Cơ hội và thách thức với cách mạng công nghiệp 4.0

cơ hội và thách thức với cách mạng công nghiệp 4.0

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn, các thông tin của doanh nghiệp được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (địa chỉ: www.dangkykinhdoanh.gov.vn) có giá trị pháp lý như là thông tin gốc; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào trang đó để tra cứu thông tin có giá trị pháp lý của doanh nghiệp. Vậy mà, trên thực tế, ngay cả hầu hết các cơ quan nhà nước cũng còn yêu cầu doanh nghiệp xuất trình Giấy xác nhận bản in có chữ ký, đóng dấu của Phòng Đăng ký kinh doanh khi thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp? Chúng ta ứng xử với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như vậy liệu có ổn không?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Còn được gọi là cách mạng công nghiệp 4.0, mà tâm điểm là sự phát triển Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, tự động hóa, năng lượng tái tạo… đang nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống của con người hơn bao giờ hết. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.

Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng đó là: Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, từ năm 1784 sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất; cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, từ năm 1870 sử dụng năng lượng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn; cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3, từ năm 1969 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất và hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự khởi sắc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cuộc cách mạng Công nghiệp thứ 4 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 3, đó là cuộc cách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước.

Cuộc cách mạng này là một loạt công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, hóa học và sinh học. Đi liền với cuộc cách mạng này là các khái niệm rất mới trên rất nhiều lĩnh vực, như là: kinh tế số, kinh tế chia sẻ, trí tuệ nhân tạo.

Theo hãng tin Bloomberg (dẫn một báo cáo của công ty tư vấn Accenture) thì tại Singapore, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI: viết tắt của artificial intelligence) vào nền kinh tế có thể giúp nâng gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng và tăng mạnh năng suất lao động. Việc áp dụng AI sẽ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đồng thời có thể giữ vai trò là một phương thuốc hiệu quả cho tình trạng năng suất trì trệ và thiếu lao động.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ứng xử của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam

Nhận diện được vấn đề, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật và chủ động triển khai để kịp thời thích ứng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này. Mới nhất là Chỉ thị 16/CT-TTgngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ thị nêu rõ: Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. Chỉ thị này cũng nêu 6 giải pháp, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.

Có thể điểm danh những lĩnh vực có tiếp cận sớm và đang cho kết quả tốt như dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bán hàng trên mạng xã hội v.v., các hệ thống tự động hóa của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI với các sản phẩm công nghệ cao. Xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017, Việt Nam tăng 12 bậc.

Số liệu của Vietnam Report cũng đã cho thấy, tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn

Từ 3-5% tổng số doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với số doanh nghiệp thuộc các ngành như xây dựng, bất động sản hay thực phẩm, song các công ty thuộc ngành viễn thông, tin học và ngày càng có nhiều tiến bộ lớn trong lĩnh vực kỹ thuật số, đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam sẵn sàng trở thành một trong những quốc gia tiến nhanh trong kỷ nguyên mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra.

Như vậy, chúng ta cũng đang có chuyển biến nhanh, tích cực, chủ động chỉ ở một số rất ít lĩnh vực, còn lại hầu hết những lĩnh vực khác là sự chậm chạp, thậm chí bảo thủ đáng lo ngại. Tồn tại rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn, ứng xử lúng túng trước tình hình mới, trước các phương thức kinh doanh mới, phi truyền thống, từ lĩnh vực nông nghiệp đến công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ …

Ngay việc ứng dụng Chính phủ điện tử ở các cơ quan nhà nước cũng chưa được như mong muốn, mới được tốt ở một số ít cơ quan, đơn vị mà chậm ở hầu hết ở phần còn lại. Đơn cử một việc nhỏ, ở một số sở, ngành, thành phố, các cán bộ, công chức sử dụng thành thạo hệ thống thư điện tử và phần mềm để xử lý, trao đổi công việc, thậm chí sẽ không đi họp nếu không nhận được bản bằng điện tử, kể cả khi nhận được bản giấy mời bằng giấy.

ứng xử của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam

Tuy vậy ở hầu hết các tỉnh thành khác, nếu không nhận được bản bằng giấy, có “dấu đỏ” thì cán bộ sẽ không đi họp.

Sự khác biệt tưởng nhỏ nhưng là một khoảng cách rất lớn, là vì nhiều người không muốn vượt qua. Hoặc Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn đã chỉ rõ là; các thông tin của doanh nghiệp được đăng trên Cổng thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp (địa chỉ: www.dangkykinhdoanh.gov.vn) có giá trị pháp lý như là thông tin gốc; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào trang đó; để tra cứu thông tin có giá trị pháp lý của doanh nghiệp.

Vậy mà, trên thực tế, ngay cả hầu hết các cơ quan nhà nước; cũng còn yêu cầu doanh nghiệp; xuất trình Giấy xác nhận bản in có chữ ký, đóng dấu của Phòng Đăng ký kinh doanh; khi thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp? Chúng ta ứng xử với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như vậy liệu có ổn không?

