Tình hình Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2019

Tình hình Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2019, cả nước có 10.079 doanh nghiệp thành lập mới giảm 7,0% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập là 151.117 tỷ đồng tăng 53,8% so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 484.032 tỷ đồng tăng 121,9% với 3.998 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng 13,5% so cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế là 635.149 tỷ đồng, tăng 100,8% so với cùng kỳ.

1. Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp trong tháng 01 năm 2019

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 15,0 tỷ đồng, tăng 65,4% so với cùng kỳ.  

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 107.914 lao động, tăng 26,5% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên cả nước là 8.465 doanh nghiệp, tăng 84,5% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 10.804 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 4.767 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.278 doanh nghiệp, trong đó có 7.342 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

Trong 7.342 doanh nghiệp bị thu hồi nói trên có 598 doanh nghiệp không có mã số doanh nghiệp; 137 doanh nghiệp đã giải thể bên cơ quan thuế (nhưng chưa hoàn tất thủ tục bên cơ quan đăng ký kinh doanh); 3.926 doanh  nghiệp ngừng hoạt động không thông báo trên 02 năm; 2.303 doanh nghiệp ngừng hoạt động không thông báo trên 01 năm và 378 doanh nghiệp ngừng hoạt động không thông báo dưới 01 năm.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.802 doanh nghiệp, tăng 16,0% so với cùng kỳ.

2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn trong tháng 01 năm 2019

So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn với cùng kỳ 2018
So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn với cùng kỳ 2018

Số liệu thống kê tại Biểu đồ 1 cho thấy, trong tháng 01 năm 2019 tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tỷ lệ tạm dừng kinh doanh có thời hạn tăng so với cùng kỳ năm trước; trong khi tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và giải thể có sự phân tách giữa các quy mô vốn đăng ký, cụ thể:

– Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới:

So với cùng kỳ năm 2018, quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng cao nhất 50,5% (164 doanh nghiệp); ở chiều ngược lại, quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng có tỷ lệ giảm cao nhất 8,0% (8.930 doanh nghiệp), tuy nhiên đây vẫn là quy mô vốn tập trung doanh nghiệp nhiều nhất, chiếm 88,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 01 năm 2019.

– Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 1 năm 2019 vẫn tập trung chủ yếu tại quy mô vốn đăng ký từ 0-10 tỷ đồng, tuy nhiên quy mô vốn trên 100 tỷ động lại có tỷ lệ tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2018 là 193,3%.

– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:

Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng có xu hướng đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng cao nhất so với cùng kỳ 2018 là 73,0%; trong khi đó, quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh có thời hạn thấp nhất là 2,5%.

– Doanh nghiệp` đã thực hiện giải thể:

Thống kê tại Biểu đồ 1 cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn từ 50-100 tỷ đồng và trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ giải thể so cùng kỳ thấp hơn các quy mô vốn còn lại với tỷ lệ doanh nghiệp giải thể giảm lần lượt là 9,5% và 4,5%.

Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy mô vốn

Số liệu thống kê tại Biểu đồ 2 cho thấy, các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký chủ yếu tập trung tại khu vực doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 4.288 doanh nghiệp (chiếm 90,0% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ thấp nhất là 0,9% (43 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể:
Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể  theo quy mô vốn

Trong tháng 01 năm 2019 cũng ghi nhận số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 11.327 doanh nghiệp (chiếm 92,3% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể thấp nhất so với các quy mô vốn còn lại là 0,8% tương đương 98 doanh nghiệp.

3. Theo vùng lãnh thổ trong tháng 01 năm 2019

–  Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ:

Tình hình doanh nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong tháng 01 năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 có một số đặc điểm như sau:

+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 01/2019 cao, lần lượt là 4.057 doanh nghiệp (chiếm 40,3% tổng số thành lập doanh nghiệp của cả nước) và 3.111 doanh nghiệp (chiếm 30,9%); Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc là hai khu vực có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất lần lượt là 279 doanh nghiệp (chiếm 2,5%) và 379 doanh nghiệp (chiếm 3,8%).

Thống kê tại Biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với cùng kỳ năm trước giảm ở phần lớn các khu vực trên cả nước trừ Đồng bằng Sông Hồng, tuy nhiên tỷ lệ tăng cũng tương đối nhỏ, tăng 1,63% so với cùng kỳ.

