Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

cải cách thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh

Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra ngày 9/5/2020, Văn phòng Chính phủ đã có Báo cáo về công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh

Theo đó, Báo cáo nêu rõ với quan điểm nâng cao chất lượng phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo điều hành xây dựng các thể chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử. Theo đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn kết với xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ chủ trì cùng với các bộ, ngành đã đạt được một số kết quả tích cực.

Thứ nhất, về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, kiểm tra chuyên ngành đã đạt được nhiều bước tiến rất quan trọng.

Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh là một trọng tâm cải cách. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Thứ hai, về cung cấp dịch vụ công, các bộ, cơ quan và địa phương đã có nhiều tiến bộ trong việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đến nay, đã có 58/63 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh để tiếp nhận, xử lý yêu cầu cung cấp dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp và nhận được những phản hồi tích cực về chất lượng phục vụ.

Tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích ngày càng phát huy hiệu quả sau hơn 3 năm triển khai. Theo báo cáo của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, có 39,5% triệu hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích.

Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cũng được đẩy mạnh thông qua việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Từ 8 nhóm dịch vụ công được cung cấp ở thời điểm khai trương, đến nay trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 389 dịch vụ công trực tuyến (160 cho công dân, 229 cho doanh nghiệp).

Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến, trong đó cho phép người dân, doanh nghiệp kê khai, nộp thuế điện tử, đề nghị gia hạn thuế, nộp phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính khi giải quyết thủ tục hành chính và các dịch vụ công khác. Tính đến ngày 07/5/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm.

chung tay cải cách thủ tục hành chính
Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử đã có một số kết quả đáng kể, giúp đổi mới lề lối làm việc trong nội bộ các cơ quan nhà nước.

Được triển khai từ tháng 3/2019, Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan Trung ương và 63 địa phương. Đến nay, gần 1,7 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, theo tính toán sơ bộ, tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm.

Thứ tư, phát huy hiệu quả của các thiết chế tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo điều hành, Tổ công tác, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có những đóng góp thiết thực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhờ sự quyết liệt của Tổ công tác, những đề xuất có chất lượng, khả thi của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và hiệu quả hơn.

Năm 2019, các chỉ số: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) có điểm số trung bình tăng rõ rệt; so với các năm trước. Vị trí của Việt Nam cải thiện đáng kể; trên một số xếp hạng uy tín của các Tổ chức quốc tế.

Cụ thể như: Xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu 2017-2019 tăng 21 bậc; xếp thứ 70/190 quốc gia và vị trí thứ 5 ASEAN; Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0 tăng 10 bậc; từ 77 lên 67/141 quốc gia và xếp thứ 7 ASEAN; Chỉ số phát triển bền vững xếp thứ 57/156 quốc gia, tăng 11 bậc và đứng thứ 3 ASEAN; Tạp chí US News và World xếp Việt Nam đứng thứ 8/80; và thuôc top 10 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư.

Phát huy tinh thần Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ; tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong thời gian tới Chính phủ; đã triển khai nhiều chương trình cải cách với một loạt nhiệm vụ, giải pháp mới. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông qua Nghị quyết về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định; liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; cắt giảm gánh nặng hành chính cho người dân; doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh. Để thực hiện tốt Nghị quyết này, Chính phủ sẽ tăng cường truyền thông; và đối thoại với doanh nghiệp, người dân, huy động sự tham gia tích cực; của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp và các chuyên gia.

Thứ hai, thúc đẩy việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Ngày 8/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP; về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Nghị định giúp tạo cơ sở pháp lý đồng bộ; thống nhất cho việc thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến trên môi trường điện tử

Từ vấn đề xác thực, định danh cá nhân đến quy trình thực hiện, thanh toán trực tuyến; giá trị pháp lý của hồ sơ điện tử, trách nhiệm của các cơ quan; trong xây dựng, kiểm soát chất lượng; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử… Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân, tổ chức trong giao dịch trực tuyến; trong các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ sẽ dành ưu tiên triển khai thực hiện Nghị định này; để sớm đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.

 Thứ ba, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ngoài ra, để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid 19; Dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân; doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; theo hướng rút ngắn quy trình, thời gian, giảm thủ tục thông qua việc kết nối; chia sẽ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

Các dịch vụ công này trên Cổng dịch vụ công quốc gia; sẽ hỗ trợ cho 4 triệu đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn; do đại dịch Covid 19, rút ngắn thời gian thực hiện từ 6 đến 10 ngày làm việc; với từng đối tượng so với cách triển khai trực tiếp.

Bên cạnh đó, tiếp cận dưới góc độ của người dân, doanh nghiệp; Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng đã báo cáo Thủ tướng; một số đề xuất kiến nghị liên quan đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính; để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid 19; trong giai đoạn tới như: đề nghị đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thông qua Chính phủ điện tử; cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tinh giản đến mức tối thiểu các thủ tục hành chính; đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, xuất nhập khẩu…

Để doanh nghiệp có thể tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu nhanh nhất và xuất khẩu thuận lợi nhất; giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với cán bộ các cơ quan nhà nước, hạn chế tiêu cực. Khuyến khích các cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, văn bản qua email; bằng chữ ký điện tử (hợp pháp) của doanh nghiệp; chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; như chấp nhận khai báo thực tế của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ kiểm tra trước thông quan; miễn thu phí các thủ tục hành chính và các dịch vụ công; liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang