Là một trong những hoạt động thường niên hàng năm được duy trì tổ chức từ năm 2010 đến nay của ngành đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long, năm nay, Hội nghị giao ban ngành đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6 đã được tổ chức vào ngày 26/11/2015 tại tỉnh Sóc Trăng với chủ đề “Thực tiễn triển khai Luật Doanh nghiệp 2014 – Luật Đầu tư 2014 tại địa phương”.
Qua các lần triển khai hội nghị có thể khẳng định đây là một trong những hoạt động hết sức có ý nghĩ
Thực sự cần thiết và quan trọng đối với các cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và ngành đăng ký kinh doanh nói chung. Hội nghị đã và đang trở thành một diễn đàn về công tác đăng ký doanh nghiệp mà qua đó các vấn đề liên quan đến công tác đăng ký doanh nghiệp được các đại biểu phát biểu, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm một cách sôi nổi, thẳng thắn và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
Tham gia tại Hội nghi giao ban lần thứ 6, ngoài các đơn vị là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long còn có sự tham gia của đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị khách mời: đại điện Phòng Đăng ký kinh doanh Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước,… cùng đại điện Cục thuế tỉnh Sóc Trăng; Ban quản lý dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thị xã; Báo chí và Đài truyền hình tỉnh Sóc Trăng.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị giao ban, ÔngPhạm Tiến Hải, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng cho biết
Hội nghị giao ban là một sáng kiến của các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long do Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Long khởi xướng, mục đích của Hội nghị là tạo cơ hội cho các cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp trong khu vực có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đăng ký doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình khởi sự, ra nhập thị trường.
Với việc Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn mới được ban hành, thực tế triển khai tại một số địa phương trong thời gian qua còn nhiều lúng túng, nên Hội nghị giao ban lần này chọn chủ đề “Thực tiễn triển khai Luật Doanh nghiệp 2014 – Luật Đầu tư 2014 tại địa phương” với mục đích sau Hội nghị giao ban việc thực hiện Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn được thuận lợi hơn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh đầu tư thuận lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tiếp sau phần khai mạc, Ông Vương Thành Nam, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh; Sóc Trăng đã trình bày báo cáo về tình hình triển khai Luật Doanh nghiệp 2014; và Luật Đầu tư 2014 tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Những kết quả đạt được sau hơn 04 tháng triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014:
– Kết quả phát triển doanh nghiệp
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố Đồng bằng song Cửu Long, số lượng đăng ký thành lập mới trong những tháng sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực tăng hơn so với những tháng trước của năm 2015 và tăng cao so với cùng kỳ năm 2014, cụ thể: Bạc Liêu cấp mới 84 doanh nghiệp, tăng 27% so cùng kỳ; Sóc Trăng cấp mới 124 doanh nghiệp, tăng 58,97% so cùng kỳ; Đồng Tháp cấp mới 156 doanh nghiệp, tăng 41,8% so cùng kỳ; Tiền Giang cấp mới 165 doanh nghiệp, tăng 25% so cùng kỳ; An Giang cấp mới 186 doanh nghiệp, tăng 20,77% so cùng kỳ.
– Công tác phổ biến Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
Sau khi Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn được ban hành, tất cả các tỉnh đều đã thực hiện công tác phổ biến các Luật và Nghị định trên Cổng thông tin điện tử, tổ chức triển khai quán triệt cho cán bộ công chức trong đơn vị và các sở ngành có liên quan; một số tỉnh còn tổ chức hội nghị để phổ biến các Luật và Nghị định cho doanh nghiệp gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang. Song song đó, các tỉnh cũng tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thuận lợi và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định. Nhìn chung các tỉnh đã làm tốt công tác phổ biến, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các Luật.
– Tình hình chuẩn hóa dữ liệu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Giao ban ngành đăng ký kinh doanh)
Hiện tại một số tỉnh, thành phố đã và đang chuẩn hóa dữ liệu các doanh nghiệp; có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể: Long An; đã chuẩn hóa 583 doanh nghiệp; tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 120 doanh nghiệp; Cần Thơ đã chuẩn hóa 150 doanh nghiệp, chi nhánh; và đã tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 04 doanh nghiệp; Vĩnh Long đã chuẩn hóa 31/31 doanh nghiệp, chi nhánh;
Trà Vinh đã chuẩn hóa 7 doanh nghiệp; Tiền Giang đã chuẩn hóa 77 doanh nghiệp, tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 12 doanh nghiệp; Bến Tre đã chuẩn hóa 47 doanh nghiệp và cấp mới 01 doanh nghiệp; An Giang đã chuẩn hóa 11/14 doanh nghiệp; và tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 06 doanh nghiệp; Sóc Trăng đã chuẩn hóa 10/10 doanh nghiệp; và tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 01 doanh nghiệp.
Những thuận lợi và khó khăn và đề xuất, kiến nghị (Giao ban ngành đăng ký kinh doanh):
– Thuận lợi và khó khăn
+ Thuận lợi
– Việc bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh (chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,…) tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đã giúp giảm tải cho Phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra, xác minh tính hợp lệ của hồ sơ.
– Được sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời và phối hợp kịp thời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên những khó khăn, vướng mắc trong việc hướng dẫn thủ tục về đăng ký kinh doanh, đầu tư đã được khắc phục kịp thời, đúng quy định.
– Sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với Cục Thuế và các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn giúp rút ngắn đáng kể thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công tac hậu kiểm được thực hiện tốt hơn.
– Trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn được Lãnh đạo Sở quan tâm, hỗ trợ để đáp ứng hiệu quả các yêu cầu mới đặt ra.
+ Khó khăn
– Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký kinh doanh đã tăng lên đáng kể tuy nhiên biên chế không tăng, thậm chí giảm trong khi thời gian xử lý hồ sơ doanh nghiệp tiếp tục rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày. Đây là một trong những khó khăn nhất của các Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố Đồng bằng song Cửu Long hiện nay.
– Luật doanh nghiệp 2014 đã được phổ biến rộng rãi nhưng phần lớn cả phía doanh nghiệp lẫn cán bộ công chức chưa hiểu đầy đủ nhưng quy định mới của Luật.
– Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo một bước đột phá mới khi quy định nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế khi doanh nghiệp giao dịch với các đối tác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khi doanh nghiệp liên hệ với một vài cơ quan quản lý nước thì vẫn còn bị yêu cầu phải có Giấy xác nhận ngành, nghề kinh doanh của Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Về công tác cung cấp thông tin, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Cho phép cung cấp thông tin doanh nghiệp theo đề nghị của cá nhân, tổ chức, trong đó có Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; tuy nhiên, thường nội dung điều lệ hoạt động của doanh nghiệp có quy định “ Mọi sao chép, trích lục phải được sự chấp thuận Chủ sở hữu hoặc Giám đốc công ty”. Vì vậy, một số Phòng Đăng ký kinh doanh gặp lúng túng khi cung cấp thông tin doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức (không phải là cơ quan có thẩm quyền có liên quan) vì không biết có vi phạm về giữ bí mật thông tin của doanh nghiệp hay không.
– Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có nâng cấp nhưng một số tính năng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế: chưa lọc được danh sách doanh nghiệp theo điều kiện (dân tộc, giới tính, địa bàn huyện, quy mô vốn điều lệ,..,), chưa thống kê được bao nhiêu doanh nghiệp đăng ký tăng vốn điều lệ với mức tăng là bao nhiêu, …
– Về giao diện sử dụng, đề nghị xem xét, bổ sung tính năng nhập ngành nghề kinh doanh đối với Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, bởi vì hiện nay Hệ thống chỉ cho phép sao chép ngành nghề của doanh nghiệp mẹ, công việc trên gây mất nhiều thời gian khi Chi nhánh chỉ đăng ký có 1 vài ngành nghề, khi đó sau khi thực hiện sao chép lại phải xóa những ngành nghề chi nhánh/địa điểm kinh doanh không đăng ký sẽ mất thời gian hơn.
– Hệ thống phiên bản mới đôi lúc gặp trục trặc, quá trình liên thông với Hệ thống của Cơ quan Thuế vẫn còn gặp trục trặc dẫn đến trả mã số thuế chậm, các giao dịch đôi lúc bị lỗi ko truyền được sang Hệ thống Thuế.
– Đăng ký kinh doanh qua mạng đã triển khai một số tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Sóc Trăng,…); tuy nhiên số lượng doanh nghiệp áp dụng phương thức này chưa nhiều; do các doanh nghiệp chưa có thói quen với việc sử dụng dịch vụ hành chính điện tử; bên cạnh đó thủ tục thanh toán và việc tạo tài khoản đăng ký mất khá nhiều thời gian; so với việc doanh nghiệp đến đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Đề xuất, kiến nghị (Giao ban ngành đăng ký kinh doanh)
– Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh cần tăng cường công tác truyền thông; về Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho cộng đồng doanh nghiệp; đối tác và cơ quan quản lý nhà nước biết, khai thác phục vụ cho yêu cầu của mình; nhằm giảm áp lực cung cấp thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh các tỉnh.