Sự việc được đẩy đến mức, Tổng Cục Hải quan, UBND thành phố Hà Nội v.v. Đã phải có công văn nhắc nhở các đơn vị, cán bộ, công chức; là không được yêu cầu doanh nghiệp lấy giấy xác nhận; nếu thông tin đã được cung cấp trên mạng điện tử. Thời gian tới, Nghị định sửa đổi Nghị định số 78/2015/NĐ-CP; về đăng ký doanh nghiệp; nên có quy định rõ là các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp; xuất trình giấy xác nhận về những nội dung đã được thể hiện trên Cổng thông tin dangkykinhdoanh.gov.vn

Đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, có thể lấy ví dụ từ hai lĩnh vực có sự thay đổi rõ rệt là giao thông vận tải với Uber, Grab và sản phẩm nông nghiệp truyền thống.

Thời gian qua, kinh doanh của các hãng taxi; đã gặp rất nhiều khó khăn khi có sự xuất hiện của Uber, Grab; và đã có nhiều cách lựa chọn khác nhau. Trong đó có cả việc một số hẵng taxi kiện Uber, Grab; một số cơ quan nhà nước không công nhận loại hình kinh doanh này…

Cũng có cách ứng xử khác, chủ của taxi Mai Linh; Ông Hồ Huy cho rằng các hãng không nên đổ lỗi cho taxi công nghệ; vì điều này chỉ thể hiện sự bế tắc trong hoạt động. Thay vào đó, cần tìm lối thoát; để thương hiệu không bị giảm giá trị và rơi vào bờ vực phá sản. Kiện người khác không quan trọng; bằng việc nhìn lại mình xem có thể thay đổi và học hỏi được điều gì từ họ. Mai Linh đã áp dụng tổng đài thông minh; để thay thế cho nhân viên thủ công, giảm đến 50% nhân lực. Cốt lõi là phải thay đổi chính mình.

Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm là câu ca dao nổi tiếng; nói đến sự bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, trời đất, mưa gió… của nghề chăn nuôi, trồng trọt trước kia. Đến nay, đã bắt đầu có việc ứng dụng khoa học công nghệ, trồng cây, nuôi con; với công nghệ mới, giống mới, thậm chí trong nhà kính; không còn phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nữa.

đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều trang trại đã nuôi cá theo công nghệ Mỹ, tạo “sông trong ao”; theo công nghệ Israel .v.v. Tạo ra chất lượng cá rất cao, ít bị dịch bệnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế (Cách mạng công nghiệp)

Tương tự như vậy, cây trồng được gắn chíp điện tử, được tưới nước, bón phân… theo đúng các chu kỳ sinh học – sinh trưởng mà cây trồng; cần phải có, giống y như động vật, đói được cho ăn, khát được cho uống, lạnh; được ủ ấm, chính xác, tiết kiệm, hiệu quả, dường như là cây trồng thực sự biết nói vậy.

Ngày nay, rất đơn giản, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh (smartphone); là có thể truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm nông sản, từ con cá tới lá rau…, từ nơi sản xuất đến phương thức sản xuất, bảo quản, giá thành… Thông tin ghi trên sản phẩm phải chi tiết, cụ thể, chính xác, trung thực; không kém gì ở những sản phẩm có giá trị cao; như chiếc ti vi, tủ lạnh, hay ô tô đắt tiền.

Tuy nhiên vì đầu tư ban đầu tương đối lớn; phần vì tập quán canh tác, nuôi trồng nhỏ lẻ, mạnh ai người ấy làm; phần vì quy hoạch yếu kém, thiếu tính thực tiễn và nhiều nguyên nhân khác nữa; mà việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao không được như mong muốn. Ấy là chưa kể, sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 rồi; mà chúng ta vẫn cứ phải liên tục giải cứu hết các sản phẩm này đến sản phẩm khác?

Thực tế, có người còn nói rằng, ở không ít lĩnh vực Việt Nam mới; ở trình độ cách mạng công nghiệp 2.0???

Trong khi nhiều chủ doanh nghiệp than thương công nhân lắm (khi buộc phải sa thải hàng loạt); nhưng dây chuyền cũ cần đến cả trăm người, nay dây chuyền mới; chỉ cần vài người vận hành robot là xong! Cũng thực tế cho thấy, để có cách mạng công nghiệp 4.0; triển khai quyết liệt là không đủ; mà cần phải tuyên chiến với nạn giấy tờ, “nạn” nay đúng, mai sai; ngày kia lại đúng kiểu hướng dẫn không nhất quán; hướng dẫn không bằng văn bản của không ít cán bộ, công chức.

Một khi đã ứng dụng công nghệ thông tin thì các hành vi hành chính; được lưu thông tin dưới các dạng thức điện tử; có bằng chứng xác thực để thấy cán bộ, công chức làm việc mẫn cán; đúng quy định, trình độ cao hay là ngược lại… Bằng công nghệ cao, việc theo dõi, giám sát cũng hết sức đơn giản, dễ dàng; vậy nên nhiều người không thích ứng dụng; nhưng đây không phải là chuyện thích hay không thích mà là việc nhất định phải làm.

Rõ ràng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này; đang len lỏi vào đời sống của chúng ta hàng ngày, hàng giờ; dù muốn hay không muốn, chúng ta đều phải chấp nhận. Cơ hội nhiều, thách thức lắm, chúng ta cần phải thay đổi từ tư duy, đến nhận thức; nhất là phải hành động thật sự quyết liệt, thật sự mạnh mẽ; trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng 4.0; đang làm xóa nhòa mọi biên giới, phá tan mọi giới hạn; không gian, thời gian, bất chấp mọi thử thách…

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!