Dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ hay còn gọi theo thuật ngữ pháp lý là đại diện sở hữu công nghiệp sẽ thay mặt cho doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ tại các cơ quan Nhà nước.
- Điều 154 và 155 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 năm 2009; - Điều 29a Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010;
1.Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện SHCN:
1.1. Là doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động hợp pháp; cụ thể:
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
– Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
– Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
– Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo pháp luật về khoa học và công nghệ.
– Chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của các tổ chức trên chỉ được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp dưới danh nghĩa của tổ chức mà mình phụ thuộc.
1.2. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
1.3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện SHCN.
2. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (Dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ):
1.1. Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
1.2. Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
3. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ):
3.1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3.2. Thường trú tại Việt Nam;
3.3. Có bằng tốt nghiệp đại học;
3.4. Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên; hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên; hoặc đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp; được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
3.5. Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước; có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
3.6. Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện; sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện