Môi trường kinh doanh của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Môi trường kinh doanh của Đông Nam Bộ

 Môi trường kinh doanh của khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có 360.499 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 48,9%, dẫn đầu cả nước về tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, các địa phương có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tập trung nhiều nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (236.503 doanh nghiệp, chiếm 65,6% khu vực); Bình Dương (29.412 doanh nghiệp, chiếm 8,2%); Đồng Nai (21.711 doanh nghiệp, chiếm 6%). Đây cũng là 03 địa phương nằm trong tốp 05 tỉnh có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động cao nhất cả nước.

1. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp

– Về doanh nghiệp thành lập mới

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có 38.600 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 48,7% cả nước) với số vốn đăng ký là 550.610 tỷ đồng (chiếm 55,1%), tăng 2,9% về số doanh nghiệp và tăng 35,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018 (cả nước tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn), dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập mới.

Tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, số lượng thành lập doanh nghiệp mới trong 07 tháng đầu năm 2019 tập trung nhiều nhất ở các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh (25.175 DN, chiếm 65,2% khu vực); Bình Dương (3.779 DN, chiếm 9,8%), Đồng Nai (2.182 DN, chiếm 5,7%); Long An (1.037 DN, chiếm 2,7%). Các địa phương có số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký mới tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2018 là: Tây Ninh (số doanh nghiệp tăng 20,9%, số vốn tăng 179,1%); Bạc Liêu (số doanh nghiệp tăng 20,34%, số vốn tăng 18,5%); Bình Dương (số doanh nghiệp tăng 15,71%, số vốn tăng 21,14%); Vĩnh Long (số doanh nghiệp tăng 15,22%, số vốn tăng 149%).

Một số địa phương cần lưu ý khi có số lượng doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký mới trong 07 tháng đầu năm 2019 cùng giảm so với cùng kỳ năm 2018 là: Kiên Giang (số DN giảm 16,4%, số vốn giảm 13,3%), Bến Tre (số DN giảm 8,1%, số vốn giảm 56,6%); Bà Rịa – Vũng Tàu (số DN giảm 8,9%, số vốn giảm 0,4%).

– Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (Môi trường kinh doanh)

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có 10.233 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 42,1% cả nước), tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2018 (cả nước có 24.289 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 29,9%), dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (6.951 DN, chiếm 67,9% khu vực); Bình Dương (604 DN, chiếm 5,9%); Đồng Nai (472 DN, chiếm 4,6%); Bà Rịa – Vũng Tàu (413 DN, chiếm 4%). Các địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng mạnh nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 trong khu vực là: Vĩnh Long (tăng 62,1%); Tiền Giang (tăng 48,8%); Cà Mau (tăng 43,5%), Bạc Liêu (tăng 42,9%); Bà Rịa – Vũng Tàu (tăng 40,5%).                                                                                              

– Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (Môi trường kinh doanh)

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có 9.039 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 39,1% cả nước), tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, trong 07 tháng đầu năm 2019, cả nước có 23.118 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.315 DN, chiếm 69,9% khu vực); Bình Dương (439 DN, chiếm 4,9%); Đồng Nai (333 DN, chiếm 3,7%); Bà Rịa – Vũng Tàu (330 DN, chiếm 3,7%).

Trong 07 tháng đầu năm 2019, tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có 04 địa phương có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh giảm là Cà Mau (giảm 13,4%); Cần Thơ (giảm 11%); Tiền Giang (giảm 5,8%), Tây Ninh (giảm 1,1%); các địa phương còn lại đều có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng, trong đó, tỷ lệ tăng cao nhất là ở Bạc Liêu (tăng 200%); Vĩnh Long (tăng 71,2%); Bến Tre (tăng 55,9%); Sóc Trăng (tăng 45,8%).

– Về doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký (Môi trường kinh doanh)

Trong 07 tháng đầu năm 2019, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có 5.233 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 56,5% cả nước), tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, cả nước có 9.260 doanh nghiệp giải thể, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm 2018. Tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương có số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (2781 DN, chiếm 53,1% khu vực); Cà Mau (885 DN, chiếm 16,9%, với tỷ lệ tăng đột biến là 643,7% so với cùng kỳ năm 2018).

Bên cạnh đó, trong 07 tháng đầu năm 2019, tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long còn có 10.466 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, trong đó, nhiều nhất ở các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh có 6.103 DN (chiếm 58,3% khu vực); Long An có 876 DN (chiếm 8,4%) và An Giang có 799 DN (chiếm 7,6% khu vực).

Ngoài ra, theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 07 tháng đầu năm 2019 (Môi trường kinh doanh)

Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có 8.262 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (chiếm 39,3% cả nước). Đây là các doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động tại một địa chỉ khác mà không nằm trong kiểm soát của cơ quan QLNN hoặc đã thực sự rút lui khỏi thị trường.

Đề nghị Sở KH&ĐT các tỉnh phối hợp với cơ quan thuế tăng cường rà soát để xác định tình trạng thực sự của những doanh nghiệp này, tránh một số hệ lụy không tốt như: doanh nghiệp hoạt động phi chính thức dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; thất thu thuế của Nhà nước; doanh nghiệp bỏ trốn, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với cơ quan QLNN và không giải quyết quyền lợi cho người lao động…

2. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh

Tình hình giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp tại các tỉnh/TP thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trong 6 tháng đầu năm 2019 được xử lý tương đối tốt, thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN mới là trong vòng 02 ngày, nhanh hơn so với quy định tại Luật Doanh nghiệp (03 ngày làm việc) và lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ cao. Không có tỉnh nào trong khu vực này xử lý hồ sơ bị quá hạn so với quy định tại Luật Doanh nghiệp, trong đó có 06 tỉnh thực hiện trong vòng 01 ngày và 10 tỉnh thực hiện trong vòng 2 ngày.

Về tình hình áp dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, một số địa phương trong khu vực đạt tỷ lệ cao là Bình Dương (98,5%), Thành phố Hồ Chí Minh (76,52%), Đồng Nai (53,04%); các địa phương còn lại đều chưa đạt mức 50%.

TTĐịa phươngThời gian xử lý hồ sơ thành lập mới trung bìnhTỷ lệ hồ sơ đăng ký qua mạng (%)
1An Giang0,8029,83
2Bà Rịa – Vũng Tàu1,9849,94
3Bình Dương1,4998,50
4Bình Phước1,2917,34
5Bạc Liêu0,6612,68
6Bến Tre0,869,33
7Cà Mau1,7514,16
8Cần Thơ2,1848,34
9Hậu Giang2,0916,58
10Hồ Chí Minh1,9976,52
11Kiên Giang1,1311,03
12Long An1,4826,51
13Sóc Trăng1,0731,29
14Tiền Giang1,7125,42
15Trà Vinh0,6426,91
16Tây Ninh1,4017,83
17Vĩnh Long0,9737,03
18Đồng Nai2,1153,04
19Đồng Tháp0,8612,31

Hiện nay, việc hiện đại hóa TTHC trên cơ sở ứng dụng CNTT là xu hướng chung, mang lại nhiều lợi ích như giúp tiết kiệm nguồn lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan QLNN, nâng cao tính minh bạch trong giải quyết THHC (Môi trường kinh doanh)

Do vậy, trong thời gian tới, các địa phương có tỷ lệ xử lý hồ sơ qua mạng thấp như Bến Tre (9,33%), Kiên Giang (11,03%), Đồng Tháp (12,31%), Bạc Liêu (12,68%), Cà Mau (14,16%)… cần có giải pháp quyết liệt hơn để nâng cao tỷ lệ áp dụng phương thức ĐKDN qua mạng điện tử. 

Theo Báo cáo PCI 2018, có 06 địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm số PCI thuộc tốp 10 địa phương cao nhất cả nước là Đồng Tháp (thứ 2), Long An (thứ 3), Bến Tre (thứ 4), Bình Dương (thứ 6), Vĩnh Long (thứ 8), thành phố Hồ Chí Minh (thứ 10). Một số tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long còn đạt điểm số và thứ hạng thuộc nhóm trung bình trong bảng xếp hạng PCI như Hậu Giang (thứ 44), Sóc Trăng (thứ 45), Trà Vinh(thứ 46), Cà Mau (thứ 49), Bình Phước (thứ 61).

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là hết sức quan trọng, do đó, đề nghị các địa phương chú trọng triển khai các giải pháp để cải thiện những hạn chế, nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!