+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 87.482 tỷ đồng, chiếm 57,9% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 34.203 tỷ đồng, chiếm 22,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 3.668 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,4% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Về tỷ lệ vốn đăng ký so với cùng kỳ, chỉ 02 khu vực là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ vốn đăng ký giảm so (lần lượt là 18,73% và 3,75%), các khu vực còn lại đều có sự gia tăng so với cùng kỳ.

Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ
Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ
Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong tháng 01 năm 2019, khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 21,6 tỷ đồng/doanh nghiệp;

Tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc đạt 15,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực Đồng bằng Sông Hồng chỉ đạt ở mức thứ tư trong toàn khu vực (11,0 tỷ đồng)… Khu vực Tây Nguyên đã có sự chuyển biến rõ rệt khi xếp thứ ba trên cả nước (13,3 tỷ đồng). Khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ trọng vốn bình quân thấp nhất, chỉ đạt 8,5 tỷ đồng.

+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 32.290 lao động, chiếm 29,9% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 1.705 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký thấp nhất so với các khu vực còn lại, chiếm 1,6% tổng số lao động đăng ký.

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp, trong tháng 1 năm 2009, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 23,4 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 17,9 lao động/doanh nghiệp; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai khu vực có tỷ trọng lao động bình quân thấp nhất cả nước, lần lượt là 6,2 và 7,0 lao động/doanh nghiệp.

– Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo vùng lãnh thổ:
Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ
+ Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

So với cùng kỳ năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 01 năm 2019 tăng đều tại tất cả các khu vực, trong đó Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là hai khu vực có mức tăng cao nhất cả nước, lần lượt là 109,8% và 98,6%.

+ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:

Tháng 01 năm 2019 tại các khu vực đều ghi nhận số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể: Đồng bằng Sông Hồng là khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất cả nước 40,7% (3.688 doanh nghiệp); Đồng bằng Sông Cửu Long và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là hai khu vực có tỷ lệ tăng thấp nhất cả nước, mức tăng lần lượt là 4,9% và 6,1%.

+ Doanh nghiệp giải thể:

Về tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung du và miền núi phía Bắc là hai khu vực duy nhất trong cả nước có tỷ lệ giảm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giảm lần lượt là 15,5% và 14,9%. Trong khi đó, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất cả nước, 63,3% (392 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể).

– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo vùng lãnh thổ
Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo vùng lãnh thổ

Biểu đồ 6 cho thấy Khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai khu vực có số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký lớn nhất trong cả nước, tỷ lệ lần lượt là 35,1% (1.675 doanh nghiệp) và 34,8% (1.657 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể:

Thống kê tại Biểu đồ 7 cho thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể chủ yếu tập trung tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 7.729 doanh nghiệp (chiếm 62,9% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước). Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có tỷ lệ thấp nhất so với các khu vực còn lại, lần lượt là 3,0% (371 doanh nghiệp) và 1,3% (160 doanh nghiệp).

Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể theo vùng lãnh thổ

4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động trong tháng 01 năm 2019

– Theo lĩnh vực hoạt động:

 Tình hình doanh nghiệp thành lập mới chia theo lĩnh vực hoạt động; trong tháng 01 năm 2019; so với cùng kỳ năm 2018 có một số đặc điểm như sau:

+ Về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; tập trung nhiều nhất ở các ngành như: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 3.795 doanh nghiệp, chiếm 37,9%; Công nghệ chế biến, chế tạo có 1.307 doanh nghiệp, chiếm 12,9%; Các ngành, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất là; Vận tải kho bãi có 1 doanh nghiệp, chiếm 0,01%, Khai khoáng có 46 doanh nghiệp, chiếm 0.45%.

