Luôn nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp

luôn nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp

Từ năm 1990, khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời, công tác đăng ký kinh doanh (ĐKKD) đã trải qua gần một phần tư thế kỷ, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân. Hai mươi lăm năm đã trôi qua, những người làm công tác ĐKKD đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thời do Trọng tài kinh tế nhà nước cấp phép rồi chuyển sang Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy Chứng nhận.

Giai đoạn của Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1990 với cơ chế “xin phép, cấp phép” còn mang nặng tính “xin-cho” của tiền kiểm, chưa thực sự tạo động lực phát triển doanh nghiệp. Chỉ đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời với tư duy đổi mới yêu cầu tự kê khai, tự chịu trách nhiệm và chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” trong đăng ký kinh doanh, nhờ đó đã tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp chủ động, linh hoạt và là cơ sở tạo sức bung trong phát triển kinh tế tư nhân.

Chỉ trong 5 năm (2000-2004) đã có 120 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 8,5 lần so với giai đoạn 10 năm (1991-1999).

Bước sang năm 2006, khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế đã vào cùng một sân chơi chung, có cả những thành công và những đổ vỡ, thất bại – đó cũng là quy luật của nền kinh tế thị trường. Và bây giờ, đến giai đoạn của Luật Doanh nghiệp 2014, có thể thấy rõ tư duy quản lý đã có sự thay đổi cơ bản: là thời của nhà nước điều hành sang nhà nước “kiến tạo phát triển”, của “cầm lái” chứ không phải “bơi chèo”, của ứng dụng cao nhất công nghệ thông tin, của Chính phủ điện tử cấp độ 3, cấp độ 4… 

          Để hiểu được “nghề” đăng ký kinh doanh, cần hiểu khái niệm cơ bản của “đăng ký” trong các quan hệ hành chính. Theo sự diễn giải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thì “đăng ký” là công việc của cơ quan nhà nước đứng ra thực hiện việc ghi nhận hoặc xác nhận về một hoạt động, một sự việc, một tài sản… nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người được đăng ký cũng như của tổ chức, cá nhân đứng ra đăng ký. Tuy vậy, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào có quy định chính thức về khái niệm “đăng ký” như cách hiểu trên.

Trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, nghiệp vụ “đăng ký doanh nghiệp” (ĐKDN) được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:

Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”.

Luật Doanh nghiệp 2014 cũng nêu: “Giấy chứng nhận ĐKDN là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về ĐKDN”.  Như vậy, nhiệm vụ “đăng ký” của cơ quan ĐKKD chỉ là ghi lại những gì mà người dân, doanh nghiệp cung cấp tại hồ sơ, và vì thế, nhiều người đã cho rằng, công việc như vậy thật đơn giản, ai mà chả làm tốt được. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy!

Công tác đăng ký kinh doanh không đơn giản là chỉ khai sinh ra một pháp nhân mà luôn song hành cùng cả vòng đời của doanh nghiệp. Mỗi pháp nhân có đời sống riêng. Pháp nhân (con người pháp luật) ấy có thay đổi, bổ sung, có mua, có bán, có lúc tăng trưởng, có lúc lụi bại, giải thể, xóa tên thậm chí là phá sản…Đó cũng là quy luật của sự chọn lọc và phát triển.

Kể từ sau ngày 01/7/2015, công tác đăng ký doanh nghiệp sẽ càng thách thức hơn khi cơ quan ĐKKD

Phải thực hiện đăng ký cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đăng ký chuyển đổi từ Giấy chứng nhận đầu tư kiêm đăng ký kinh doanh thành Giấy chứng nhận ĐKDN với rất nhiều tồn đọng, vướng mắc thậm chí là có cả “sai sót” qua nhiều thời kỳ của khối doanh nghiệp này.

Cùng với đó, nhiệm vụ về “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” cũng được giao cho cơ quan đăng ký kinh doanh tham mưu, đề xuất, trong đó có rất nhiều trường hợp phức tạp, khó xử lý. Không chỉ vậy, mỗi khi doanh nghiệp “có vấn đề” về kinh doanh hay kể cả nội bộ doanh nghiệp có mâu thuẫn v.v… thì từ các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến doanh nghiệp đều muốn “lôi” cơ quan đăng ký, “cán bộ đăng ký” vào để tham gia xử lý, giải quyết.

Tất cả những thử thách ấy, ngay cả người làm lâu trong ngành nếu không tự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, không thường xuyên nghiên cứu, cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ v.v. thì vẫn có thể mắc sai lầm. Cũng bởi lẽ đó, có cán bộ làm đăng ký kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm thường chọn giải pháp là “báo cáo, xin ý kiến cấp trên”, làm kéo dài thời gian xử lý công việc v.v. Nhiều trường hợp với người có kinh nghiệm nhưng thiếu bản lĩnh, thiếu cẩn trọng, hoặc không tìm ra biện pháp xử lý thích hợp nên đã bị vướng và những sự vụ phức tạp, khó tháo gỡ.

trưởng phòng ĐKKD Hải Dương
Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng ĐKKD Hải Dương

Rõ ràng quá trình cải cách trong 10 năm qua đã thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng chủ động, tự tin thực hiện các thủ tục, khai hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo tinh thần “tự kê khai, tự chịu trách nhiệm” (Cộng đồng doanh nghiệp).

Dù “thuộc bài” thế, nhưng khi gặp phải vướng mắc pháp lý thì doanh nghiệp thường cho rằng do cơ quan ĐKKD đã “cấp phép”, đã “quyết định” rồi “cho phép”, “đồng ý”… cho doanh nghiệp làm nên trách nhiệm thuộc về cơ quan ĐKKD. Tuy nhiên, đấy mới là điều kiện “cần”, bởi trách nhiệm của cơ quan ĐKKD là “ghi nhận” những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, khi gia nhập “cuộc chơi” của thị trường thì trách nhiệm của doanh nghiệp là tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật trong suốt “cuộc chơi” đó.

Nhiều doanh nghiệp đã cố tình phớt lờ nghĩa vụ của mình đã được quy định rõ tại Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành đó là: Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đầy đủ điều kiện trong suốt quá trình hoạt động của mình. Giấy chứng nhận ĐKDN không phải là giấy phép kinh doanhGiấy phép kinh doanh hay điều kiện kinh doanh do cơ quan quản lý chuyên ngành quy định.

Ví dụ, khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề Khai thác khoáng sản, điều này không có nghĩa doanh nghiệp được phép kinh doanh ngay, mà doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở kinh doanh khai thác khoáng sản và được cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép “khai thác khoáng sản”.

Việc ĐKKD, nhiều khi chỉ là phần nổi của tảng băng, phải có con mắt nhìn thấu cả tảng băng chìm bên dưới để hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng, làm tốt, cũng chính là hoàn thành chức năng hướng dẫn của người làm đăng ký (Cộng đồng doanh nghiệp).

Trong không ít trường hợp, người làm đăng ký không chỉ xem xét hồ sơ hợp lệ; là đăng ký mà phải có nghiệp vụ của một “trọng tài”, giúp “cầm cân nảy mực” cho cuộc chơi; hay là một “điều tra viên” bất đắc dĩ hoặc một nhà “thương thuyết”, “hòa giải viên”; có lúc cần khúc triết, chắc chắn, mỗi câu, mỗi chữ; đều có trích dẫn điều khoản tương ứng của pháp luật liên quan; không khác gì một luật sư hay một cán bộ làm trong ngành tòa án,…

Nhiều trường hợp khi doanh nghiệp có vi phạm; việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính tỏ ra “bất lực”; không ít cơ quan hành chính nhà nước liền nghĩ ngay; đến việc yêu cầu cơ quan ĐKKD thu hồi ngay Giấy Chứng nhận ĐKDN. Có những yêu cầu rất cấp bách, nhưng việc thu hồi lại cần phải xem xét; cân nhắc bởi thu hồi “Giấy CN ĐKDN” của một pháp nhân doanh nghiệp nghĩa; là đã “khai tử” pháp nhân đó khỏi “đời sống pháp lý”. Khi đó, cơ quan ĐKKD lại phải kiên trì báo cáo, giải thích để xử lý; theo nghiệp vụ pháp lý đã quy định, lúc ấy thực sự cần phải có bản lĩnh; và cái tâm của nghề nghiệp.

Không ít công việc khác, cán bộ đều có thời gian nghiên cứu hồ sơ, tổ chức họp (có khi là họp liên ngành)

Rồi báo cáo, xin ý kiến cấp trên, nếu có rủi ro thì thường là trách nhiệm của tập thể; với hàng chục chữ ký trong các biên bản, thông báo v.v… Riêng đối với cán bộ làm công tác ĐKKD nghe câu hỏi là phải trả lời ngay; đọc hồ sơ là phải trả lời được có hợp lệ hay không, ra kết quả là phải đúng ngay; và hầu như đó là các quyết định của cá nhân! Cán bộ ĐKKD hầu như không có thời gian, cơ hội để chuyển; kính chuyển hay chờ xem xét, nghiên cứu…

Vì thế người cán bộ ĐKKD thường phải làm việc rất chuyên nghiệp và thẳng thắn. Các hội nghị, cuộc họp liên quan đến ĐKKD luôn rất sôi nổi, đi đến tận cùng; mà không kiêng nể, e dè như thường thấy ở các cuộc họp khác. Cán bộ làm công tác ĐKKD không thể ậm ờ cho qua chuyện, nói nhưng không làm được; vì bản chất câu trả lời của ĐKKD là Có hoặc Không và phải giải trình; được với từng quyết định “Có” hoặc “Không” ấy. Điều này đã tạo thành một thói quen, một tác phong chuyên nghiệp; không ngại yêu ghét, cứ đúng luật là làm…

Đây là một phẩm chất tốt cần xây dựng trở thành nét văn hóa trong đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ làm đăng ký kinh doanh và nên được tham khảo, nhân rộng và phát huy sang nhiều lĩnh vực khác, nhất là những lĩnh vực giải quyết Thủ tục hành chính cho người dân.

Hiện nay, với hơn 60 cán bộ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; hơn 600 cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố; và cứ tạm tính có khoảng 700 cán bộ làm công việc này ở cấp huyện; thì chúng ta mới chỉ có gần 1400 cán bộ ĐKKD đang hàng ngày âm thầm cống hiến; đóng góp không hề nhỏ vào sự ra đời, tồn tại, phát triển; kể cả là việc rời bỏ thị trường đúng pháp luật; của hàng triệu doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Họ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rất sát sao của các cấp, các ngành, của Lãnh đạo; từ TW đến các địa phương, của Sở KH&ĐT và các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

Đồng thời, họ luôn được sự sát cánh phối hợp thường xuyên, chủ động; tích cực của ngành thuế, công an, các Bộ, ngành, địa phương, sự giúp đỡ; của các chuyên gia quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp, các luật sư .v.v. Cán bộ của tất cả các phòng ĐKKD đang tác nghiệp cùng lúc trên Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp, thời gian tới sẽ mở rộng việc đăng ký; trên hệ thống tương tự như vậy đối với cấp huyện. Chỉ tính riêng lượng công việc liên quan đến thao tác nghiệp vụ; như là hướng dẫn cho khách hàng, nghe điện thoại, trả lời email, thao tác; trên hệ thống, in ấn, cung cấp tài liệu, bản sao giấy chứng nhận, thông báo… Thì đã thấy đòi hỏi về kỹ năng đối với người cán bộ ĐKKD là rất lớn.

Đó là chưa kể đến những yêu cầu về tham mưu xây dựng chính sách (Cộng đồng doanh nghiệp)

Đóng góp ý kiến xây dựng luật, các văn bản hướng dẫn luật của TW; đề xuất chính sách tại địa phương về lĩnh vực doanh nghiệp; và yếu tố đặc biệt quan trọng là phẩm chất đạo đức tốt. Để trở thành một người cán bộ ĐKKD giỏi, chuyên nghiệp; thì nhất định phải có tầm hiểu biết rộng về luật pháp cũng; như khả năng nắm bắt tình hình thực tiễn về cuộc sống, chính sách, tập quán kinh doanh v.v…; Thực hiện việc phổ biến chính sách pháp luật, xây dựng báo cáo, góp phần thu hút đầu tư; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phối hợp tháo gỡ khó khăn; cho doanh nghiệp cũng như xử lý vi phạm…

Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh là tương đối lớn so với nguồn nhân lực được giao; vì vậy các cán bộ phải chịu sức ép không nhỏ trong xử lý công việc. Cơ quan ĐKKD hầu hết phải làm thêm giờ hàng ngày, ngay cả cả thứ bảy, chủ nhật. Cán bộ đăng ký kinh doanh đã chủ động liên kết, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; giữa các địa phương với nhau bằng rất nhiều phương thức; như điện thoại, thư điện tử bất kể ngày giờ.

Mới đó, lúc “vừa chạy, vừa xếp hàng”, khi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP (Cộng đồng doanh nghiệp)

Chưa ban hành (để tạo hành lang pháp lý) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh); đã chủ động thiết kế Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp hết sức tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế; và cũng đã 5 năm kể từ ngày lần đầu tiên tại Việt Nam; mã số thuế – mã số doanh nghiệp; được cấp tự động cho doanh nghiệp thành công tại tỉnh Hải Dương… Với tổng thời gian 25 năm nghề ĐKKD hay 5 năm của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; quãng thời gian không dài nhưng những thành tựu về ĐKKD trong thời gian qua; đã được các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Các báo cáo từ các tổ chức quốc tế và trong nước cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp; luôn đánh giá lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp xếp thứ nhất; về mức độ hài lòng so với lĩnh vực khác… Sự đánh giá tốt đẹp đó làm cho những người làm công tác ĐKKD; mang trong mình cái “nghề đăng ký” thấy được động viên và khích lệ rất nhiều.         

Trong giai đoạn mới, giai đoạn của chữ ký số, giai đoạn; mà quyền tự quyết của người dân, doanh nghiệp… Ngày càng được tôn trọng, giai đoạn của đăng ký kinh doanh; cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt trong nước hay nước ngoài .v.v; Người cán bộ làm công tác ĐKKD nhất định sẽ tâm huyết hơn, sâu sắc hơn, bài bản; chuyên nghiệp hơn với nghề nhằm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp; góp phần đưa đất nước Việt Nam hội nhập gần hơn với thế giới.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!