Cụ thể, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 năm 2020 là 13.725 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 139.146 tỷ đồng, tăng 5,9% về số doanh nghiệp và giảm 26,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019, tăng 27,9% về số doanh nghiệp và tăng 23,4% về vốn đăng ký so với tháng 5/2020. So sánh với tháng 4/2020 (thời điểm dịch bệnh ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp và cả nước thực hiện giãn cách xã hội), số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký tăng lần lượt 74,1% và 48,3%. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6/2020 là 100.047 người, tăng 9,4% so với tháng 5/2020 và tăng 38,9% so với tháng 4/2020.
I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 6/2020
1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường
1.1. Doanh nghiệp thành lập mới
Mặc dù dịch Covid-19 gây ra ảnh hướng rất lớn tới kinh tế nước ta, song nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, chúng ta đã cơ bản đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh.
Sau gần 2 tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội đang dần được khôi phục, bước đầu thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vừa phòng chống dịch hiệu quả trong điều kiện bình thường mới. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát chỉ đạo dỡ bỏ giãn cách xã hội của Chính phủ, hạn chế thấp nhất thiệt hại và từng bước đưa việc sản xuất kinh doanh trở lại guồng quay vốn có.
Mặt khác, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ cũng bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng 6/2020, qua đó giúp các ngành xuất khẩu hàng hóa cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam từng bước hồi phục.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội lớn để chuyển mình và phát triển trong thời gian tới nhờ các yếu tố như: Quốc hội thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, EVIPA), chi phí nguyên nhiên vật liệu tiếp tục duy trì ở mức thấp, làn sóng dịch chuyển đầu tư… Do vậy, tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 năm 2020 tiếp tục có sự khởi sắc so với tháng 5 và tháng 4 năm 2020.
– Phân theo lĩnh vực hoạt động
Nối tiếp những tín hiệu tích cực từ tháng 5/2020, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2020, 17/17 ngành nghề kinh doanh đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng. Trong đó, đáng chú ý là những ngành chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tiếp tục có sự gia tăng đáng kể như:
Giáo dục và đào tạo có 362 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 1.609 tỷ đồng (tăng 58,8% về số doanh nghiệp và 133,2% về số vốn so với tháng 5/2020; tăng 168,1% về số doanh nghiệp và 383,3% về số vốn so với tháng 4/2020);
Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 552 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 6.818 tỷ đồng (tăng 45,3% về số doanh nghiệp và 305,9% về số vốn so với tháng 5/2020; tăng 114,8% về số doanh nghiệp và 321,5% về số vốn so với tháng 4/2020);
Kinh doanh bất động sản có 701 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 40.674 tỷ đồng (tăng 44,5% về số doanh nghiệp và 41,5% về số vốn so với tháng 5/2020; tăng 84,5% về số doanh nghiệp và 5,9% về số vốn so với tháng 4/2020);
Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 695 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 3.155 tỷ đồng (tăng 41,3% về số doanh nghiệp và giảm 8,6% về số vốn so với tháng 5/2020;tăng 81,9% về số doanh nghiệp và 38,6% về số vốn so với tháng 4/2020);
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 94 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 224 tỷ đồng (tăng 38,2% về số doanh nghiệp và giảm 51,1% về số vốn so với tháng 5/2020; tăng 129,3% về số doanh nghiệp và giảm 61,2% về số vốn so với tháng 4/2020);
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 300 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 5.998 tỷ đồng (tăng 26,1% về số doanh nghiệp và 86,0% về số vốn so với tháng 5/2020; tăng 127,3% về số doanh nghiệp và 251,5% về số vốn so với tháng 4/2020).
Những ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng 6/2020 như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 4.577 doanh nghiệp (chiếm 33,3%); Xây dựng có 1.722 doanh nghiệp (chiếm 12,5%) và Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.682 doanh nghiệp (chiếm 12,3%) đều có sự gia tăng về số doanh nghiệp thành lập mới với tỷ lệ lần lượt là 26,9%; 20,0%; 19,6% (so với tháng 5/2020) và 68,6%; 60,9%; 48,3% (so với tháng 4/2020).
– Phân theo địa bàn hoạt động
Trong tháng 6/2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tiếp tục đà tăng so với tháng 5/2020 trên cả 6 khu vực, cụ thể: Đông Nam Bộ có 5.643 doanh nghiệp (tăng 32,8%); Đồng bằng Sông Hồng có 4.071 doanh nghiệp (tăng 31,8%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 2.005 doanh nghiệp (tăng 28%); Đồng bằng Sông Cửu Long có 957 doanh nghiệp (tăng 11,0%); Trung du và Miền núi phía Bắc có 526 doanh nghiệp (tăng 17,1%) và Tây nguyên có 523 doanh nghiệp (tăng 1,8%).
1.2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6/2020 là 4.998 doanh nghiệp, tăng 133,9% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 1,1% so với tháng 5/2020 và tăng 31,2% so với tháng 4/2020. Mặc dù số doanh nghiệp tái gia nhập thị trường giảm nhẹ so với tháng 5/2020 nhưng vẫn duy trì mức tăng cao so với tháng 4/2020.
Trong đó, một số ngành dịch vụ chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh tiếp tục có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với tháng 5/2020: Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 304 doanh nghiệp (tăng 24,6%); Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác với 307 doanh nghiệp (tăng 13,7%); Vận tải kho bãi với 259 doanh nghiệp (tăng 11,6%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 58 doanh nghiệp (tăng 7,4%).
Có thể nói việc tiếp tục kiểm soát ổn định tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cùng những giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa có hiệu quả đã tác động tích cực đến tình hình doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong tháng 6/2020. Đặc biệt, các ngành nghề dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực du lịch như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có mức gia tăng ấn tượng về số doanh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Những tác động dai dẳng của dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới bức tranh về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 6/2020, thể hiện qua những số liệu trái chiều về doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Mặc dù số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn có chiều hướng giảm mạnh so với tháng 5 và tháng 4/2020, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể lại có xu hướng tăng nhanh. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
2.1. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 6/2020 là 3.217 doanh nghiệp, giảm 3,7% so với tháng 5/2020 và giảm 21,9% so với tháng 4/2020. 7/17 ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn giảm so với tháng 5/2020. Các ngành nghề vốn chịu tác động lớn của dịch bệnh đều có xu hướng giảm mạnh về số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn so với tháng 5 và tháng 4/2020:
Hoạt động dịch vụ khác với 36 doanh nghiệp (giảm 35,7% so với tháng 5/2020 và giảm 45,5% so với tháng 4/2020); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 22 doanh nghiệp (giảm 15,4% so với tháng 5/2020 và 65,1% so với tháng 4/2020); Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 220 doanh nghiệp (giảm 13,7% so với tháng 5/2020 và giảm 48,2% so với tháng 4/2020); Giáo dục và đào tạo với 68 doanh nghiệp (giảm 8,1% so với tháng 5/2020 và giảm 32,0% so với tháng 4/2020); Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác với 192 doanh nghiệp (giảm 12,3% so với tháng 5/2020 và giảm 32,6% so với tháng 4/2020).
Bên cạnh sự gia tăng của số doanh nghiệp gia nhập thị trường, đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp đã phần nào vượt qua được những thử thách và tận dụng khoảng thời gian dịch bệnh được kiểm soát để tìm ra những cơ hội mới.
2.2. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể trong tháng 6/2020 là 3.843 doanh nghiệp, tăng 24,7% so với tháng 5/2020 và tăng 77,4% so với tháng 4/2020; Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.368 doanh nghiệp, tăng 42,2% so với tháng 5/2020 và tăng 39,6% so với 4/2020. Những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh trong những tháng đầu năm vẫn tiếp tục thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Trong ngắn hạn, dự kiến số lượng doanh nghiệp chờ giải thể và giải thể sẽ tiếp tục gia tăng. Số liệu này sẽ có xu hướng giảm dần trong dài hạn nếu các gói hỗ trợ của Chính phủ được triển khai một cách có hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tình hình dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát tốt.
2.3. Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Trong tháng 6/2020, số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 5.146 doanh nghiệp, tăng 48,2% so với tháng 5/2020 và tăng 79,7% so với tháng 4/2020. Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.
II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020
Mặc dù tình hình phát triển doanh nghiệp khởi sắc trong tháng 6/2020, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội trong 4 tháng đầu năm 2020 nên nhìn chung tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, thể hiện qua sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, số lao động đăng ký và sự gia tăng của doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn.
Phân tích số liệu 6 tháng đầu năm 2020 và so sánh với thời điểm trước đó, đặc biệt là 4 tháng đầu năm 2020, có thể nhận thấy sự giảm sút này đang có dấu hiệu chững lại và có xu hướng đổi chiều. Mặc dù vậy, việc xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ hai ở một số nước có thể là mối đe dọa với các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Ngược lại, nếu kịch bản kiểm soát dịch trong nước tiếp tục được duy trì tốt như hiện nay và tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến theo chiều hướng tích cực thì đây sẽ là đòn bẩy thuận lợi cho việc phục hồi và phát triển trở lại của cộng đồng doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường
1.1. Doanh nghiệp thành lập mới
Trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước có 62.049 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ giảm của kỳ 5 tháng và 4 tháng đầu năm 2020 khi so sánh với số liệu của kỳ 5 tháng và 4 tháng đầu năm 2019 (giảm 10,5% và giảm 13,2%). Điều đó cho thấy những tín hiệu tích cực ban đầu của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và kế hoạch phục hồi nền kinh tế nước ta sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 11,2 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019 (5 tháng đầu năm 2020 giảm 6,9% so với 5 tháng đầu năm 2019, 4 tháng đầu năm 2020 giảm 17,9% so với 4 tháng đầu năm 2019). Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn tiếp tục có xu hướng thu hẹp quy mô trong ngắn hạn để đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2020; là 1.681.499 tỷ đồng (giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2019); bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; là 697.089 tỷ đồng (giảm 19,0% so với cùng kỳ năm 2019); và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp; là 984.410 tỷ đồng (giảm 24,9% so với cùng kỳ năm 2019); với 18.041 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn.
Trong đó, 04 ngành có lượng vốn đăng ký; tăng thêm lớn nhất là Xây dựng (197.311 tỷ đồng, chiếm 20,0%) (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020);
Kinh doanh bất động sản (186.949 tỷ đồng, chiếm 19,0%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (137.536 tỷ đồng, chiếm 14,0%); và Công nghiệp chế biến, chế tạo (137.607 tỷ đồng, chiếm 14,0%). Ngành nghề đăng ký giảm vốn chiếm tỷ trọng cao nhất là Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 69.461 tỷ đồng, chiếm 25,1%.
Những tháng đầu năm 2020, tổng lượng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động; giảm so với cùng kỳ năm trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp; đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Sang tháng 5 và tháng 6, các chỉ tiêu đã có nhiều sự cải thiện, doanh nghiệp; đã bắt đầu mạnh dạn trong việc nắm bắt những cơ hội; đầu tư vào sản xuất kinh doanh; tuy nhiên, những ảnh hưởng của dịch bệnh trong Quý I và tháng 4 vẫn là rất lớn; thêm vào đó là tâm lý e ngại của doanh nghiệp; các nhà đầu tư đối với những tác động của làn sóng Covid-19 thứ 2 trên toàn thế giới. Chính vì thế, số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm; vẫn ghi nhận những sự sụt giảm.
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới; trong 6 tháng đầu năm 2020 là 507.233 lao động; giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2019.
– Phân theo lĩnh vực hoạt động (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020):
Có tới 14/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019; đặc biệt đáng chú ý là các ngành: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 37,3%); Hoạt động dịch vụ khác (giảm 33,2%); Kinh doanh bất động sản (giảm 27,0%) và Giáo dục và đào tạo (giảm 20,9%). Đây là những ngành được xem là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; bởi diễn biến dịch bệnh trong giai đoạn này.
Ở xu hướng ngược lại, 03 ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký trong 6 tháng tăng; so với cùng kỳ năm 2019 là Sản xuất, phân phối điện, nước, gas có 1.500 doanh nghiệp (tăng 134,7%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 1.095 doanh nghiệp (tăng 14,1%) và Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 5.555 doanh nghiệp (tăng 0,02%). Một nguyên nhân giải thích cho việc tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập; ở các ngành kinh doanh này là bởi vì đây là những ngành nghề kinh doanh thiết yếu; vì vậy bất chấp sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19; những ngành này vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Phân theo địa bàn (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020):
Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến doanh nghiệp trên khắp cả nước trở nên rõ nét; khi mà 5/6 khu vực trên toàn quốc ghi nhận sự; giảm sút về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Khu vực Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới; đạt cao nhất với 25.512 doanh nghiệp (chiếm 41,1% cả nước) và số vốn đăng ký là 325.169 tỷ đồng. Tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồng với 18.638 doanh nghiệp (chiếm 30,0% cả nước) và số vốn đăng ký là 216.791 tỷ đồng. Tây Nguyên là khu vực duy nhất có số lượng doanh nghiệp thành lập mới; tăng với 2.146 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 3,5% cả nước) và số vốn đăng ký là 20.091 tỷ đồng.
– Phân theo quy mô vốn (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020):
Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn; từ 0 – 10 tỷ đồng với 55.502 doanh nghiệp (chiếm 89,4%, giảm 6,6% so với cùng kỳ 2019). Một điểm đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp thành lập mới; ở mọi quy mô vốn đều đang có sự giảm sút, cụ thể:
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng là 3.328 doanh nghiệp; (chiếm 5,4%, giảm 12,6% so với cùng kỳ 2019); Số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 20 – 50 tỷ đồng là 1.776 doanh nghiệp; (chiếm 2,9%, giảm 6,5% so với cùng kỳ 2019); số doanh nghiệp đăng ký thành lập với quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng là 732 doanh nghiệp; (chiếm 1,2%, giảm 18,7% so với cùng kỳ 2019) và số doanh nghiệp đăng ký thành lập; ở quy mô trên 100 tỷ đồng là 711 doanh nghiệp; (chiếm 1,1%, giảm 24,0% so với cùng kỳ năm 2019).