Số liệu thống kê tại Biểu đồ 9; cho thấy có 11 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới; giảm so với cùng kỳ năm 2018, bao gồm:

Vận tải kho bãi giảm 99,8%, Khai khoáng giảm 37,8%, Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,9%; Nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 17,1%, Xây dựng và Tài chính ngân hàng bảo hiếm đều giảm 9,0%; Nông lâm nghiệp thủy sản giảm 7,0%, Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và thiết bị hỗ trợ khác giảm 5,0%, Khoa học, cồng nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác giảm 1,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,0%., Bán buôn bán lẻ; sữa chữa ô-tô, xe máy giảm 0,3%.  Các ngành nghề còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tăng; so với cùng kỳ năm trước; trong đó Hoạt động dịch vụ khác có tỷ lệ tăng cao nhất là 21,6%.

Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ
Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ
Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ

+ Một số ngành nghề có số vốn đăng ký lớn nhất là: Kinh doanh bất động sản có 54.294 tỷ đồng, chiếm 35,9% trên tổng số vốn đăng ký; Xây dựng có 23.652 tỷ đồng, chiếm 15,6%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 17.801 tỷ đồng, chiếm 11,7%.  

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp; một số ngành có tỷ trọng cao như: Kinh doanh bất động sản đạt 100,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas đạt 58,1 tỷ đồng; Thông tin và truyền thông đạt 32,7 tỷ đồng.     

+ Về số lao động đăng ký tại các ngành cho thấy, một số ngành thu hút nhiều lao động; gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 51.521 lao động; chiếm 47,7% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 24.838 lao động, chiếm 23,0%.  

Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao hơn; so với các ngành còn lại là: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 39,4 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng có 10,2 lao động/doanh nghiệp.

– Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn và giải thể theo lĩnh vực hoạt động (Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019):

+ Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Thống kê số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phân theo lĩnh vực; cho thấy, trong tháng 01 năm 2019 số lượng doanh nghiệp; chủ yếu tập trung ở các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 3.314 doanh nghiệp; chiếm 39,1% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 1.243 doanh nghiệp, chiếm 14,7% trên tổng số doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.096 doanh nghiệp, chiếm 12,9% trên tổng số doanh nghiệp.         

So với cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp quay; trở lại hoạt động trong tháng 1 năm 2019 tăng ở tất cả các ngành. Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tăng cao là: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (284,6%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (128,6%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (124,2%); Giáo dục và đào tạo (105,6%); Thông tin và truyền thông (101,2%); Vận tải kho bãi (100%).

– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh có thời hạn (Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019):

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 4.125 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 38,2% trên tổng số; Xây dựng có 1.583 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 14,7% trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.371 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,7% trên tổng số;…

 Xét tỷ lệ tăng/giảm, trong tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018; hầu hết các ngành đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng; trong đó các lĩnh vực có tỷ lệ tăng cao là: Kinh doanh bất động sản (82,4%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (75,0%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (46,9%); Thông tin và truyền thông (37,3%); Vận tải kho bãi (35,5%).

tình đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2019
Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo lĩnh vực hoạt động với cùng kỳ
– Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019):

Số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 732 doanh nghiệp, chiếm 40,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 184 doanh nghiệp, chiếm 10,2%; Xây dựng có 178 doanh nghiệp, chiếm 9,9%.

Thống kê tại Biểu đồ 10 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong tháng 01 năm 2019; tăng ở hầu hết các ngành so với cùng kỳ năm 2018; trừ ba ngành có tỷ lệ giảm so với cùng kỳ là: Công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 8,5%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 4,5%) và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 4,2%).

– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019):
tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019
Biểu đồ  11. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo lĩnh vực hoạt động

Biểu đồ 11 cho thấy, số lượng doanh nghiệp không hoạt động; tại địa chỉ đã đăng ký chủ yếu tập trung tại các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 1.602 doanh nghiệp (chiếm 33,6% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); Xây dựng với 689 doanh nghiệp (chiếm 14,5%). Các ngành có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: Khai khoáng (1,1%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (0,7%) và Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,4%).

– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể (Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019):
đăng ký doanh nghiệp tháng 01 2019
Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng chờ hoàn thành thủ tục giải thể theo lĩnh vực hoạt động

Biểu đồ 12 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; chờ hoàn thành thủ tục giải thể tập trung tại các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 4.680 doanh nghiệp (chiếm 38,1% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); Xây dựng với 1.948 doanh nghiệp (chiếm 15,9%); Công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.642 doanh nghiệp (chiếm 13,4%). Các ngành có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: Khai khoáng (0,7%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (0,5%) và Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,3%).

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang