nghiệp; phục vụ cho lợi ích của Nhà nước và xã hội. 

công tác năm 2017 của cục quản lý đăng ký kinh doanh

3. Định hướng công tác đăng ký kinh doanh trong thời gian tới (Cục quản lý đăng ký kinh doanh)

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh dự kiến những nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2018 như sau:

– Tiếp tục hướng dẫn nghiệp vụ công tác đăng ký doanh nghiệp; đồng thời nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật trong đăng ký doanh nghiệp; để tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện. Hoàn thành trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung; một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn thi hành.

– Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả; phối hợp, trao đổi và khớp nối dữ liệu; về tình hình doanh nghiệp với cơ quan Thuế. Phối hợp với Tổng cục Thuế xây dựng Hệ thống Thông tin trao đổi, đăng ký Hợp tác xã.

– Chỉ đạo các địa phương có các giải pháp tích cực khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; để tiết kiệm thời gian, chi phí và minh bạch hóa nền hành chính quốc gia; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. 

– Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ đăng ký kinh doanh; từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh trên cả nước; phục vụ tốt hơn cho yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

– Tăng cường công tác giám sát; về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Nâng cao chất lượng Bộ chỉ số đánh giá việc; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương; đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính công tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!