Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi.
Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài gần 200km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài…
Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.
Thời gian đầu tái lập tỉnh, với những bộn bề khó khăn, kinh tế Phú Yên có xuất phát điểm thấp so với các tỉnh trong khu vực. Ngày nay, Phú Yên có sự phát triển vượt bậc, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh trong tương lai. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên qua nhiều thế hệ.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2019 đạt khoảng 19.164 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 4.844 tỷ đồng, tăng 28,9%, vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ cá thể 13.351,5 tỷ đồng, tăng 15,1%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 968,5 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ. Kết quả này đã vượt 3,6% so với kế hoạch, tăng 28,7% so với năm 2018 và chiếm khoảng 48% tổng sản phẩm địa phương GRDP.
Trong đó: giá trị đầu tư lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,4% (chiếm tỷ lệ 9,6% tổng vốn); lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng 55,3% (chiếm 38% tổng vốn); lĩnh vực dịch vụ tăng 34,7% (chiếm khoảng 23,9% tổng vốn); hoạt động kinh doanh bất đông sản chiếm khoảng 1,2% tổng vốn và tăng gấp 4,6 lần so với năm 2018.
Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp những tháng đầu năm 2020 của tỉnh Phú Yên cũng chịu nhiều tác động nhưng đến tháng 6 đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn.
I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên
1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:
Tính đến tháng 6/2020, Phú Yên có 2.804 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 4,7% vùng 7 tỉnh miền Trung, chiếm 0,4% cả nước). Phú Yên đang xếp thứ 43 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.
Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Phú Yên có 3,1 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước.
Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.
Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. Phú Yên có 5,5 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động (khoảng 1/3 mức trung bình của cả nước).
2. Về doanh nghiệp thành lập mới:
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Phú Yên có 232 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 4,8% vùng 07 tỉnh miền Trung, chiếm 0,4% cả nước) với số vốn đăng ký là 2.559 tỷ đồng (chiếm 7,5% vùng 07 tỉnh miền Trung, chiếm 0,4% cả nước), tăng 0,4% về số doanh nghiệp và tăng 30,9% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Phú Yên là 1.877 (chiếm 5,0% vùng 07 tỉnh miền Trung, chiếm 0,4% cả nước), tăng 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng Quý II/2020, Phú Yên có 130 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.270 tỷ đồng, tăng 27,5% về số doanh nghiệp và giảm 1,5% về số vốn so với Quý I/2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại Phú Yên là 1.353, tăng 158,2% so với Quý I/2020.
Từ những số liệu trên có thể thấy tinh thần khởi nghiệp tại Phú Yên thời điểm này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng.
Tâm lý e ngại và thận trọng của các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp đã dần bị xóa bỏ. Điều này cho thấy những giải pháp của Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Phú Yên nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp để khôi phục nền kinh tế trong giai đoạn này đã có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, chính quyền tỉnh Phú Yên cần bám sát những chỉ đạo của Chính phủ và sớm thực hiện những giải pháp phù hợp với địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
Tại Phú Yên, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 99 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 5,4% vùng 7 tỉnh miền Trung và chiếm 0,4% cả nước), tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng Quý II/2020, Phú Yên có 40 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 40,3% so với Quý I/2020.
4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:
Trong 6 tháng đầu năm 2020; tại Phú Yên có: 136 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; (chiếm 4,0% vùng 7 tỉnh miền Trung và chiếm 0,5% cả nước), tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019; 64 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; (chiếm 2,2% vùng 07 tỉnh miền Trung và chiếm 0,3% cả nước), giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2019; 38 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; (chiếm 4,7% vùng 07 tỉnh miền Trung và chiếm 0,5% cả nước); tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng trong Quý II/2020, Phú Yên có: 28 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; giảm 74,1% so với Quý I/2020; 38 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26,7% so với Quý I/2020; 13 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 48,0% so với Quý I/2020.
Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Phú Yên có 79 doanh nghiệp không hoạt động; tại địa chỉ đã đăng ký (chiếm 5,0% vùng 07 tỉnh miền Trung và 0,4% cả nước)
Tăng 71,7% so cùng kỳ năm 2019. Riêng Quý II/2020, Phú Yên có 55 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; tăng 111,5% so với Quý I/2020. Đây là các doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.
Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động tại một địa chỉ khác; mà không nằm trong kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước; hoặc đã thực sự rút lui khỏi thị trường. Do đó, tỉnh Phú Yên cần có sự rà soát; để xác định tình trạng thực sự của những doanh nghiệp này; tránh một số hệ lụy không tốt như: doanh nghiệp hoạt động phi chính thức; dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; thất thu thuế của Nhà nước; doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích gây phương hại đến quyền lợi của người lao động…
II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh
– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019; Phú Yên đạt 64,14 điểm, xếp vị trí thứ 42/63, thuộc nhóm Khá.
-Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh; ở Việt Nam (PAPI) của Phú Yên đạt 41,58 điểm;, nằm trong nhóm 16 tỉnh có điểm số Thấp nhất.
– Tại Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX 2019), Phú Yên đạt 77,36%; xếp hạng 60/63, thuộc nhóm C (nhóm thấp nhất, gồm 19 tỉnh, thành phố).
Nhìn vào các chỉ số trên có thể thấy rằng tình hình cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Phú Yên chưa thực sự hiệu quả; chưa tạo được tiền đề để thu hút doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có; để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.