Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 714/QĐ-TTg về Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, bao gồm 6 Cơ sở dữ liệu, trong đó có Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ưu tiên triển khai các CSDL cốt lõi – yêu cầu tất yếu nhằm hướng tới phát triển chính phủ điện tử (Cơ sở dữ liệu quốc gia)

Hiện nay, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử của các Bộ, ngành hầu như mới chỉ tập trung vào mục tiêu quản lý nhà nước của từng ngành, từng lĩnh vực mà chưa đặt vấn đề về kết nối, chia sẻ thông tin chung giữa các cơ sở dữ liệu hoặc đã có ý tưởng về việc kết nối, chia sẻ thông tin nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm. Do đó, vẫn tồn tại tình trạng cục bộ, chia cắt, thiếu thống nhất về thông tin trong các cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực.

Nhiều cơ sở dữ liệu còn có các trường thông tin trùng lặp dẫn đến lãng phí nguồn lực về tài chính cũng như con người, gây phiền toái cho người dân do phải nhiều lần cung cấp thông tin trùng nhau theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Xuất phát từ thực tế đó, việc ban hành Danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai là một quyết định quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển chính phủ điện tử, hướng tới một nền hành chính quốc gia hiện đại và hoạt động hiệu quả.

Theo Quyết định số 714/QĐ-TTg, 6 Cơ sở dữ liệu quốc gia nằm trong Danh mục này bao gồm:

CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), CSDL quốc gia về Dân cư (Bộ Công an), CSDL Đất đai quốc gia (Bộ TN&MT), CSDL quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số (Bộ KH&ĐT), CSDL quốc gia về Tài chính (Bộ Tài chính), CSDL quốc gia về Bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Đây được coi là các cơ sở dữ liệu cốt lõi, là tài nguyên thông tin cần được chú trọng phát triển để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.

Tổ chức thực hiện việc phát triển các CSDL quốc gia được ưu tiên triển khai

Quyết định số 714/QĐ-TTg nêu rõ, các cơ quan chủ quản CSDL quốc gia được đề xuất xây dựng mới, hoặc điều chỉnh, bổ sung trình cấp thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về CSDL quốc gia do mình chủ trì; xác định đặc điểm, thuộc tính dữ liệu của CSDL quốc gia theo nguyên tắc không chồng lấn thông tin với CSDL quốc gia đã hoạt động; rà soát, đối chiếu dữ liệu đối với các CSDL thành phần CSDL quốc gia mà không thuộc phạm vi quản lý của mình.

Để vận hành CSDL quốc gia, các cơ quan chủ quản thường xuyên rà soát, hiệu chỉnh, cập nhật CSDL quốc gia thông qua quy trình, thủ tục hành chính bảo đảm tính kịp thời, chính xác, phản ánh đầy đủ thông tin biến động và yếu tố thời gian của dữ liệu

Kiểm tra định kỳ việc thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo mật cơ sở dữ liệu quốc gia, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin và phù hợp với đặc điểm, tính chất và giá trị thông tin được lưu trữ. Có giải pháp đồng bộ về sao lưu, dự phòng, khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu, các giải pháp kỹ thuật khác về bảo đảm hiệu suất vận hành và sẵn sàng hệ thống ở mức độ cao.

Đối với việc cập nhật CSDL quốc gia, các cơ quan chủ quản tiếp nhận; xử lý các yêu cầu khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia của tổ chức; cá nhân dưới các hình thức tra cứu thông tin trực tuyến, biểu mẫu điện tử; trên cổng thông tin điện tử chính thức hoặc theo phiếu; yêu cầu cung cấp thông tin tại bộ phận tiếp nhận; hướng dẫn tổ chức, cá nhân kết nối các hệ thống thông tin của mình; vào cơ sở dữ liệu quốc gia để truy nhập, trao đổi và chia sẻ dữ liệu.

Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ Thông tin và Truyền Thông, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư như sau:

– Bộ TT&TT hướng dẫn việc thi hành pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu; phối hợp với các cơ quan chủ quản xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn; phương án kỹ thuật và hướng dẫn việc thực hiện kết nối các hệ thống thông tin; cơ sở dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia; bảo đảm sự tương thích, thông suốt và an toàn thông tin; thẩm định thiết kế sơ bộ các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia…

– Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn; kiểm tra việc sử dụng và quyết toán kinh phí; của các dự án xây dựng CSDL quốc gia theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động thu thập thông tin; đào tạo sử dụng và duy trì, vận hành hệ thống thông tin CSDL quốc gia; đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn việc thu phí khai thác; sử dụng dữ liệu từ CSDL quốc gia đối với các đối tượng cần thu phí.

– Bộ KH&ĐT có trách nhiệm bố trí nguồn vốn đầu tư; từ ngân sách nhà nước để xây dựng, mở rộng và nâng cấp các CSDL quốc gia. 

Một số nội dung về Cơ sở dữ liệu quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp do Bộ KH&ĐT xây dựng và vận hành

Được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia; trên cơ sở hợp nhất dữ liệu rời rạc từ 63 địa phương trên cả nước, đến hết năm 2010; Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thiện; trở thành kho dữ liệu chứa đựng thông tin của hơn 800 nghìn doanh nghiệp; đã đăng ký thành lập và là hợp phần cốt lõi của Hệ thống Thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp.

Việc cập nhật thông tin liên tục theo thời gian thực ở 63 tỉnh/thành phố; vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và hoạt động kết nối, chia sẻ, đối soát thường xuyên; với Cơ sở dữ liệu của ngành thuế cho phép nắm bắt được thông tin cập nhật hàng ngày; về tình hình đăng ký doanh nghiệp trên cả nước (bao gồm doanh nghiệp thành lập mới, giải thể; tạm ngừng hoạt động, quay trở lại hoạt động), đồng thời; là cơ sở để thực hiện hợp nhất thủ tục đăng ký kinh doanh; và đăng ký thuế trong một quy trình đăng ký doanh nghiệp duy nhất; giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí gia nhập thị trường.

Sau 5 năm triển khai, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã khẳng định được vai trò quan trọng là một trong những cơ sở dữ liệu; chứa đựng thông tin hữu ích cho công tác quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực; là nguồn thông tin đáng tin cậy trong hoạch định chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, trên cơ sở khung khổ pháp lý mới về đầu tư và doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang tiếp tục; được tích hợp thêm thông tin về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

một số nội dung về Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bên cạnh việc phục vụ công tác quản lý nhà nước, cơ sở dữ liệu quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp cũng đã được chú trọng khai thác; vì mục tiêu minh bạch hóa môi trường kinh doanh. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu đều có thể tiếp cận khối thông tin; có giá trị pháp lý về doanh nghiệp thông qua dịch vụ cung cấp thông tin; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; qua đó, tăng cường sự giám sát của xã hội, bên thứ ba; đối với hoạt động của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển; của cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!