Cần có sự đánh giá, cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam

cần có sự cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam

Trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã nỗ lực hết sức trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm khơi thông các nguồn lực có thể đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với việc chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách thể hiện quyết tâm cao trong việc hỗ trợ và phát triển cộng đồng doanh nghiệp như Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP.

Để có cơ sở đánh giá thực chất về tình hình đăng ký doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sau quá trình triển khai áp dụng các chính sách này, Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã cung cấp một số thông tin liên quan. Dưới đây là nội dung chi tiết.

Câu hỏi: Thưa Cục trưởng, xin Bà cho biết tình hình đầu tư kinh doanh Việt Nam năm 2016 được thể hiện như thế nào dưới góc độ đăng ký kinh doanh?

Cục trưởng Cục QLĐKKD:

Mức độ thuận lợi về khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh của một quốc gia. Tại Việt Nam, cộng đồng trong nước luôn có đánh giá tích cực đối với những cải thiện của lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Kể từ năm 2005 đến nay, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI luôn ghi nhận Gia nhập thị trường là lĩnh vực được cộng đồng doanh nghiệp hài lòng nhất. Tại Báo cáo PCI 2015 cũng khẳng định, Gia nhập thị trường là một trong những lĩnh vực có bước tiến lớn nhất và cũng đạt điểm số cao nhất trong vòng 11 năm điều tra PCI với 8,47/10 điểm.

Số liệu tình hình đăng ký doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2016 cũng đã cho thấy những tín hiệu tốt về tình hình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta, cụ thể là:

– Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục so với cùng kỳ các năm từ trước đến nay.

Trong tháng 10/2016 có 10.314 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn là 81.524 tỷ đồng, tăng 28,2% về số doanh nghiệp và tăng 7,1% về số vốn đăng ký so với tháng 9/2016; trong 10 tháng năm 2016 có 91.765 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn là 710.618 tỷ đồng, tăng 18,3% về số doanh nghiệp và tăng 46,2% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015.

Thống kê theo tháng cho thấy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký của mỗi tháng năm 2016 đều tăng so với cùng kỳ các năm 2015, 2014 (ngoại trừ tháng 2/2016 có số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm so với cùng kỳ năm 2015 do trùng với tháng Tết Âm lịch).

số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục so với cùng kỳ các năm

– Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng mạnh.

Trong tháng 10/2016 có 1.976 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với tháng 9/2016; trong 10 tháng có 22.864 doanh nghiệp, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước.

– Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm mạnh.

Trong tháng 10/2016 có 4.780 doanh nghiệp, giảm 26,4% so với tháng 9/2016; trong 10 tháng có 33.131 doanh nghiệp, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm trước.

– Một số ngành có số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tăng cao trong 10 tháng năm 2016 gồm: Kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp tăng 93,5%, vốn tăng 213,5%); Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (doanh nghiệp tăng 26,5%, vốn tăng 100,7%); Y tế và trợ giúp cộng đồng (doanh nghiệp tăng 55,7%, vốn tăng 33,3%).

Câu hỏi: Cộng đồng trong nước đánh giá lĩnh vực đăng ký kinh doanh rất tốt, tuy nhiên, tại Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2017 do Ngân hàng Thế giới công bố gần đây thì chỉ số Khởi sự kinh doanh của nước ta lại bị đánh tụt 10 bậc. Xin Cục trưởng cho ý kiến về vấn đề này?

Cục trưởng Cục QLĐKKD:

Xếp hạng chung của Việt Nam tại Báo cáo MTKD 2017

Tháng 10/2016, Ngân hàng Thế giới đã công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2017. Tại Báo cáo này, thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá tăng 9 bậc (từ thứ 91 lên thứ 82) và là một trong những  quốc gia có sự cải thiện thứ hạng tốt nhất, sau Brunei (tăng 25 bậc) và Indonesia (tăng 15 bậc). Với thứ hạng này, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, vươn lên đứng thứ 5 trong khối các nước ASEAN.

Về các chỉ số thành phần, có 4 chỉ số tăng hạng là: Bảo vệ nhà đầu tư (tăng 31 bậc), Nộp thuế (tăng 11 bậc), Thương mại xuyên biên giới (tăng 15 bậc), Tiếp cận điện (tăng 5 bậc); các chỉ số còn lại bị giảm thứ hạng là: Khởi sự kinh doanh (giảm 10 bậc), Xin giấy phép xây dựng (giảm 3 bậc), Tiếp cận vốn (giảm 3 bậc), Đăng ký sở hữu tài sản (giảm 1 bậc), Thực hiện các hợp đồng (giảm 1 bậc).

Về thứ hạng Khởi sự kinh doanh của Việt Nam

Ngân hàng Thế giới mô tả quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam bao gồm 09 bước, trong đó có 04 bước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đó là:

(Bước 1) Kiểm tra tên doanh nghiệp, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đồng thời là thủ tục đăng ký thuế tại Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương;

(Bước 2) Làm con dấu doanh nghiệp;

(Bước 3) Đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh;

(Bước 6) Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

05 bước còn lại thuộc phạm vi của Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Về đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với 4 bước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ KH&ĐT, có nhiều điểm chưa thỏa đáng, thiếu chính xác so với khung pháp lý và thực tiễn.