– Cập nhật, hoàn thiện chức năng của Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; đặc biệt là các tính năng tổng hợp báo cáo, cho phép các tỉnh truy xuất; được bảng tổng hợp kết quả đăng ký doanh nghiệp của vùng, cả nước; để so sánh khi báo cáo cho lãnh đạo Sở, UBND tỉnh.
– Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn trong công tác đăng ký kinh doanh; tạo điều kiện cho cơ quan đăng ký kinh doanh ở các tỉnh thành có thể trao đổi nghiệp vụ; và chia sẻ kinh nghiệm trong xử lý các khó khăn vướng mắc.
– Đề nghị Tổng Cục Thuế sớm triển khai hệ thống cấp mã số thuế tự động; khi xử lý hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sau phần trình bày báo cáo của Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sóc Trăng và phần tham luận của đại điện của Phòng Đăng ký kinh doanh Hồ Chí Minh và An Giang, Hội nghị giao ban đã tiến hành thảo luận rất sôi nổi dưới sự điều hành của Ban Chủ tọa với một số nội dung cụ thể:
– Cấp Giấy xác nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Cung cấp Điều lệ doanh nghiệp.
– Yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Đăng ký ngành nghề mua bán hàng hóa theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP.
– Trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
– Xử lý các trường hợp địa điểm kinh doanh chưa có mã.
– Nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi cấp thay đổi.
– Cấp mới và quản lý ngành nghề kinh doanh “Trò chơi bắn cá”.
– Hủy con dấu cũ đã được cấp.
– Chuyển trụ sở doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác,…
Qua phần thảo luận tại Hội nghị, đã có hơn 30 ý kiến tham gia góp ý; của các đại biểu tham dự, trên cơ sở các ý kiến phát biểu, thảo luận tại Hội nghi; và các ý kiến góp ý bằng đường văn bản, Ban Chủ tọa đã tổng hợp; và thống nhất để đưa vào Báo cáo của Hội nghị; những vấn đề chưa được giải quyết tại Hội nghị; sẽ được tổng hợp để xem xét, hướng dẫn trong thời gian tới.
Bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh phát biểu (Giao ban ngành đăng ký kinh doanh)
Kết thúc phiên thảo luận của Hội nghị, đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; đã có bài phát biểu tổng kết hội nghị. Theo đó, Hội nghị giao ban lần này có ý nghĩa quan trọng, nội dung tại Hội nghị; đã bám sát việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2014. Hội nghị là một cơ hội tốt để các cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cùng nhìn lại, đánh giá những mặt; đã làm được cũng như các khó khăn, vướng mắc và những thách thức trong thời gian tới.
Tất cả các ý kiến phát biểu của các đại biểu tại Hội nghị; sẽ được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nghiên cứu, tiếp thu; và có hướng dẫn trong thời gian tới. Cũng qua Hội nghị, thay mặt Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đồng chí Cục trưởng; đã gửi lời cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư; đã dành sự quan tâm tới công tác đăng ký nghiệp trong thời gian qua; và mong trong thời gian tới công tác đăng ký doanh nghiệp; cũng như các cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp tục nhận được sự ủng hộ; và quan tâm hơn nữa của các đồng chí Lãnh đạo Sở.
Kết thúc Hội nghị giao ban lần thứ 6, các địa phương đã thống nhất; và lựa chọn được đơn vị đăng cai Hội nghị giao ban lần thứ 7 tổ chức; vào năm 2016 là thành phố Cần Thơ (Giao ban ngành đăng ký kinh doanh)
Một trong những địa phương có môi trường kinh doanh sôi động; và có số doanh nghiệp đăng ký thành lập lớn nhất; trong các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với những kinh nghiệm và thực tế triển khai của các địa phương; Hội nghị giao ban ngành đăng ký kinh doanh; các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 7; được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào năm 2016 hứa hẹn; sẽ có nhiều điểm sáng mới cũng như những đổi mới, sáng tạo; trong công tác đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
Qua 6 lần tổ chức Hội nghị giao ban ngành đăng ký kinh doanh các tỉnh; thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long: tại Vĩnh Long năm 2010; tại An Giang năm 2011, tại Long An năm 2012, tại Bến Tre năm 2013, tại Đồng Tháp năm 2014; và năm 2015 tổ chức tại Sóc Trăng; cho thấy đây là một điểm sáng, một mô hình điển hình; về tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong công tác đăng ký doanh nghiệp; đối với ngành đăng ký kinh doanh nói riêng và các địa phương nói chung.
Hội nghị giao ban ngành đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long; lần thứ 6 tổ chức ngày 26/11/2015 tại tỉnh Sóc Trăng; với chủ đề “Thực tiễn triển khai Luật Doanh nghiệp 2014 – Luật Đầu tư 2014 tại địa phương”; đã kết thúc thành công tốt đẹp.