1.2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020)
Trong những tháng đầu năm nay, đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều khó khăn; áp lực cho nền kinh tế toàn cầu. Không nằm ngoài tác động đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tổn thất; đặc biệt, việc thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 4/2020; đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sang tháng 5 và tháng 6, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng; cộng thêm các tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ; tình hình chung của doanh nghiệp ở nước ta đã có nhiều điểm khởi sắc. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu; năm nay là 25.157 doanh nghiệp, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2020; tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (8.865 doanh nghiệp, chiếm 35,2%, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2019); Xây dựng (3.763 doanh nghiệp, chiếm 15%, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2019); Công nghiệp chế biến, chế tạo (3.136 doanh nghiệp, chiếm 12,5%, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019).
2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Vượt qua những khó khăn trong những tháng đầu năm khi phải đối mặt với tình hình dịch bệnh; diễn biến phức tạp và quá trình giãn cách xã hội; các doanh nghiệp đang bắt đầu vận động và đang có những nước đi mới. Từ đầu tháng 5/2020, cả nước đã ngừng giãn cách xã hội; khởi động lại nền kinh tế và bắt đầu quá trình phục hồi; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ kép. Đến tháng 6/2020, các kế hoạch hồi phục, phát triển kinh tế của nước ta cơ bản; đã đưa vào triển khai, thực hiện.
Đây là thời điểm cả nước tiếp tục bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển mới; các doanh nghiệp bắt đầu khởi động lại việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quãng thời gian từ khi bắt đầu quá trình phục hồi; đến nay còn chưa đáng kể và diễn biến dịch bệnh; trên thế giới vẫn còn diễn biến rất phức tạp; kéo theo tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm có chiều hướng tăng.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, có 56.227 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; (tăng 10,7% so với cùng kỳ 2019), bao gồm: 29.169 doanh nghiệp đăng; ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 38,2%); 19.625 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 10,2%), 7.433 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 5,0%). Trung bình mỗi tháng có 9.371 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
2.1. Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020)
Theo dữ liệu lịch sử thì tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn của 6 tháng hàng năm trong giai đoạn 2015-2019; không có sự đột biến với mức trung bình là 21,6%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; trong ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2020 là 29.169 doanh nghiệp, tăng 38,2% với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh; trong các kỳ 6 tháng giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19; đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm 2019; số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn tăng mạnh ở tất cả 17 lĩnh vực. Trong đó, một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn; có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 là:
Kinh doanh bất động sản (822 doanh nghiệp, tăng 99,5%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (247 doanh nghiệp, tăng 73,9%);
Dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.836 doanh nghiệp, tăng 71,3%); Giáo dục và đào tạo (549 doanh nghiệp, tăng 62,9%); Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng; và các dịch vụ hỗ trợ khác (1.731 doanh nghiệp, tăng 57,1%); Hoạt động dịch vụ khác (404 doanh nghiệp, tăng 53,6%); và Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (1.776 doanh nghiệp, tăng 38,9%). Đây là các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19.
Phân theo địa bàn, tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng; về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cao nhất với 10.135 doanh nghiệp (chiếm 34,7%, tăng 44,4%); tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng với 9.715 doanh nghiệp (chiếm 33,3% cả nước, tăng 34,5%).
2.2. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020)
Trong 6 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; chờ giải thể là 19.625 doanh nghiệp; giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2019. Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp; chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ (7.278 doanh nghiệp, chiếm 37,1%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (2.245 doanh nghiệp, chiếm 11,4%); Xây dựng (2.176 doanh nghiệp, chiếm 11,1%).
Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng doanh nghiệp; chờ giải thể lớn nhất (8.079 doanh nghiệp, chiếm 41,2%); tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Hồng (4.001 doanh nghiệp, chiếm 20,4%); và khu vực Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung (3.956 doanh nghiệp, chiếm 20,2%).
2.3. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020)
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 6 tháng đầu năm 2020 là 7.433 doanh nghiệp; giảm 5,0% so với cùng kỳ năm 2019.
8/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2019; là Kinh doanh bất động sản; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội và Giáo dục và đào tạo; với tỷ lệ tăng lần lượt là 61,5%; 29,8% và 27,1%.
Phân theo vùng lãnh thổ, 02 vùng có số lượng doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng đầu năm 2020; tăng so cùng kỳ năm 2019 là: Đồng bằng sông Hồng (1.846 doanh nghiệp, tăng 14,7%); và Đông Nam Bộ (3.246 doanh nghiệp, tăng 9,4%).
2.4. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (Đăng ký doanh nghiệp tháng 6 2020)
Trong 6 tháng đầu năm 2020, trên cả nước có 22.398 doanh nghiệp; không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh; nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.