Về bước 1: Kiểm tra tên doanh nghiệp, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đồng thời là thủ tục đăng ký thuế tại Phòng ĐKKD địa phương

Đối với bước này, thông tin về thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; tại Báo cáo MTKD 2017 không phản ánh đúng quy định của pháp luật và thực tế triển khai. Cụ thể, thời gian đưa ra tại Báo cáo là 05 ngày, trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2014; và Nghị định số 78/NĐ-CP đã quy định thời hạn cấp đăng ký doanh nghiệp tối đa là 03 ngày; và trên thực tế theo số liệu thống kê từ Hệ thống Thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp thì hiện nay thời gian trung bình thực hiện thành lập mới doanh nghiệ; đã được rút xuống chỉ còn 2,9 ngày; thời gian trung bình đăng ký thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp là 2,05 ngày.

Về bước 2: Làm con dấu doanh nghiệp (Cải thiện môi trường kinh doanh)

Báo cáo MTKD 2017 mô tả thời gian thực hiện bước này là từ 2-4 ngày. Thời gian này là không chính xác so với thực tế triển khai. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ việc doanh nghiệp; phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an, đồng thời, doanh nghiệp có quyền tự quyết định; về hình thức, nội dung, số lượng con dấu. Bởi vậy, “làm con dấu” không còn là một thủ tục hành chính như trước đây; mà là một giao dịch dân sự giữa doanh nghiệp và cơ sở khắc dấu; và có thể hoàn thành trong thời gian rất ngắn chỉ tính bằng giờ.

Về bước 3: Đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Báo cáo MTKD 2017 mô tả: thời gian thực hiện bước này là 05 ngày; và “doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng con dấu; sau khi nhận được Thông báo mẫu con dấu đã được công bố”; đồng thời đánh giá: quy định này khiến cho việc khởi sự kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Mô tả và đánh giá này hoàn toàn sai; so với quy định pháp lý và thực tế triển khai, cụ thể:

– Về quy trình, Nghị định số 78/NĐ-CP đã quy định rõ: doanh nghiệp; chỉ cần gửi thông báo mẫu con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh; và đây không phải là thủ tục để xin chấp thuận mẫu con dấu. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm đăng tải mẫu dấu của doanh nghiệp; lên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không đưa ra bất cứ “chấp thuận”; hay “Thông báo mẫu con dấu đã được công bố”.

– Về thời gian, theo thiết kế của Hệ thống Thông tin quốc gia về ĐKDN (Cải thiện môi trường kinh doanh)

Ngay sau khi cán bộ ĐKKD tiếp nhận thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp; và ấn nút chấp thuận thì mẫu dấu sẽ được tự động đăng tải lên Cổng Thông tin; không mất thời gian 2-4 ngày như thông tin mà Báo cáo của Ngân hàng Thế giới đưa ra.

– Việc bãi bỏ quy định đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an; cho phép doanh nghiệp tự quyết định về hình thức, nội dung; số lượng con dấu là một trong những điểm cải cách lớn nhất của Luật Doanh nghiệp 2014. Mục đích của quy định đăng tải công khai mẫu dấu trên Cổng Thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp tại Nghị định số 78/NĐ-CP; là nhằm nâng cao tính minh bạch, an toàn của môi trường kinh doanh. Tính đến nay, đã có hơn 130 nghìn mẫu dấu được công bố công khai trên Cổng Thông tin.

Về bước 6: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Theo mô tả tại Báo cáo MTKD 2017, thời gian thực hiện thủ tục này là 05 ngày. Mô tả này là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý cũng như căn cứ thực tiễn vì:

Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 78/NĐ-CP không có quy định này. Trên thực tế, việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp; có thể được thực hiện bằng 02 cách: (1) trực tiếp đến Phòng ĐKKD; để yêu cầu đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy Chứng nhận ĐKDN; hoặc (2) đăng ký đồng thời tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp; (trong trường hợp này, việc đăng công bố sẽ được thực hiện tự động; khi cán bộ ĐKKD ấn nút chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Trong cả 02 trường hợp này, doanh nghiệp đều đã hoàn thành nghĩa vụ; về đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; mà không cần phải chờ đợi kết quả xử lý.

Một số điểm lưu ý khác liên quan đến chỉ số Khởi sự kinh doanh (Cải thiện môi trường kinh doanh)

– Như đã đề cập ở trên, thực tế tại Việt Nam, cộng đồng trong nước; luôn có đánh giá tích cực đối với những cải thiện của lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

– Tại các diễn đàn đăng ký kinh doanh quốc tế (như Diễn đàn Đăng ký kinh doanh khu vực ASEAN; được tổ chức ngày 13/6/2016 tại Hà Nội, Hội thảo Kỹ thuật lần 2 năm 2016; của Diễn đàn Đăng ký kinh doanh khu vực ASEAN tổ chức tại Malaysia ngày 18-19/10/2016); đại diện một số nước cũng đã có ý kiến cho rằng; những đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Báo cáo môi trường kinh doanh hàng năm; đã không cập nhật hoặc không phản ánh đúng thực tế thực hiện tại các nước. Năm nay, một số nước trong khu vực ASEAN; cũng bị đánh giá giảm thứ hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh; là: Malaysia giảm 53 bậc, Brunei giảm 9 bậc, Phillipines giảm 7 bậc.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang